Châm cứu: thời gian bao lâu, có đau không, nên ăn gì, kiêng gì?

Châm cứu: thời gian bao lâu, có đau không, nên ăn gì, kiêng gì?

7762

Châm cứu thời gian bao lâu? Châm cứu có đau không? Châm cứu kiêng gì? Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về châm cứu

NỘI DUNG CHÍNH

🔴 Châm cứu có đau không?

🔴 Châm cứu thời gian bao lâu?

🔴 Châm cứu kiêng gì?

🔴 Người châm cứu nên ăn gì, cần kiêng ăn gì?

Châm cứu có đau không?

Khi nhìn thấy hình ảnh những cây kim ghim trên người, có thể bạn sẽ lo lắng và sợ đau. Tuy nhiên, châm cứu không đau như bạn vẫn nghĩ. Với thiết kế mỏng, dẻo dai, khi kim đâm vào da, người bệnh chỉ thấy nhói lên lúc kim đưa vào rồi thôi chứ không có cảm giác đau đớn dai dẳng.

Ngoài ra, khi thực hiện thao tác châm, thầy thuốc sẽ thực hiện rất nhanh. Người bệnh gần như không cảm thấy gì hoặc sẽ chỉ là cảm giác hơi nhói nhẹ khi kim đi qua da. Cảm giác này trải qua rất nhanh, người bệnh sẽ không còn cảm giác này nữa khi kim đã đi vào dưới da.

Câm cứu có đau không

Tuy nhiên, nếu bị ám ảnh hoặc sợ hãi kim, người bệnh nên nói với bác sĩ, chuyên viên trước khi thực hiện. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân khi châm cứu sẽ cảm thấy đau nhiều hơn nếu quá căng thẳng khiến cho các cơ co thắt hoặc bệnh nhân cựa quậy khiến thầy thuốc thao tác sai. Do đó, giữ tâm lý thoải mái khi châm cứu cũng như ngồi thật yên để bác sĩ, chuyên viên thao tác chính xác thì bạn sẽ hoàn toàn không gặp đau đớn gì khi châm cứu cả.

Bên cạnh đó, trong quá trình châm cứu dài ngày, bác sĩ có thể luân phiên các huyệt để bệnh nhân không bị châm nhiều lần vào một chỗ gây đau, khó chịu.

Châm cứu thời gian bao lâu?

Mục đích của châm cứu là cân bằng âm dương, cân bằng các yếu tố trong cơ thể để chữa bệnh và phục hồi chức năng, đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài.

Tuy vậy, châm cứu gần như không có tác dụng phụ và hiệu quả điều trị cao. Vì vậy người bệnh lựa chọn phương pháp này nên kiên nhẫn trong quá trình điều trị, trao đổi thường xuyên với bác sĩ để nắm bắt được sự tiến triển của bệnh.

Châm cứu thời gian bao lâu?Châm cứu thời gian bao lâu?

Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ, chuyên viên châm cứu sẽ đưa ra liệu trình phù hợp. Thời gian châm cứu của mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Thông thường liệu trình được áp dụng kéo dài từ 13 đến 15 ngày. Thời gian mỗi lần châm cứu có thể kéo dài từ 20-30 phút. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như mong muốn của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể rút ngắn thời gian điều trị bằng việc kết hợp châm cứu với các phương pháp khác như xoa bóp bấm huyệt, giác hút chân không,… Tuy nhiên, liệu trình như thế nào bệnh nhân cần theo sự hướng dẫn của chuyên viên, bác sĩ.

Châm cứu trị liệu trong thời gian bao lâu

Chú ý không nên tự ý bỏ điều trị giữa chừng để hiệu quả chữa bệnh được tốt nhất. Nếu như muốn dừng lại, bạn có thể trao đổi với thầy thuốc để có lời khuyên tốt nhất.

Châm cứu kiêng gì?

Bất kỳ một phương pháp trị liệu nào cũng có kiêng khem, yêu cầu bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối. Với châm cứu cũng vậy. Nếu người bệnh chỉ thực hiện trị liệu mà không quan tâm tới những điều cần lưu ý trong giai đoạn trước và sau, sẽ không cải thiện được triệu chứng mà còn có nguy cơ biến chứng, nặng nhất là teo cơ và liệt người.

Châm cứu kiêng gìChâm cứu kiêng gì

Do đó, việc biết châm cứu kiêng gì là điều vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình điều trị của bệnh nhân. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân trị liệu châm cứu cần lưu ý một số vấn đề sau:

🔴 Trước khi châm cứu

☑️ Người bệnh không nên ăn quá no hoặc nhịn đói trước khi châm cứu. Bổ sung lượng thực phẩm vừa đủ.

☑️ Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái. Tránh căng thẳng, lo âu sẽ dễ gây ra hiện tượng căng cứng cơ ảnh hưởng đến quá trình trị liệu.

☑️ Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cafein,…

☑️ Hãy dành ra 1-2 ngày nghỉ ngơi để có một thể trạng khỏe mạnh nhất bước vào quá trình trị liệu. Những người có thể lực yếu sẽ không được chỉ định thực hiện phương pháp điều trị này. Do đó, việc đảm bảo một thể lực ổn định và tâm lý thoải mái là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới kết quả của cả quá trình châm cứu.

Bên cạnh đó, trước khi tiến hành trị liệu châm cứu bệnh nhân nên tham vấn ý kiến chuyên gia, đặc biệt là những trường hợp sau:

🚫 Bệnh nhân có cơ địa quá nhạy cảm, thể trạng không chịu được tác động từ phương pháp châm cứu.

🚫 Người mắc bệnh tiểu đường, suy hô hấp, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim

🚫 Người gặp chấn thương vùng lưng, vai, cổ, gáy nhưng bao gồm cả vết thương hở.

🚫 Người bị viêm nhiễm, lở loét, có dấu hiệu hở da.

🚫 Người mắc các bệnh lý ngoại khoa như: thủng dạ dày, viêm ruột thừa, viêm vòi trứng,…

🚫 Người bệnh đang bị sốt, cảm hoặc lao động nặng nhọc.

🚫 Người bệnh có tinh thần không ổn định hoặc mắc các vấn đề về thần kinh.

🚫 Bệnh nhân bị rối loạn máu, thiếu máu hoặc các bệnh lý tim mạch.

🔴 Sau khi châm cứu

Khi hoàn thành trị liệu, nên ở lại cơ sở y tế 15 – 30 phút để tiện theo dõi thể trạng cơ thể phản ứng. Đến khi về nhà, bệnh nhân tiếp tục cần được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Trong vòng 1-2 ngày đầu, người bệnh không nên vận động mạnh hay khiêng vác vật nặng. Thay vào đó hãy luyện tập với các bài vận động nhẹ, phù hợp với thể trạng mình.

Ưu tiên các bài tập giúp kéo giãn các khớp để cải thiện khả năng dẻo dai tại các cơ cùng với dây thần kinh vùng lưng. Tuy nhiên, việc thực hiện các bài tập cần được chỉ định và hướng dẫn để tránh nguy cơ gặp di chứng.

Người châm cứu nên ăn gì, cần kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của quá trình điều trị. Việc nắm rõ thông tin người châm cứu nên ăn gì, kiêng gì cũng là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh cần bổ sung trong và sau quá trình trị liệu. Cũng như các thực phẩm cần tránh!

Thực phẩm người châm cứu nên ăn

Danh sách những thực phẩm bệnh nhân châm cứu nên sử dụng:

☑️ Thực phẩm giàu Vitamin

Vitamin là thành phần khoáng chất quan trọng cho sức khỏe của con người. Nhất là với những người sau châm cứu. Nếu cơ thể được thu nạp đầy đủ các dưỡng chất này qua chế độ ăn uống hàng ngày sẽ nâng cao quá trình phục hồi dây thần kinh, giảm viêm, giảm đau, tăng cường lưu thông máu tới vị trí tổn thương, làm lành tổn thương nhanh chóng, hỗ trợ tăng sinh tế bào hiệu quả…

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin sau châm cứuBổ sung thực phẩm giàu vitamin sau châm cứu

Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin và người bệnh cần bổ sung:

Vitamin B6: hạt óc chó, đậu nành, chuối, lúa mì,…

Vitamin B9: bông cải xanh, măng tây, đậu Hà Lan, nấm, gan động vật,…

Vitamin B12: trứng, cá ngừa, cua, thịt bò, phomai,…

Vitamin A: cà rốt, cá béo, ớt chuông,…

Vitamin C: cam, quýt, dâu tây, anh đào, cà chua,…

☑️ Thực phẩm chứa chất chống viêm

Để mau chóng bình phục, nên bổ sung thêm các thực phẩm có đặc tính chống viêm vào chế độ ăn mỗi ngày. Một số thực phẩm có khả năng chống viêm tốt phải kể đến như: nho, dứa, hành tây,…

☑️ Thực phẩm giàu canxi

Canxi là thành phần thiết yếu trong xương khớp. Nó duy trì độ chắc khỏe cũng như phòng ngừa bệnh lý. Do đó, không quá ngạc nhiên khi người châm cứu cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn hàng ngày.

Canxi có nhiều trong các loại ngũ cốc, sữa, đậu, cá biển, tôm, cua, tép,… Vì thế bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất này.

☑️ Thực phẩm chứa chất xơ

Chất xơ được tìm thấy nhiều trong rau xanh và trái cây tươi. Chúng có khả năng kích thích cơ thể sản sinh dịch nhầy bảo vệ đĩa đệm. Từ đó giúp giảm đau và phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Một số thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung như: súp lơ, bắp cải xanh, cà rốt, táo,…

Sau khi châm cứu cần kiêng gì?

Kiêng khem đúng mức và khoa học sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng không đáng có. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm người châm cứu nên tránh xa:

🚫 Người châm cứu kiêng gì chứa nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chiên rán, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ là tác nhân khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn.

Bên cạnh đó, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ còn khiến cơ thể tăng cân. Trọng lượng không kiểm soát được cũng là nguy cơ khiến bệnh tình ngày một nghiêm trọng hơn. Một số thức ăn chứa nhiều dầu mỡ phải kể đến như: gà rán, đồ ăn nhanh, thịt rán,….

🚫 Thực phẩm giàu protein

Hải sản và thịt đỏ là hai thực phẩm chứa hàm lượng protein khá cao, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị. Nếu dung nạp quá nhiều protein sẽ khiến cơ thể tăng cân. Kéo theo đó là một loạt các vấn đề xấu liên quan tới sức khỏe như huyết áp cao, tim mạch, nhồi máu cơ tim,…

Vì vậy, trong và sau quá trình điều trị, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm giàu protein như: thịt bò, thịt chó, thịt dê, nghêu, mực,…

🚫 Rượu bia và các chất kích thích (thuốc lá, cafe,…)

Ngay cả khi không trị liệu châm cứu, người bệnh cũng được khuyến cáo không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích. Do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ yêu cầu này để sớm có được cơ thể khỏe mạnh.

🚫 Thức ăn chứa nhiều đường hóa học

Cơ thể dung nạp nhiều đường sẽ gây nguy cơ cao huyết áp. Đặc biệt sẽ khiến tình trạng viêm nhức tại khớp xương ngày một trầm trọng hơn. Do vậy, trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng bánh kẹo, nước ngọt có gas, đồ uống có đường, kem,…

Rate this post

Viết một bình luận