Châm cứu là gì? Tác dụng và thông tin cần biết

Khi nào không nên châm cứu?

Châm cứu là phương pháp giảm đau và chữa bệnh không dùng thuốc. Phương pháp này sử dụng kim châm tác động vào các huyệt đạo tương ứng nhằm làm dịu cơn đau, khử tà phù chính và thông kinh hoạt lạc. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, quá trình điều trị cần được thực hiện với những người có chuyên môn cao.

Châm cứuChâm cứu

Châm cứu là gì?

Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh và giảm đau không dùng thuốc, được ứng dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Phương pháp này chủ yếu tác động vào các huyệt đạo bằng kim châm với mục đích khử tà phù chính (tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật), thông kinh hoạt lạc và làm dịu cảm giác đau nhức ở những bộ phận/ cơ quan bị tổn thương.

Ngoài ra trong Y học cổ truyền, châm cứu được định nghĩa từ hai phương pháp gồm châm và cứu. Cụ thể:

  • Châm: Sử dụng các loại kim khác nhau để châm vào các huyệt vị tương ứng trên cơ thể người. Vị trí châm kim sẽ dựa vào bệnh tình, mục đích điều trị, những huyệt vị tương ứng với tổn thương và các mục đích.
  • Cứu: Sử dụng lá ngải cứu phơi khô và chế thành ngải nhung. Sau đó sử dụng ngải nhung cuốn thành điếu ngải, đốt lửa, hơ gián tiếp hoặc trực tiếp vào các huyệt vị tương ứng. Ngoài ra có thể dùng lá ngải cứu tạo thành mồi ngải đặt trực tiếp vào các huyệt vị để chữa bệnh.

Châm cứu được chứng minh là khá an toàn và mang đến lợi ích cho người bệnh. Tuy nhiên, quá trình điều trị cần được thực hiện bởi thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn.

1 ngày 7 viên, cả đời không lo đau nhức xương khớp [HOÀN TIỀN NẾU KHÔNG KHỎI]

Lần đầu tiên vị thuốc quý HẦU VĨ TÓC được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp, 3.142.000 bệnh nhân cải thiện đau nhức, phục hồi vận động sau liệu trình đầu tiên…

Châm cứu có tác dụng gì?

Sự tác động vào huyệt đạo từ liệu pháp châm cứu có thể mang đến những công dụng và lợi ích điều trị sau:

  • Giảm đau, bao gồm cả những cơn đau mạn tính
  • Kích thích hệ thần kinh làm việc tốt hơn
  • Giảm co thắt cơ
  • Phục hồi cảm giác và chức năng vận động
  • An thần
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Cải thiện làn da
  • Tăng kinh khí giúp đạt mục đích điều trị (bổ chính)
  • Loại trừ các tác nhân gây bệnh (khu tà)
  • Điều hòa lại cân bằng âm dương
  • Khử tà phù chính (tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật)
  • Thông kinh hoạt lạc, kích thích máu huyết lưu thông
  • Nâng cao hiệu quả chữa bệnh bằng thuốc
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa ở những người đang bị rối loạn

Châm cứu có tác dụng giảm đauChâm cứu có tác dụng giảm đau

Phân loại châm cứu

Ngày nay liệu pháp châm cứu được phân thành nhiều loại để dễ dàng nhận biết và ứng dụng trong hoạt động điều trị.

+ Phân loại dựa vào vị trí châm

  • Tỵ châm: Kích thích các huyết ở vùng mũi, thường liên quan đến cơ quan tạng phủ.
  • Diện châm: Kích thích vào các huyệt vị trên mặt.
  • Nhĩ châm: Kích vào các huyệt trên vùng loa tai, các huyệt vị phải tương ứng với các bộ phận trên cơ thể.
  • Túc châm: Túc là chân. Túc chân là liệu pháp châm cứu kích thích vào các huyệt vị ở chân.

+ Phân loại dựa vào kỹ thuật dùng kim

  • Châm tê: Sử dụng kim châm vào một số huyệt tương ứng nhằm nâng cao ngưỡng đau cũng như khả năng chịu đựng của cơ thể.
  • Mãng châm: Sử dụng kim dài, kim to châm xuyên từ huyệt này sang huyệt kia trên hai đường kinh khác nhau hoặc trên cùng một đường kinh.

Cơ chế tác động của châm cứu

Cơ chế tác động của châm cứu dựa vào phản ứng tại chỗ, phản ứng toàn thân và phản ứng tiết đoạn.

1. Phản ứng tại chỗ

Châm cứu hình thành nên một cung phản xạ mới giúp giảm triệu chứng và ức chế cung phản xạ bệnh lý. Cụ thể nếu bị co thắt cơ và đau nhức, châm cứu sẽ kích thích vào các huyệt đạo và tạo ra hai luồng xung động trong cùng một thời gian hoặc/ và một vị trí.

Nếu kích thích từ châm cứu có luồng xung động mạnh hơn thì kích thích này sẽ dập tắt kích thích còn lại (kích thích của bệnh lý).

Trong trường hợp châm cứu đúng huyệt đạo cần tác động, người bệnh sẽ có cảm giác đắc khí với những biểu hiện sau:

  • Tê tức nặng
  • Đỏ hoặc tái ở vùng châm
  • Có cảm giác kim bị hút chặt xuống

2. Phản ứng tiết đoạn

Trong trường hợp nội tạng bị tổn thương do các bệnh lý thì vùng da ở cùng một tiết đoạn sẽ có những thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên khi dùng kim châm tác động vào các huyệt vị tương ứng, những rối loạn trên da và tạng phủ trong cùng một tiết đoạn sẽ được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn.

3. Phản ứng toàn thân

Tác dụng chữa bệnh của châm cứu có thể thông qua những phản ứng toàn thân. Nguyên nhân là do ở một số bệnh lý, các huyệt có thể không cùng với tiết đoạn và không cùng với vị trí đau và cơ quan bị bệnh.

Để giải thích cơ chế tác dụng toàn thân, các nhà khoa học thường dựa vào hiện tượng chiếm chức chế của vỏ não và sự thay đổi của các chất trung gian hóa học, nội tiết và thể dịch do châm cứu.

Một số chất trung gian hóa học thường bị thay đổi bởi kim châm, bao gồm:

  • Số lượng bạch cầu (tăng)
  • Tăng tiết kích thích tố
  • Tăng tiết opiat nội sinh giúp giảm đau
  • Tăng số lượng kháng thể

Sự tác động của kim châm vào huyệt đạo có thể làm tăng số lượng bạch cầuSự tác động của kim châm vào huyệt đạo có thể làm tăng số lượng bạch cầu

Chỉ định châm cứu

Liệu pháp châm cứu thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp sau:

+ Các bệnh lý cơ xương khớp

+ Các bệnh lý thần kinh

  • Bệnh nhân bị đột quỵ não cần phục hồi di chứng
  • Viêm đa dây thần kinh
  • Tổn thương tủy sống
  • Liệt dây thần kinh III, IV, V, VI, VII ngoại vi
  • Đau dây thần kinh tọa
  • Đau dây thần kinh liên sườn
  • Liệt nửa người sau tai biến mạch máu não
  • Liệt dây thanh

+ Đau nhức do các nguyên nhân bệnh lý

Châm cứu được chỉ định cho những trường hợp đau nhức do thoái hóa khớp gốiChâm cứu được chỉ định cho những trường hợp đau nhức do thoái hóa khớp gối

+ Các triệu chứng liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

  • Chóng mặt
  • Hoa mắt
  • Ù tai
  • Đau đầu
  • Rối loạn giấc ngủ

+ Rối loạn chức năng cơ thể

  • Tiểu bí, tiểu dầm
  • Di mộng tinh
  • Đau bụng kinh
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Các bệnh về dạ dày, ruột
  • Viêm xoang
  • Mất ngủ
  • Cảm cúm

+ Các triệu chứng và bệnh lý khác

  • Rối loạn cơ năng sau sinh đẻ
  • Rối loạn cơ năng sau hóa trị hoặc xạ trị
  • Rối loạn cơ năng sau phẫu thuật vùng ổ bụng
  • Ngạt mũi
  • Viêm mũi dị ứng
  • Chắp, lẹo mắt
  • Đau răng…

Khi nào không nên châm cứu?

Châm cứu không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Những trường hợp cấp cứu khẩn cấp
  • Xuất hiện những cơn đau bụng ngoại khoa
  • Những người có sức khỏe và thể trạng yếu
  • Bị thiếu máu hoặc mắc những bệnh lý về tim mạch
  • Những người có tinh thần/ trạng thái không ổn định
  • Vừa ăn no hoặc quá đói
  • Cơ thể mệt mỏi do vừa lao động nặng nhọc

Một số trường hợp cần thận trọng và thông báo với thầy thuốc trước khi châm cứu:

  • Tiểu đường
  • Phụ nữ đang có kinh
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Bệnh lý về đông máu

Phụ nữ đang có kinh hoặc mang thai cần thông báo với thầy thuốc trước khi châm cứuPhụ nữ đang có kinh hoặc mang thai cần thông báo với thầy thuốc trước khi châm cứu

Những vị trí không được châm cứu

Không nên châm cứu vào những vị trí sau:

  • Rốn
  • Núm vú
  • Không châm cứu sâu vào vùng ngực, bụng

Châm cứu có đau không?

Châm cứu có đau không còn tùy thuộc vào kích thước của kim châm. Dựa trên mục đích điều trị, thầy thuốc có thể chỉ sử dụng kim châm nhỏ và mảnh như sợi tóc hoặc dùng những loại kim châm có đường kính to hơn.

Việc sử dụng kim châm có đường kính nhỏ cùng với thao tác châm qua da nhanh và dứt khoát của thầy thuốc, người bệnh hầu như không có cảm giác gì. Đối với kim châm có kích thước lớn hơn, người bệnh thường chỉ cảm thấy nhói nhẹ khi kim đi qua da. Tuy nhiên cảm giác nhói không còn nữa sau khi thao tác châm kim kết thúc, kim đã vào dưới da.

Chính vì thế khi chữa bệnh bằng liệu pháp châm cứu, người bệnh không nên quá căng thẳng và lo lắng. Tốt nhất nên thả lỏng giúp các cơ được thư giãn. Việc căng thẳng khi châm cứu có thể gây đau do các cơ co thắt. Đồng thời tăng nguy cơ tai biến trong thời gian thực hiện.

Người bệnh hầu như không có cảm giác gì khi châm cứuNgười bệnh hầu như không có cảm giác gì khi châm cứu

Biểu hiện bất thường khi châm cứu

Tương tự như những biện pháp xâm lấn khác, châm cứu có thể gây ra một số biểu hiện bất thường sau:

+ Đau sau châm cứu

Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức và khó chịu khi kim châm được rút ra. Tuy nhiên tình trạng này thường biến mất trong vòng 24 giờ.

+ Vựng châm

Tình trạng này thường xảy ra ở những người có tâm lý quá sợ hãi, suy nhược, dễ kích động, yếu tim, đói bụng, mới đến chưa được nghỉ ngơi, thầy thuốc tạo ra những kích thích quá mạnh hoặc quá đau bằng kim châm.

Vựng châm gây ra những biểu hiện bất thường khi vừa châm kim xong. Cụ thể:

  • Hoa mắt
  • Khó chịu
  • Tay chân lạnh
  • Buồn nôn
  • Toát mồ hôi
  • Ngất
  • Trụy tim mạch

Cách đề phòng:

  • Nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút trước khi châm cứu, đặc biệt là những người có sức khỏe yếu, mệt, đói
  • Tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói
  • Thầy thuốc giúp người bệnh thư giãn và an tâm trước khi thực hiện châm cứu, đặc biệt là những người dễ xúc động có tim yếu, thần kinh nhạy cảm.

+ Nóng rát, phỏng khi châm cứu

Nếu sử dụng điếu ngải cứu tác động vào các huyệt vị, người bệnh có thể có cảm giác nóng rát hoặc phỏng. Đối với trường hợp này, bệnh nhân cần được áp dụng biện pháp làm mát sau khi vết phỏng xảy ra.

+ Bầm tím hoặc chảy máu

Mặc dù ít gặp nhưng châm cứu có thể gây chảy máu hoặc bầm tím ở vị trí kim châm. Đối với trường hợp này, người bệnh cần được cầm máu ngay hoặc chườm ấm để cải thiện vết bầm.

Châm cứu mất bao lâu?

Thời gian mỗi lần châm cứu dao động trong khoảng 15 – 20 phút. Một liệu trình điều trị thường kéo dài 15 ngày, mỗi ngày châm cứu 1 lần. Tuy nhiên dựa vào tình trạng của mỗi người, thầy thuốc có thể rút ngắn liệu trình hoặc kéo dài hơn.

Thời gian mỗi lần châm cứu dao động trong khoảng 15 – 20 phútThời gian mỗi lần châm cứu dao động trong khoảng 15 – 20 phút

Những điều cần lưu ý khi châm cứu

Mặc dù châm cứu được đánh giá cao về tác dụng lẫn tính an toàn. Tuy nhiên khi lựa chọn phương pháp điều trị này, người bệnh vẫn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Liệu pháp châm cứu chỉ nên được thực hiện khi cần thiết, có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có chuyên môn cao.
  • Châm cứu điều trị bệnh cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao, được cấp phép hành nghề để tránh phát sinh rủi ro do châm cứu không đúng kỹ thuật. Tốt nhất nên lựa chọn những bệnh viện, cơ sở y tế uy tín có thầy thuốc giỏi.
  • Trước khi châm cứu cần đến bệnh viện và thăm khám kỹ lưỡng. Chỉ nên dựa vào chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không dựa vào chẩn đoán bệnh lý của những người hành nghề châm cứu.
  • Thông báo với thầy thuốc nếu có kinh nguyệt, mang thai, mắc bệnh đông máu, tiểu đường, cơ thể yếu ớt hoặc có tâm lý quá sợ hãi.
  • Điều chỉnh tâm lý trước khi thực hiện châm cứu. Tránh lo âu, căng thẳng quá mức dẫn đến co rút cơ và đau nhói khi châm kim.
  • Nên nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút trước khi thực hiện liệu pháp châm cứu. Đặc biệt là những người có thể trạng yếu ớt.
  • Không nên châm cứu khi mới vừa lao động nặng, cảm thấy mệt mỏi, quá đói hoặc mới vừa ăn xong.
  • Một liệu trình điều trị 15 ngày, trong đó có những huyệt đạo sẽ cần kích thích liên tục và dài ngày. Tuy nhiên nếu cảm thấy đau đớn, khó chịu hoặc xuất hiện những biểu hiện bất thường khác, người bệnh cần thông báo với thầy thuốc để được điều chỉnh.
  • Nếu cảm thấy tê bì, đau đớn và chảy máu trong khi châm cứu, người bệnh cần thông báo với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế để kịp thời xử lý. Điều này chủ yếu xảy ra do thầy thuốc châm không đúng kỹ thuật, châm vào mạch máu hoặc dây thần kinh.
  • Nếu bị phỏng hoặc có cảm giác nóng rát khi hơ huyệt đạo bằng điếu ngải cứu, người bệnh nên thông báo với thầy thuốc/ người thực hiện để được xử lý nhanh bằng các biện pháp làm mát.
  • Để sớm cải thiện bệnh lý, người bệnh cần châm cứu đúng liệu trình. Không nên tự ý ngưng điều trị.
  • Lưu ý mục chống chỉ định và những vị trí không được châm cứu trước khi thực hiện liệu pháp điều trị này.

Châm cứu điều trị bệnh cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn caoChâm cứu điều trị bệnh cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao

Trên đây là những thông tin cơ bản về liệu pháp châm cứu, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định và những điều cần lưu ý. Nhìn chung đây là một liệu pháp an toàn, mang đến nhiều lợi ích và tác dụng. Tuy nhiên liệu pháp này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao. Đồng thời phải dựa trên chẩn đoán bệnh của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo mức độ an toàn.

Rate this post

Viết một bình luận