Cha “thất sủng”, nhưng vì sao Phạm Bình Minh lại thăng tiến?

THỜI BÁO (Đức)
16-3-21

Cha “thất sủng”, nhưng vì sao Phạm Bình Minh lại thăng tiến?


Phạm Bình Minh, sang nhiệm kỳ thứ 2 làm ủy viên Bộ Chính Trị đã nắm
chức phó thủ tướng thường trực. Trong các phó thủ tướng, nếu không có gì
đột biến thì chiếc ghế thủ tướng cho nhiệm kỳ 2026-2031 sẽ là của Phạm
Bình Minh. Rất Thuận Lợi.

       
Cho tới nay, Phạm Bình Minh là thái tử đảng có lý lịch minh bạch mà tiến
thân cao nhất trong bộ máy chính quyền CS. Đến con ông Lê Duẩn, con ông
Lê Đức Anh còn chưa tiến thân cao đến thế.

Từ xưa đến nay, để tiến thân cao hầu hết là những thái tử đảng có lý
lịch mơ hồ thôi như ông Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn
Thị Kim Ngân và mới đây là ông Võ Văn Thưởng.

Trước ông Phạm Bình Minh thì thái tử đảng có lí lịch minh bạch thường
tiến không cao, ví dụ như Nguyễn Chí Vịnh, Lê Mạnh Hà, Nguyễn Xuan Anh
vv… vì sao có những trường hợp trớ trêu như vậy?

Bởi đơn giản lý lịch ngầm thừng là được cha mẹ thật gởi gắm cho một ai
đó. Và chỉ người đó biết và nâng đỡ. Lý lịch ngầm của những thái tử đảng
không được ghi ra giấy trắng mực đen nên không bị soi xét kỹ. Ví dụ như
sự tiến thân của ông Nguyễn Tấn Dũng là do bàn tay ông Võ Văn Kiệt và
ông Lê Đức Anh. Trong lý lịch công khai, người ta ghi cha của ông Nguyễn
Tấn Dũng là người tên Nguyễn Tấn Thủ nào đó, một nhân vật vô danh. Tuy
nhiên nhận vật vô danh đó lại gởi gắm tương lai con mình cho cả ông Võ
Văn Kiệt và Lê Đức Anh chăm sóc? Thấy vô lý không?

Khi có một lý lịch ngầm như vậy thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ né được bàn tay
đối thủ cha mình đì. Trong khi đó những nhân vật mà nhận lời gởi gắm cứ
nâng đỡ và Nguyễn Tấn Dũng đã tiến thân không ai cản nổi là vậy. Nguyễn
Tấn Dũng có lí lịch mơ hồ, nhưng ông lại tiến thân nhanh hơn cả con trai
ông sau này. Nguyễn Thanh Nghị có lý lịch công khai, nhưng khổ nỗi, ông
Dũng bị ông Trọng xem là cái gai nên ông Trọng đổ hết những sự bực tức
đó lên đầu cậu con. Thế là Nguyễn Thanh Nghị tiến thân cứ trầy trật, đến
giờ vẫn chưa và Bộ Chính Trị.

Nguyễn Thanh Nghị thì có tiến sĩ tại Hoa Kỳ, còn Nguyễn Tấn Dũng thì là
y tá thời chiến. Nguyễn Thanh Nghị có cha làm thủ tướng nhưng Nguyễn Tấn
Dũng có cha là một người vô danh.

Đấy! Yếu tố nào Nguyễn Thanh Nghị cũng hơn nhưng Nghị tiến thân trầy
trật hơn Nguyễn Tấn Dũng.


Cha của Phạm Bình Minh là ai?

Cha của Phạm Bình Minh là Nguyễn Cơ Thạch. Cha họ Nguyễn nhưng con họ
Phạm là tại sao? Có nhiều ý kiếny, có ý kiến thì cho rằng, ông tiên
Nguyễn Cơ Thạch là bí danh hoạt động cách mạng. Ông ta lấy tên như vậy
để tránh mật thám theo dõi và điều tra. Nghe có vẻ đúng nhưng có một
điều phi lý là khi đã hòa bình, không còn sự đe dọa của kẻ thù, ông
Nguyễn Cơ Thạch đã làm đến chức bộ trưởng, vậy mà ông vẫn không lấy tên
gốc của mình là Phạm Văn Cương. Đây là dấu hỏi to tướng.

Có ý kiến cho rằng, các lãnh đạo cộng sản họ noi gương ông Hồ Chí Minh.
Ông Hồ Chí Minh vốn là họ Nguyễn, sau rất nhiều lần dùng bí danh thì khi
ông lên đỉnh cao quyền lực, lúc mà hết hoạt động cách mạng ông lại lấy
họ Hồ và không dùng đến họ Nguyễn nữa. Đặc điểm này làm nhiều nhà nghiên
cứu và cả nhiều người dân muốn tìm hiểu nguyên nhân vẫn không sao lý
giải nổi. Đó là chuyện của ông Hồ Chí Minh, còn chuyện đổi họ của ông
Nguyễn Cơ Thạch là do ông học theo Hồ Chí Minh là lí do thuyết phục hơn
hết. Tuy nhiên, khi sinh con, ông Nguyễn Cơ Thạch vẫn lấy họ gốc cho con
trai ông là Phạm Bình Minh.

Ông Nguyễn Cơ Thạch tên thật là Phạm Văn Cương, sinh năm 1921. Ông từng
là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương
Phó Thủ tướng Chính phủ), kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam. Tức
là chức vụ mà Phạm Bình Minh nắm nhiệm kỳ 2016-2021 là ngang bằng với
chức vụ mà cha của ông đã từng nắm.

Ngành ngoại giao là một ngành đòi hỏi phải có trình độ thực sự. Ông
Nguyễn Cơ Thạch đã dẫn dắt con trai của ông theo đúng ngành mà ông là sở
trường. Vì vậy không thể có chuyện để Phạm Bình Minh học qua quýt rồi
nối nghiệp cha là không thể mà phải có thực học mới theo ngành được, và
nếu theo được ngành này thì ít bị cạnh tranh, vì hat giống đỏ càng về
sau càng trở nên đông đúc.

Vậy nên, tuy ông Phạm Bình Minh là thế hệ 6X nhưng ông được ông Nguyễn
Có Thạch cho học hành khá bài bản và hiện nay ông Phạm Bình Minh đã leo
lên bằng với những gì mà ông Nguyễn Cơ Thạch trước kia đã từng.


Nguyễn Cơ Thạch và điểm sáng

Ông Nguyễn Cơ Thạch nắm chứ bộ trưởng bộ ngoại giao từ năm 1980 đến
1991, trong lúc đất nước có nhiều biến động. Năm 1990, dưới thời ông
Nguyễn Văn Linh là Tổng Bí Thư, ông Đỗ Mười là Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (tức là thủ tướng) thì hai ông này đã đưa đất nước trở nên phụ
thuộc vào Trung Quốc bằng hội nghị Thành Đô năm 1990. Phụ thuộc Trung
Quốc đó là thực tế lịch sử ghi nhận từ năm 1990 đến nay chứ nội dung của
Hiệp ước Thành Đô đến nay vẫn là bí mật.

Từ hàng ngàn năm nay, người dân Việt Nam không muốn đất nước phụ thuộc
vào Trung Quốc, đó là ưu điểm của người dân Việt. Người dân Việt Nam
không ngại xương máu hy sinh để đuổi quân Trung Quốc về nước năm 1979.
Và điều cần thiết là sau năm 1979, nhân dân cần Việt Nam độc lập với
Trung Quốc. Tuy Việt Nam và Trung Quốc cùng ý thức hệ nhưng Việt Nam
không được rơi vào quỹ đạo Trung Quốc. Ấy vậy mà năm 1990, ông Nguyễn
Văn Linh, ông Đỗ Mười và ông Phạm Văn Đồng đã sang Thành Đô – Trung Quốc
ký hiệp ước bí mật giữa hai đảng. Và cho đến nay, Việt Nam đã ngày càng
phụ thuộc vào Trung Quốc về cả kinh tế lẫn chính trị. Ba con người đã ký
hiệp định đó là Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng sẽ được lịch
sử phán xét.

Tuy những lãnh đạo thời đó làm mất lòng dân về vấn đề quan hệ với Trung
Quốc, nhưng ông Nguyễn Cơ Thạch lại có được điểm sáng đáng ghi nhận. Đó
là ông không ủng hộ việc ký kết hiệp ước Thành Đô.

Theo cựu đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, thiếu tướng Quân đội nhân dân
Việt Nam Nguyễn Trọng Vĩnh, thì việc ông Nguyễn Cơ Thạch mất ghế bộ
trưởng bộ ngoại giao là do áp lực của Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô
1990, điều kiện để bình thường hóa quan hệ hai nước. Được biết, lúc đó
ông Nguyễn Cơ Thạch với tư cách bộ trưởng bộ ngoại giao đã phản đổi một
số nội dung về thỏa thuận Thành Đô 1990 mà ông cho là nhân nhượng Trung
Quốc trong vấn đề Campuchia.Tuy nhiên, sau một cuộc dàn xếp khôn khéo,
ngày 29/9/1990, 3 tuần sau Hội nghị Thành Đô, chính Bộ trưởng Ngoại giao
Nguyễn Cơ Thạch đã được cử đi thực hiện nhiệm vụ quan trọng là gặp gỡ Bộ
trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ James Baker tại New York, bắt đầu việc đám phán
bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.

Sau khi thôi chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông tham gia nghiên cứu Tổng
kết công tác ngoại giao, nghiên cứu kinh tế thế giới và chiến lược đối
ngoại (tháng 10 năm 1991 – 1998).

“Cha
làm thầy, con bán sách”

Sắp tới Phạm Bình Minh sẽ nắm phó thủ tướng thường trực, vị trí cao hơn
cha của ông đã từng nắm một bậc. Như vậy là Phạm Bình Minh là hạt giống
đỏ đầu tiên vượt mặt cha mình trên con đường quan lộ. Tuy nhiên con
đường đi lên của Phạm Bình Minh để lại tiếng không tốt trong lòng dân.
Nghĩa là đối với dân thì ông Phạm Bình Minh đã thua cha của ông rất xa.

Ông Nguyễn Cơ Thạch là người can đảm, ông dám trái ý Bắc Kinh và can đảm
đi ngược lại ý muốn của cấp trên, đó là Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười. Điểm
này là điểm mà người ta cho rằng, ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị thất sủng và
ông phải mất chức là vì lí do như vậy. Trong bộ máy nhà nước CS thời đó,
có thể nói ông Nguyễn Cơ Thạch là điểm sáng.

Còn ông Phạm Bình Minh thì từ khi làm bộ trưởng đến nay, ông không có
chính kiến gì. Tất cả những lần lấn tới của phía Trung Quốc thì ông hoặc
im tiếng, hoặc cho bà Lê Thị Thu Hằng lên truyền thông phát biểu một
cách chiếu lệ để đối phó với dư luận trong nước thôi.

Được biết chính sách của ĐCS Việt Nam mà đứng đầu là ông Nguyễn Phú
Trọng, thì vẫn nhường nhịn là chính dù cho Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý
để kiện ra tòa án quốc tế thì ĐCS Việt Nam vẫn không làm để mua lấy “tình
hữu nghị
” đấy là điều đáng buồn.

Năm 2019, sau nhiều tháng Trung Quốc cho gây hấn ở các giàn khoan ngoài
biển nằm trong thềm lục địa Việt Nam, cả xã hội bức xúc. Thì ngày
28/9/2019, nhân dịp được phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần
thứ 74, ông Phạm Bình Minh với tư cách là bộ trưởng Bộ Ngoại Giao đại
điện cho nhà nước Việt Nam mà ông không dám nhắc tên Trung Quốc. Thậm
chí sự gây hấn, đe dọa đến chủ quyền quốc gia mà ông chỉ dùng từ “sự
cố
” để nói lên hành động đó. “Sự cố” là những gì thuộc về
những gì xảy ra ngoài ý muốn. Ở đây Trung Quốc có chủ ý muốn lấn chiếm
chủ quyền đất nước thì đấy không phải là sự cố nữa mà là “sự đe dọa”. 
Đấy là một sự thất vọng đối với nhân dân và là vết nhơ ngoại giao mà ông
Phạm Bình Minh đã để lại.

Hành động đó mất lòng dân, nhưng được lòng đảng, đặc biệt là được lòng
ông Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy mà ông Phạm Bình Minh đã được cất nhắc tiến
xa hơn trên con đường quan lộ. Đó là lí do, dù cha của ông mất lòng
đảng, mất lòng Bắc Kinh nhưng ông vẫn tiến xa hơn cha. Bởi ông đã thức
thời không vì chủ quyền mà vì địa vị.


Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

Rate this post

Viết một bình luận