Cây sống đời hợp với gia chủ mạng gì?

Cây sống đời là một trong những loài cây cảnh thân thảo được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Không chỉ đẹp, loài cây này còn mang đến rất nhiều ý nghĩa dành cho gia chủ của mình. Cách trồng và chăm sóc cây sống đời cũng không yêu cầu kỹ thuật quá phức tạp. Cùng cây xanh HCM tìm hiểu cây sống đời.

Giới thiệu cây sống đời

Nói đến những loại cây cảnh đẹp mắt có tác dụng làm cảnh và chữa bệnh, cây sống đời luôn là một trong những loại cây được nhắc đến nhiều nhất.

Cây sống đời thuộc nhóm cây phân nhánh, thân thảo. Thân cây có hình dáng tròn làm chủ đạo, lá cây có màu tím hoặc màu xanh đậm. Khi trưởng thành, cây sống đời có thể cao đến 1m. 

Đặc điểm nổi bật của cây sống đời là có nhiều cây con mọc ra từ mép lá. Và lá cây sống đời khá dày vì chúng mọng nước trong đó. Đồng thời có chất dịch nhờn nhờn. Từ cành hoặc thân, lá cây sống đời được mọc ra. Chúng có cuống ngắn và ngoài viền lá có hình răng cưa. 

Frame 4 8 - Cây sống đời hợp với gia chủ mạng gì?

Cây sống đời đẹp mắt là vì chúng ra hoa. Mùa xuân là thời gian hoa của cây sống đời sinh sôi, nảy nở tốt nhất. Hoa của cây sống đời có màu sắc vô cùng đa dạng, từ cam, vàng, cho đến đỏ, hồng hoặc trắng tinh khôi. 

Hoa của cây sống đời mọc thành chùm, các cánh hoa xếp lớp đè lên nhau tạo thành những đóa hoa tươi tắn mọc trên một cán dài và rũ xuống. 

Cây sống đời có tên gọi nào khác?

Ngoài cái tên sống đời, loại cây cảnh này còn có rất nhiều tên gọi khác như: cây trường sanh, thổ tam thất, lạc địa sinh căn, diệp căn sinh, đả bất tử,… Những tên gọi này chắc hẳn khiến không ít người liên tưởng đến những vị thuốc đông y. Thực tế liên tưởng này khá chính xác vì cây sống là một trong những loại cây dùng làm thuốc trị bệnh. 

Cây sống đời dùng để chữa bệnh gì?

Vừa làm cảnh vừa có công dụng trị bách bệnh, trong đó có những căn bệnh khá quen thuộc và ám ảnh đối với không ít người Việt. Một số bệnh Cây sống đời được dùng để chữa.

  • Bệnh phù thũng 
  • Đau lưng, nhức mỏi xương khớp 
  • Mùi hôi dưới cánh tay 
  • Bệnh trĩ, bệnh kiết lỵ 
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc 
  • Nổi mề đay, dị ứng, mụn trứng cá 
  • Viêm xoang, chảy máu cam 
  • Ghẻ lở, mụn nhọt cho trẻ nhỏ 
  • Bệnh sốt xuất huyết 
  • Đau đầu, hạ huyết áp 
  • Trị táo bón 
  • Ho sốt, viêm họng 
  • Viêm tai giữa cấp tính 
  • Viêm đại tràng 
  • Hỗ trợ vết thương mau lành sẹo 

Cách chăm sóc cây sống đời

Kỹ thuật chăm sóc cây sống đời cũng không quá phức tạp. Nếu bạn là người yêu cây cảnh và đã quá quen thuộc với tập tục sinh sống của chúng thì việc chăm sóc cây sống đời sẽ không thể nào làm khó được bạn. Dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc cây sống đời đúng cách, đơn giản nhất.

Tưới nước 

Bạn hãy nhớ một đặc điểm của cây sống đời là chúng ưa ẩm nhưng không chịu được môi trường quá ướt. Vì như thế bộ rễ và lá cây dễ bị úng nước.

Để cấp ẩm cho cây, bạn chỉ cần tưới nước cho cây 2-3 lần/ ngày. Lưu ý là tưới vào đất xung quanh bộ rễ, tưới từ từ để nước để thấm sâu và không bị trữ lại tại một chỗ bất kỳ.

Frame 4 9 - Cây sống đời hợp với gia chủ mạng gì?

Đồng thời không nên tưới nước trực tiếp lên lá cây. Vì như thế nước sẽ bị trữ lại ở các hốc lá, khiến chúng dễ bị úng và thối, hỏng. 

Thay chậu mới 

Cây sống đời cũng cần được thay áo mới bằng cách đổi chậu. Một chiếc chậu mới tinh không bị mầm bệnh đe dọa. Cũng không bị úng nước sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt nhất có thể.

Cắt tỉa chồi 

Nếu bạn muốn cây sống đời ra hoa nhiều và đẹp. Hãy tỉa bỏ chồi ngọn vào những tháng có ban ngày ngắn hơn ban đêm. Cụ thể là tháng 7, tháng 8. 

Tỉa bỏ chồi ngọn là cách kích thích và tập trung chăm sóc những chồi nách để chúng đơm hoa vừa nhanh vừa nhiều. Đặc biệt nếu thời tiết có nhiều mưa, sương, bạn không nên tiến hành tỉa chồi ngọn vì như thế sẽ làm cho cây bị thối hoặc không thể ra hoa.

Bón phân 

Sử dụng phân chuồng hoai mục và phân NPK pha loãng để bón cho cây. Đến khi cây sống đời nở hoa, lúc này chúng rất cần dinh dưỡng để cành, lá, hoa phát triển. Với lúc này thì nên bón phân 2 lần/ tháng.

Cách trồng cây sống đời

Thời điểm để cây sống đời nở hoa đẹp nhất là từ tháng 10 năm này cho đến tháng 5 năm sau. Cách nhân giống cây Sống Đời phổ biến nhất là giâm cành xuống đất.

Frame 4 7 - Cây sống đời hợp với gia chủ mạng gì?

Sau khi giâm cành được 1 tháng, bộ rễ của cây sống đời mới đã được hình thành và mạnh mẽ. Lúc này bạn cần đưa cây vào chậu để trồng.

Cây Sống Đời hợp mạng gì? 

Cây sống đời thuộc mạng Thổ. Ngoài ra còn có mạng Hỏa cũng sẽ hợp với cây Sống Đời.

Nếu gia chủ và cây sống đời hợp mạng với nhau, chắc chắn những điềm xui xẻo sẽ bị loại bỏ.. Đồng thời mang đến năng lượng tích cực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn để mau chóng thành công, gặt hái tài lộc dồi dào.

Cây thích hợp vị trí nào trong nhà?

Cây sống đời có ý nghĩa to lớn về mặt phong thủy. Chúng đem may mắn và động lực để gia chủ vượt qua mọi khó khăn, nhanh chóng hướng đến thành công. Còn về thực tế, đây là loài cây cảnh có vẻ ngoài vô cùng bắt mắt với màu sắc chùm hoa tươi tắn, nổi bật và đa dạng. 

Để cây sống đời phát huy hết thế mạnh của mình, bạn hãy đặt chúng trên bệ cửa sổ, bàn uống trà, bàn đọc sách và bàn làm việc. Ngoài ra bạn có thể trang trí góc nhỏ trong phòng ngủ bằng chậu cây sống đời. Phòng khách cũng là một vị trí lý tưởng để bạn đặt chậu cây.

Frame 4 10 - Cây sống đời hợp với gia chủ mạng gì?

Cây sống đời được rất nhiều gia chủ ưa chuộng vì chúng có hoa vô cùng nổi bật. Chỉ cần nhìn từ xa thì đã bị cuốn hút nhanh chóng. Đấy là chưa nói đến ý nghĩa phong thủy, giúp gia đình sung túc, gắn bó và ngày càng hưng thịnh.

Rate this post

Viết một bình luận