Cây xanh trong phòng ban đêm có hại cho sức khỏe? | cdspkt.edu.vn

Với những ai yêu thiên nhiên thì cây xanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Chăm chút, tưới tắm và ngắm nhìn màu xanh mướt của những nhánh cây mỗi ngày là một thú vui lành mạnh, giúp đầu óc giảm thiểu căng thẳng và được thư giãn. Vì thế nhiều gia đình dùng cây xanh để trang trí nhà cửa thậm chí đặt những chậu cây nhỏ trong phòng ngủ của mình. Vậy như thế có nên hay không?

Cơ chế giải phóng khí Oxy và CO2 của cây xanh

Cây xanh thường quang hợp vào buổi sáng khi có ánh nắng

Cây giải phóng khí CO2 trong quá trình hô hấp (đốt cháy năng lượng) được gọi là chu trình Krebs. Chu trình này không phụ thuộc vào ánh sáng nên nó diễn ra liên tục. Quang hợp là quá trình chịu trách nhiệm cung cấp khí oxy và phụ thuộc vào ánh sáng nên chỉ diễn ra vào ban ngày. Mọi hoạt động hóa học đều cân bằng nhưng quá trình hô hấp tạo ra CO2 diễn ra vào ban đêm – thời điểm quá trình quang hợp bị ngừng lại.

Trong quá trình quang hợp của cây xanh vào ban đêm, cây sẽ hút khí Oxi trong không khí để tạo ra năng lượng duy trì hoạt động sống và thải ra ngoài khí Cacbonic và hơi nước. Trong khi đó, con người cũng hít khí Oxi và thải ra khí Cacbonic, điều này khiến chúng ta dễ bị ngạt thở khi ngủ trong một căn phòng đóng kín có nhiều cây xanh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Và tuy nhiên có một số cây có cơ chế đặc biệt…

Cơ chế quang hợp ngược

CÂY QUANG HỢP NGƯỢC (CAM – CRASSULACEAN ACID METABOLISM)

Cây trồng có cơ chế sinh học ngược hay một tên gọi khác đó là thực vật CAM hay cây quang hợp CAM ( tên tiếng anh là Crassulacean acid metabolism), “ngược” của loại cây này mang ý nghĩa là sự trao đổi chất có chứa acid Crassulacea.

Để dễ hiểu hơn thì các loài thực vật dạng CAM này sẽ có cơ chế sinh học khá “ngược” so với đa số các loài thực vật thông thường mà chúng ta biết đến. Chúng có quá trình phát triển bằng việc đóng kín khí khổng (khí khổng này được dùng để hấp thụ khí cacbon dioxit) vào ban ngày để từ đó ngăn cản được quá trình thoát hơi nước trong thực vật, thay vào đó sẽ giữ nước cho thân cây. Nên loài cây này chúng ta không cần tưới quá nhiều.

Khi vào ban đêm thời tiết lạnh và ẩm hơn thì lúc này khí khổng mới được mở ra để “nhả” phần lớn khí Oxi và lúc này cây mới bắt đầu hấp thụ hay “ăn” khí cacbon dioxit. Những loài cây thuộc dòng thực vật CAM này rất thích hợp sử dụng để trồng trong phòng ngủ vì ban đêm nó sẽ làm tăng lên lượng oxy, đồng thời cũng góp phần cho quá trình lọc và giảm bớt đi khí độc có thể gây hại cho cơ thể nếu có trong phòng của bạn. Không khí trong phòng sẽ trở nên dễ chịu, chất lượng giấc ngủ cũng nâng lên.

Trong quá trình diễn ra CAM, ngoài oxy, cây có giải phóng hơi ẩm ra ngoài không khí, và tiêu diệt các chất gây dị ứng. Vì đặc điểm này nên lưỡi hổ là cây lý tưởng để đặt trong phòng ngủ. Thường nếu phòng ít lưu thông không khí thì nên đặt chậu lưỡi hổ khoảng 6-8 lá.

Chậu cây lưỡi hổ

Một số cây tiêu biểu có cơ chế quang hợp ngược: cây lô hội, cây lưỡi hổ, cây phú quý, cây lan ý,…

 

 

Tags: quang hợp ngược

Rate this post

Viết một bình luận