Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc bỏng (cây sống đời) trong điều trị bệnh
8. Chữa cao huyết áp, đau đầu, trong người bồn chồn, hồi hộp
2. Chữa nôn ói ra máu do bị thương hoặc bị đánh
1. Trị chấn thương do tai nạn, té ngã và bỏng do nhiệt, bầm máu, rết cắn
Bài thuốc chữa một số bệnh khác
1. Điều trị chốc lở, bệnh ghẻ cho trẻ em
Lá bỏng là cây trồng làm cảnh, hoặc làm thuốc chữa bệnh. Cây này có thể dùng chữa nhiệt miệng, bầm tím, đau đầu, trĩ, mụn nhọt,…
- Tên gọi khác: Cây lá bỏng, cây sống đời, thổ tam thất, diệp căn sinh, trường sinh, tầu púa sung (Dao), lạc địa sinh căn.
- Tên khoa học: Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers
- Tên tiếng anh: Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers
- Họ: Crassulaceae (Thuốc bỏng)
Đặc điểm nhận dạng cây thuốc bỏng (cây sống đời)
1. Mô tả cây thuốc bỏng
Thuốc bỏng là cây lâu năm, thân tròn, bề mặt nhẵn. Thân cây chứa nhiều đốm tía, cao khoảng 40 – 60cm.
Lá của cây mọc đối xứng dọc hai bên thân. Lá có phiến dày, nhiều nước, ở mép có răng cưa, có thể nguyên hoặc xẻ 3 thùy. Từ nách của các vết khứa phần mép ngoài của lá có thể mọc ra nhiều cây con.
Hoa của cây bỏng có màu đỏ, hồng hoặc vàng. Hoa mọc thành chùm ở trên đầu với hình cán dài, mọc võng xuống. Nó thường ra hoa vào tháng 2 – 5 hàng năm.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến
- Phân bố:
Cây sống đời có nguồn gốc từ Madagascar. Sau này được tìm thấy ở nhiều nước như Caribe, Tây Ấn, Hawaii, New Zealand, Australia, Việt Nam.
Ở nước ta, thuốc bỏng là cây mọc hoang, nơi có nhiều ánh sáng hoặc được trồng ở chậu để làm cảnh. Cây thường được tìm thấy ở ven suối hoặc trên các vách đá.
- Bộ phận dùng: Toàn cây, nhưng chủ yếu là lá.
- Thu hái: Lá cây được thu hái quanh năm, thường được dùng dưới dạng tươi.
- Chế biến: Lá tươi mang về có thể dùng luôn, hoặc rửa sạch, phơi khô.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
- Tính vị: Lá bỏng có vị chua nhẹ, hơi chát, nhạt tính mát.
- Quy kinh: Đi vào kinh Can
- Bảo quản: Tại những nơi khô ráo, thoáng mát.
4. Thành phần hoá học
Cây thuốc bỏng gồm 3 nhóm hợp chất chính Phenolic, acid hữu cơ và Glycozit fllavonoid. Trong đó, mỗi nhóm hợp chất gồm các thành phần có hàm lượng là:
- Các acid hữu cơ gồm: acid fumaric (0.9%); acid pyruvic (1%); acidcis-aconitic (1.6%); acid succinic (1%); acid xitric (10.1%); acid malic (32.5%); acid izoxitric (46.5%).
- Hợp chất Phenolic gồm: Acid p-cumaric và p-hydroxeybenzoic…
- Hợp chất Glycozit fllavonoid gồm Quercetin 3-diarabinosid và kaempferol 3-glucosid.
Ngoài những chất trên, trong lá của cây thuốc bỏng còn có Acid citric, Bryophilyn, Acid malic, Oxalic, Isocitric. Trong đó, Bryophilyn có tác dụng kháng khuẩn mạnh nên thường được dùng chữa bệnh đường ruột.
Tác dụng dược lý
Theo Y học cổ truyền, cây lá bỏng có tác dụng giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, trị ho, cầm máu, tiêu thũng, sinh cơ, chỉ thống, tiêu viêm. Ngoài ra, cây còn có thể chữa bỏng do nước sôi hoặc lửa, giải độc rượu, đau đầu, bầm tím, sỏi, côn trùng cắn, ngứa, mồ hôi trộm,…
Y học hiện đại nghiên cứu về cây thuốc bỏng cho biết, những thành phần trong cây có thể sử dụng trong điều trị các bệnh viêm họng, trĩ, nhiệt, xoang, máu cam, viêm tai, mụn nhọt, đại tiểu tiện ra máu, đau lưng, đau nhức xương khớp.
Bài thuốc chữa bệnh ngoài da, mụn nhọt, cầm máu bầm
1. Điều trị chốc lở, bệnh ghẻ cho trẻ em
Lấy 1 nắm lá bỏng rửa sạch, cho lên nồi đun với nước rồi mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần vào sáng và tối. Mỗi lần uống 20ml. Ngoài ra, cần kết hợp bài thuốc đắp bên ngoài để cải thiện triệu chứng bệnh.
2. Chữa mụn nhọt
Kết hợp hai bài thuốc uống trong và đắp ngoài.
- Bài thuốc uống: Lấy 1 nắm lá bỏng rửa sạch, đun với 100ml nước, đến khi nước cạn còn 50ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 phần uống.
- Bài thuốc đắp: Lấy 1 vài lá bỏng tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ bị mụn nhọt.
3. Chữa da bị cháy nắng
Lấy 2 – 3 lá bỏng tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau đó, cho vào cối giã nát, lấy cả nước cả bã đắp lên vùng da bị cháy nắng.
4. Trị mụn trứng cá, mề đay, bệnh chàm
Lấy 1 nắm lá cây thuốc bỏng tươi rửa sạch rồi đun với nước. 1 phần nước dùng để uống, 1 phần dùng để vệ sinh vùng da bị tổn thương.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá bỏng tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da mụn.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa mẩn ngứa nổi mề đay bằng rau đắng đất
5. Trị bệnh phong ngứa không rõ nguyên nhân
- Nguyên liệu: Lá cây thuốc bỏng, lá nghể răm, lá ké đầu ngựa, lá cây vô hoạn tử (liều lượng bằng nhau).
- Thực hiện: Cho các nguyên liệu rửa sạch, đun với nước cho sôi. Sau đó để nước nguội bớt dùng để tắm nhằm chữa bệnh từ bên trong.
Bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hoá, táo bón, trĩ…
1. Trị viêm loét dạ dày
Lấy 50gr lá cây thuốc bóng rửa sạch, vò nát. Sau đó cho vào nồi sắc với nước. Chia nước làm 2 phần uống vào buổi sáng và tối.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa đau dạ dày HP bằng chè dây
2. Chữa viêm nhiễm đường ruột
Lấy 1 nắm lá thuốc bỏng rửa sạch, vò nát rồi sắc lấy nước. Uống nước thuốc lá bỏng vào buổi sáng và tối mỗi ngày.
3. Chữa táo bón, nóng sốt ở trẻ em
Lấy 1 nắm lá cây thuốc bỏng nấu nước rồi cho trẻ em uống ngày 2 lần sẽ có tác dụng chữa táo bón hiệu quả.
4. Chữa bệnh trĩ (nội, ngoại) đi ngoài ra máu
Chữa bệnh trĩ nói chung:
- Nguyên liệu: Lá cây thuốc bỏng, lá rau sam (mỗi loại 6gr).
- Thực hiện: Rửa sạch hai nguyên liệu rồi nhai sống nuốt nước. Hoặc bạn cũng có thể cho vào sắc nước uống.
Bệnh trĩ kèm lòi dom và lở hậu môn:
Thực hiện bài thuốc uống như ở trên. Tuy nhiên, kèm theo bài thuốc ngâm rửa hậu môn và đắp lá thuốc bỏng. Ngâm rửa hậu môn bằng nước bồ kết đun sôi. Trong khi đó, bài thuốc đắp thì lấy 1 nắm lá thuốc bỏng rửa sạch, giã nát rồi đắp vào hậu môn sau khi rửa sạch.
5. Chữa trĩ nội:
Lấy 10 lá cây thuốc bỏng để dùng 3 lần trong ngày. Sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối ăn 2 lá. Chú ý rửa sạch lá trước khi nhai. Nuốt lấy nước và phần bã dùng đắp vào hậu môn. Thực hiện liên tục 20 – 25 ngày bệnh sẽ hết.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng rau sam
6. Chữa bệnh lỵ
- Nguyên liệu: Lá bỏng (40gr); cỏ seo gà, lá mơ lông ( mỗi loại 20gr); cam thảo đất (16gr).
- Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, nấu thành nước uống trong ngày. Một ngày 1 thang, thực hiện liên tục vài ngày bệnh sẽ hết.
7. Chữa viêm đại tràng
Lấy 20 lá bỏng tươi, chia làm 3 phần dùng trong ngày. Sáng ăn 8 lá, chiều ăn 8 lá và tối ăn 4 lá. Với trẻ nhỏ dùng liều lượng bằng ½ người lớn.
8. Chữa đi ngoài ra máu
- Nguyên liệu: Lá bỏng (30gr); nhọ nồi, ngải cứu sao cháy, lá trắc bá (mỗi loại 10gr).
- Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước. Uống mỗi ngày 1 thang.
9. Chữa xơ gan cổ trướng và các loại viêm gan
Lấy 1 nắm lá thuốc bỏng rửa sạch, sắc với nước đến khi nước cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 phần uống vào các buổi sáng, trưa, tối.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc điều trị các bệnh về gan bằng cây xạ đen
Bài thuốc điều trị bệnh về đường hô hấp, xoang, sốt xuất huyết..
1. Bài thuốc chữa viêm họng, ho
Lấy 10 lá bỏng tươi chia làm 3 phần, dùng buổi sáng và chiều mỗi lần 4 lá, buổi tối dùng 2 lá. Mỗi lần dùng rửa sạch lá rồi nhai nuốt cả nước và bã. Dùng liên tục trong 3 ngày triệu chứng viêm họng, ho sẽ hết.
2. Trị ho gà ở trẻ em
Lấy 6 – 8 lá bỏng rửa sạch, sắc với 50m nước. Đến khi nước cạn còn 20l thì tắt bếp, chắt lấy nước cho trẻ uống.
3. Chữa viêm xoang, viêm mũi, chảy máu cam
Lấy 2 lá cây thuốc bỏng tươi rửa sạch, giã nát và vắt nước nước cốt. Lấy bông gòn thấm nước cốt rồi nhét vào lỗ mũi bị viêm. Mỗi ngày thực hiện 4 – 5 lần.
4. Chữa sốt xuất huyết
Lấy 1 nắm lá cây thuốc bỏng tươi rửa sạch rồi cho lên ấm đun với nước uống. Mỗi lần uống 100ml, uống 3 – 4 lần ngày đầu. Từ ngày thứ hai giảm xuống còn 60ml/ lần.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm phế quản, ho, viêm họng bằng lá trầu không
Bài thuốc chữa một số bệnh khác
1. Trị chấn thương do tai nạn, té ngã và bỏng do nhiệt, bầm máu, rết cắn
Lấy 1 nắm lá bỏng tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Cho lá vào cối giã nát rồi đắp lên vêt thương.
2. Chữa nôn ói ra máu do bị thương hoặc bị đánh
- Nguyên liệu: Lá cây thuốc bỏng (7 lá); rượu, đường.
- Thực hiện: Lấy lá cây thuốc bỏng, rửa sạch, giã nát, thêm một ít rượu và đường vào uống. Mỗi ngày 1 lần.
3. Chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp
Lấy 3 – 5 lá cây thuốc bỏng to, rửa sạch rồi hơ trên lửa cho lá mềm và nóng. Sau đó, lấy lá này đắp vào vùng xương khớp bị đau nhức. Nếu lá nguội thì hơ tiếp rồi lại đắp. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, mỗi ngày 10 – 15 phút.
4. Chữa mất sữa ở phụ nữ sau sinh, khó ngủ, mất ngủ
Lấy 8 lá bỏng rửa sạch, nhai nuốt cả nước cả bã. Mỗi ngày nhai 2 lần vào buổi sáng và chiều.
5. Chữa say rượu, giải rượu
Lấy 10 lá cây thuốc bỏng rửa sạch rồi cho người say nhai nuốt. Chỉ sau 10 phút sẽ tỉnh.
Video hướng dẫn làm bài thuốc giải rượu
6. Chữa hôi nách
Lấy 1 nắm lá thuốc bỏng rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên nách khoảng 30 phút trước khi đi ngủ. Mỗi ngày thực hiện 1 lần sẽ có công dụng rất tốt.
7. Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em
Lấy 1 nắm lá cây thuốc bỏng rửa sạch, đun với nước rồi cho trẻ nhỏ uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 60ml.
8. Chữa cao huyết áp, đau đầu, trong người bồn chồn, hồi hộp
Lấy 1 nắm lá cây thuốc bỏng rửa sạch, đun với nước rồi uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 60ml.
9. Chữa đau mắt đỏ
Lấy 3 lá cây thuốc bỏng rửa sạch, cho vào cối giã nát, chắt lấy nước uống. Phần bã cho vào miếng gạc y tế rồi đắp lên mắt, để qua đêm. Sau đó, sáng ra rửa mắt với nước muối sinh lý.
10. Chữa bệnh viêm tai giữa cấp tính
Lấy 2 – 3 lá bỏng tươi ngâm nước muối loãng cho sạch. Giã nát rồi đắp vào tai. Thực hiện liên tục một thời gian sẽ có hiệu quả.
11. Chữa mất ngủ
Lấy 3 – 4 lá thuốc bỏng, rửa sạch và nhai nuốt cả nước cả bã vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ, căng thẳng mệt mỏi bằng cây lạc tiên
Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc bỏng (cây sống đời) trong điều trị bệnh
Lá cây thuốc bỏng mang đến nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là các bài thuốc dân gian, chưa có cơ sở nghiên cứu khoa học. Cho nên, khi dùng các bài thuốc chữa bệnh này, người bệnh cần lưu ý:
- Cần rửa sạch lá, loại bỏ vi khuẩn trước khi sử dụng để tránh bị nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc viêm nhiễm chỗ vết thương hở.
- Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thuốc có tác dụng khác nhau. Người bệnh cần kiên trì sử dụng trong một thời gian mới có hiệu quả.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
- Trong quá trình sử dụng, nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào, cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lí kịp thời.
Bạn đã bao giờ sử dụng cây thuốc bỏng trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây thuốc bỏng? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng ThôngTinThuoc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!