Chăm sóc da khi bị cháy nắng

Có lẽ hầu hết chúng ta đã từng bị cháy nắng ít nhất một lần trong đời. Chỉ cần một vết cháy nắng (ngay cả khi nó xảy ra khi bạn còn bé) cũng có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng lâu dài, bao gồm cả ung thư da.

Da bị cháy nắng cần được dành nhiều sự chú ý và chăm sóc đặc biệt hơn chúng ta nghĩ. Không nhất thiết bạn phải có những dấu hiệu nghiêm trọng như da đỏ như tôm hùm thì mới gọi là cháy nắng. Ngay cả làn da chuyển sang màu hồng nhẹ cũng có nghĩa là bạn đang bị cháy nắng rồi.

da bị cháy nắng thefourvn

Ảnh: Internet

Tất nhiên, cách tốt nhất để đối phó với cháy nắng là chống nắng thật kỹ. Bạn có thể thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn mỗi ngày, dù trời mưa hay nắng, cho những vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Dùng kem chống nắng và các phương pháp chống nắng khác (như đội mũ và mặc quần áo chống nắng), có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư da.

Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có lúc bạn ở ngoài lâu hơn dự kiến, quên bôi lại kem chống nắng, không bôi SPF đủ cao hoặc không thoa đủ kem chống nắng ngay từ đầu, bạn có thể bị cháy nắng. Khi đó bạn có thể thực hiện những việc sau đây để giảm tác động của ánh nắng lên da.

Đọc thêm: 3 bước dưỡng da không thể thiếu sau khi đi nắng

Phải làm gì nếu bạn bị cháy nắng

 Trước hết, bạn cần kiểm tra các dấu hiệu của cháy nắng. Điều đầu tiên và rõ ràng nhất là làn da của bạn thay đổi màu sắc, chuyển từ hơi hồng sang đỏ đậm và có thể trở nên ấm nóng khi chạm vào. Khi đó hãy thực hiện các bước sau càng nhanh càng tốt:

  • Ngay lập tức tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời; lý tưởng nhất là vào nhà (go indoors) hoặc đến một khu vực có bóng mát. Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.

  • Làm dịu làn da trong vài giờ bằng cách sử dụng các miếng gạc mát, ẩm hoặc một túi đá bọc trong một chiếc khăn (tuyệt đối không đặt trực tiếp đá lên da). Như vậy sẽ giúp thu nhiệt từ da và giảm đỏ.

  • Cẩn thận thoa một lớp lotion lỏng, toner hoặc huyết thanh có các thành phần phục hồi và làm dịu da cho khu vực bị tổn thương bởi ánh nắng. Thông thường trong những trường hợp như thế này mọi người hay dùng lô hội bôi lên da, nhưng làn da của bạn cần một hỗn hợp các thành phần mạnh mẽ hơn để cải thiện nhanh chóng.

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời khi làn da của bạn hồi phục, chú ý mặc quần áo mỏng, thoáng khí nhưng có khả năng chống nắng (SPF).

  • Bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên để tránh mọi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Ảnh: Internet

Bạn không nên làm gì?

 Không đặt đá trực tiếp lên da của bạn. Cái lạnh cực độ có thể làm cho da bị tổn thương trở nên tồi tệ hơn.

Không sử dụng các loại kem có hương liệu hay các thành phần “làm mát” như tinh dầu bạc hà. Chúng thậm chí có thể khiến da nóng rát nhiều hơn.

Không thoa các loại kem dưỡng/ bơ dưỡng dày, có khả năng khóa ẩm mà bạn thường dùng để dưỡng hằng ngày lên da. Những sản phẩm này giữ nhiệt trong da, làm tổn thương nghiêm trọng hơn.

Đọc thêm: Cần chú ý gì để thoa kem chống nắng đúng cách, bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV?

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu làn da của bạn chuyển sang màu hồng, nghĩa là đang bị tổn thương nhưng không đến mức nguy hiểm hoặc đe dọa đến tính mạng. Các vết cháy nắng nhẹ có thể được chăm sóc tại nhà; tuy nhiên, có một số trường hợp cần tìm sự giúp đỡ của một chuyên gia y tế. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Sưng vùng bị ảnh hưởng

  • Vết rộp xuất hiện rõ

  • Nhiễm trùng

  • Sốt

  • Cảm thấy choáng váng, chóng mặt hoặc buồn nôn.

Tốt hơn hết là bạn nên chống nắng thật kỹ để tránh làn da khỏi những tổn thương và để lại hậu quả đáng tiếc sau này. Nhưng nếu cháy nắng là một tai nạn ngoài ý muốn, các bạn cũng hãy thật bình tĩnh và cẩn thận áp dụng các bước trên, càng sớm càng tốt để giảm thiểu hậu quả để lại cho da nhé.

Nguồn: paulaschoice.com

Dịch: thefourvn

Rate this post

Viết một bình luận