THÔNG TIN CHI TIẾT
Hoa quỳnh hoa đẹp tinh khôi
Các cụ xưa ngắm quỳnh nở vào những đêm trăng sáng là thú vui tao nhã “khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên” , và quỳnh thường cũng chỉ có một màu là màu trắng gọi là dạ quỳnh. Ngày nay, để ngắm quỳnh nở không cần canh đêm, mà quỳnh cũng có nhiều màu rực rỡ hơn gọi là Nhật quỳnh. Những ai yêu hoa quỳnh đã có nhiều lựa chọn hơn, bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về loài hoa có hình dáng khá độc đáo, lạ mắt này bạn nhé!
Người xưa đã từng mê mẩn một loài hoa đẹp tinh khôi chỉ nở vè đêm
Ngắm hoa quỳnh nở về đêm là một trong những thú vui rất hoa
Hoa quỳnh cũng là một loại hoa rất siêng ra hoa
Đặc điểm cây hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh có tên khoa học là Epiphyllum, thuộc họ Xương rồng – Cactaceae, xuất xứ từ Trung Mỹ. Trong tự nhiên, ở các khu rừng nhiệt đới cây quỳnh bám vào thân cây, chỉ sống dựa vòa chất mùn trên vỏ cây chứ không sống ký sinh.
Hoa quỳnh có hai loại Nhật quỳnh và Dạ Quỳnh. Dạ quỳnh thường nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm.
Thuộc họ xương rồng nên cây quỳnh có hình dáng khá đặc trưng. Cây không có lá, Thân cây dài, uốn lượn, chia thành các thùy dẹp và rộng với độ dày khoảng 3-5mm, độ rộng 1-5cm.
Hoa quỳnh thuộc họ xương rồng, có hoa thuộc loại độc đáo
Xem thêm: Hoa nhật quỳnh, Hoa trà việt Nam
Hoa quỳnh cũng có hình dáng độc đáo khác biệt.Hoa quỳnh mọc ở kẽ của những vết khía trên thân. Hoa hình chuông, giống chiếc kèn với 3-5 lớp cánh mềm mỏng như lụa dù bề mặt phủ sáp xếp chồng lên nhau tạo hình viền váy ôm lấy nhị hoa nhiều lớp lộng lẫy. Hoa có nhiều màu sắc từ trắng, hồng, đỏ, vàng, cam… với kích thước lớn đường kính đạt 8-20 cm. Các cánh hoa từ từ hé mở đến khi đạt được kích thước lớn nhất. Hoa quỳnh cũng có hương thơm dịu nhẹ, đặc biệt là dạ quỳnh làm thơm ngát cả không gian. Hoa dạ quỳnh chỉ nở trong một đêm , sáng hôm sau hoa đã tàn, còn nhật quỳnh nở đến 3-4 ngày mới tàn.
Cây quỳnh cũng có quả giống dạng quả thanh long, ăn được, nhưng kích thước nhỏ hơn chỉ khoảng 3-4 cm.
Các nhà khoa học đã lai ghép để có được giống hoa quỳnh nở ban ngày
Có thể quan quan tâm: Các giống hoa hồng cổ
Lợi ích và ứng dụng cây hoa quỳnh
Hoa quỳnh đẹp nhưng sớm nở, chóng tàn, từ đặc tính đó loài hoa này được tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi. Sự mong manh, thanh khiết của hoa còn tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, e ấp của người thiếu nữ.
Trong tự nhiên, cây hoa quỳnh thường được trồng với cành giao – loài cây có lá thoái hóa rụng hết chỉ trơ lại cành. Quỳnh trĩu xuống, cần nơi gác dựa, trồng cạnh giao trông như chỉ có lá như cần nâng niu. Hai loại cây này như hỗ trợ, bổ sung, âm dương hòa hợp trở thành biểu tượng của tình yêu đẹp. Bên cạnh đó khi trồng quỳnh bên giao thì hoa nở sẽ đẹp, rộ với hương thơm nồng nàn hơn.
Cây quỳnh thường được trồng chậu trưng ở ban công cho rủ xuống hoặc để trên giá kệ trưng ở phòng khách hoặc trồng quỳnh cho leo dựa bám vào vật liệu, trồng chậu treo buông rủ trưng hiên nhà.
Ngắm quỳnh nở là thú vui tao nhã, giảm stress. Ngày xưa,vào đêm trăng thanh, mỗi dịp hoa sắp nở các cụ thuộc bậc vương giả thường gọi bạn thân đến chơi nhà, pha trà thơm nghi ngút khói, ngắm hoa nở và hàn huyên chờ đợi hoa khai, nhụy nở, cùng hương thơm dịu dàng. Đó là cách thưởng thức cuộc sống thanh tao.
Cây hoa quỳnh còn xuất hiện rất nhiều trong văn chương ví như Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du:
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao.
-Theo Đông y, hoa quỳnh có tính bình, vị ngọt có nhiều công dụng làm long đờm, chữa ho, mát phổi, cầm máu, tiêu viêm.
Thân cây quỳnh có tính mát, vị chua mặn giúp chống đau, tiêu viêm, tiêu thũng.
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta phơi khô hoa quỳnh để làm thuốc chữa bệnh đái đường, lao phổi ho ra máu, khản tiếng, viêm họng, chữa mụn nhọt, bầm tím da, tử cung xuất huyết.
Cách trồng chăm sóc cây hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh trong tự nhiên có bộ rễ sống rất thông thoáng nên khi trồng quỳnh để cây phát triển tốt, sai hoa, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
– Ánh sáng: Trong tự nhiên cây hoa quỳnh không hút nhựa cây, chỉ sống nhờ vào mùn trên vỏ cây. Tuy sống ở khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có độ ẩm cao nhưng rễ quỳnh không bị thối do rễ không bị ứ đọng nước và cây được che chắn bởi bóng cây chủ lớn. Vì thế nên trồng quỳnh ở nơi râm mát, có ánh sáng khuếch tán tránh bị đốt nóng.
– Nhiệt độ: Cây quỳnh ưa khí hậu mát mẻ, khoảng nhiệt độ thích hợp với cây là 18-28oC.
– Độ ẩm: cây ưa ẩm cao nhưng không chịu được úng.
– Đất trồng: không nên trồng quỳnh bằng đất vườn vì độ thoáng xốp kém. Nên trồng bằng loại đất nhiều mùn, chất hữu cơ và thoát nước tốt. Nếu đất mùn trộn thêm lông vịt, lông gà, xỉ than nữa thì tất tốt.
– Tưới nước: Không nên tưới nước quá thường xuyên làm cho rễ bị úng, chỉ nên tưới vừa ẩm.
– Bón phân: không nên bón cho quỳnh bằng các loại phân có hàm lượng nitơ cao. Nhu cầu phân bón của cây cũng ít.
Điều quan trọng để cây lớn nhanh và nhiều hoa, sau mỗi vụ hoa cuối khoảng cuối tháng 10 cần thay đất mới. Muốn cây ra hoa phải có thời gian chịu hạn,tạo tình trạng khô hạn như xương rồng trên sa mạc: để đất trong chậu khô kiệt liên tục trong 3-4 tuần trở lên tùy thời tiết mỗi nơi, nhưng không để cây héo.
– Sâu bệnh thường gặp: Quỳnh ít bị sâu bênh, chủ yếu bị thối nhũn do quá nhiều nước.
Nhân giống quỳnh hiệu quả bằng cách giâm cành.
Cây hoa quỳnh đẹp – Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh
2.1
(41.43%)
14
vote[s]
(41.43%)vote[s]