Chàm sữa (lác sữa) ở trẻ sơ sinh gây ngứa ngáy, khó chịu và khiến làn da nhạy cảm của bé bị tổn thương. Bố mẹ cần nhận biết kịp thời và tìm giải pháp chữa trị triệt để, tránh để tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng và chuyển nặng.
I – Dấu hiệu bị chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Chàm sữa là bệnh lý viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ trong 6 tháng đầu mới sinh. Dạng bệnh này còn được gọi là viêm da cơ địa, mãn tính và dễ tái phát.
Tình trạng chàm sữa gặp phải phổ biến ở trẻ sơ sinh
Nếu không điều trị dứt điểm, chàm sữa sẽ phát triển nặng thành chàm thể tạng. Vì thế, các bố mẹ cần chú ý đến làn da của bé và phát hiện kịp thời nếu có những dấu hiệu sau đây:
- Vùng da ở trên mặt, má, chân tay hoặc trên cơ thể bé có những vết mẩn đỏ, mụn nước li ti.
- Mẩn đỏ thường tập trung thành từng đám, có biểu hiện nứt nẻ và bong tróc.
Hình ảnh hiện tượng mẩn đỏ, bong tróc nổi thành thừng mảng lớn ở mặt trẻ
- Da tại vùng bị lác sữa bị khô ráp và đóng vảy nhỏ li ti.
- Có thể đi kèm triệu chứng của bệnh viêm mũi hoặc hen.
- Trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon và ít bú.
- Khi bị chàm sữa, trẻ thường khó chịu và ngứa ngáy. Nếu gãi mạnh sẽ khiến mụn nước bị vỡ kèm theo chầy xước và chảy máu.
- Nếu bệnh lý kéo dài lâu và chuyển nặng, vùng da lác sữa sẽ bị sẹo kém thẩm mỹ.
Nếu hệ miễn dịch của trẻ tốt, lác sữa có thể biến mất sau 2 – 4 tuổi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh kéo dài nặng hơn, tái phát thường xuyên và biến thành chàm thể tạng.
II – Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa ở mặt
Có nhiều nguyên nhân gây ra lác sữa ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Dưới đây là một số tác nhân chủ yếu khiến bé bị chàm sữa vùng mặt, miệng:
- Di truyền: Nếu bố mẹ có bệnh lý chàm thể tạng hoặc hen suyễn, viêm mũi thì khả năng cao bé sơ sinh cũng sẽ bị lác sữa.
- Cơ địa dị ứng: Trẻ bị dị ứng với sự thay đổi của thời tiết hoặc lông thú nuôi, xà phòng, bột giặt quần áo,…
Trẻ dị ứng với lông thú nuôi có thể phát sinh chàm sữa
- Môi trường: Môi trường nhiều bụi bẩn, nấm mốc và ẩm thấp có thể khiến bé bị chàm da. Nếu không cải thiện môi trường thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng.
- Do thói quen ăn uống: Mẹ cho bé ăn quá nhiều các chế phẩm từ sữa, hải sản,… sẽ khiến da bé bị dị ứng và nổi chàm.
III – Mẹo chữa trị chàm sữa cho trẻ em ngay tại nhà
Chàm sữa là bệnh lý dễ tái phát và khó chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, các mẹ có thể kéo dài thời gian lành bệnh bằng các cách chăm sóc sau đây.
1. Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì?
Hãy tham khảo bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm thuốc bôi phù hợp với da trẻ bị lác sữa. Bởi làn da bé rất nhạy cảm nên tuyệt đối không dùng các loại thuốc có hoạt tính hóa học quá mạnh.
Hãy thoa kem/ thuốc được chỉ định trong thời gian da bị mẩn ngứa, tróc vảy. Chú ý không để bé chạm vào vùng mới bôi thuốc để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý sử dụng thuốc/ kem bôi cho trẻ theo chỉ định từ bác sĩ da liễu
🔥🔥🔥 ĐỌC NGAY: Trẻ bị chàm bội nhiễm phải làm sao
2. Chữa trị chàm sữa bằng cách thoa dầu dừa
Dầu dừa có thành phần kháng khuẩn và chống oxy hóa. Sử dụng nó trên vùng da lác sữa ở trẻ sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy nhanh chóng.
Dầu dừa làm dịu da và giảm ngứa ngáy rất tốt
Hướng dẫn cách làm: Vệ sinh vùng da bé bị chàm sữa. Tay của mẹ cũng cần rửa sạch. Cho 2 – 3 giọt dầu dừa vào lòng bàn tay và thoa nhẹ nhàng lên da của bé. Mat -xa nhẹ nhàng để tinh chất thẩm thấu nhanh hơn.
Lưu ý: Chỉ áp dụng dầu dừa cho bé bị lác sữa ở giai đoạn mụn nước vỡ hết. Khi đó dầu dừa sẽ hỗ trợ tẩy da chết và phục hồi da thương tổn từ bên trong.
3. Loại bỏ chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng khoai tây
Thành phần của khoai tây giàu tinh bột, Ca, P, Fe, vitamin C, B1, B2 nên hỗ trợ thải bỏ độc hại và giữ ẩm da rất tốt. Với trẻ sơ sinh, khoai tây vô cùng lành tính và là mẹo chữa lác sữa mà mẹ không nên bỏ qua.
Cách thực hiện như sau: Khoai tây rửa sạch, thái nhỏ và đem xay nhuyễn. Lọc bã và chỉ giữ lại phần nước cốt khoai tây. Lấy bông thấm phần nước cốt này và thoa lên vùng da bé bị chàm sữa. Để trong 15 phút rồi vệ sinh da thật sạch.
4. Kinh nghiệm tắm nước lá trà xanh trị chàm sữa
Chữa chàm sữa bằng tinh chất trà xanh là phương pháp dân gian phổ biến được đông đảo các mẹ áp dụng. Bởi lá trà xanh có khả năng sát khuẩn, tẩy da chết và làm dịu vết ngứa.
Áp dụng nguyên liệu này cho vùng da bé bị lác sữa sẽ giúp giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Tắm cho bé với nước lá trà xanh để làm giảm các triệu chứng chàm sữa
Hướng dẫn cách làm: Rửa sạch sau đó vò nát lá trà xanh. Cho vào nồi và chế thêm 1 lít nước để đun sôi. Mẹ sẽ sử dụng nước trà xanh để pha nước tắm cho bé. Nên thực hiện cách này hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
5. Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không
Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu kháng khuẩn và ức chế viêm nhiễm, nấm ngứa. Vì thế, với làn da bé mẩn đỏ, bong tróc vảy sừng và ngứa ngáy, hãy áp dụng trầu không để làm dịu da nhanh chóng.
Cách thực hiện như sau: Ngâm và rửa trầu không trong nước muối. Để ráo nước sau đó giã nát. Chắt lấy nước cốt trầu không để thoa lên vùng da chàm sữa. Để yên cho khô tự nhiên.
Các mẹ có thể chắt lấy tinh chất trầu không và bảo quản trong tủ lạnh. Sau đó, mỗi ngày lấy ra sử dụng 4 – 6 lần để tình trạng lác sữa nhanh chóng thuyên giảm.
IV – Cách chăm sóc phòng ngừa chàm sữa ở trẻ em
Để trẻ không bị lác sữa, bố mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cách vệ sinh làn da của trẻ. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể:
- Về chế độ dinh dưỡng
Hãy duy trì việc cho con bú trong thời gian lâu nhất có thể để tăng đề kháng cho bé. Tập ăn dặm cho bé từ 6 tháng trở đi. Hạn chế tối đa các thực phẩm dễ bị dị ứng như hải sản, trứng, đồ lên men,…
- Vệ sinh thân thể
Hạn chế việc tắm lâu với xà bông hoặc sữa tắm. Khi trẻ bị chàm sữa, hãy tắm cho trẻ bằng nước ấm để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Chú ý không để bé gãi lên da bởi nó có thể khiến vùng lác sữa nhiễm khuẩn và chảy máu.
Các mẹ nên chọn dùng các loại sữa tắm chuyên dụng cho bé có thành phần dịu nhẹ. Sau khi tắm, chú ý lau khô làn da cho bé.
Dùng sữa tắm chuyên dụng cho bé để đảm bảo sự dịu nhẹ với làn da nhạy cảm
Bên cạnh đó, hãy chọn các loại chất liệu quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi để hạn chế chân lông bít tắc. Thay quần áo cho trẻ thường xuyên mỗi ngày. Tã lót và bỉm cũng vậy, nên thay sau vài tiếng để trẻ không bị hăm và kích ứng da.
Với sản phẩm xà bông giặt tẩy quần áo cũng cần chọn lựa kĩ lưỡng. Tránh những loại có hoạt tính tẩy rửa cao sẽ khiến da bé bị kích ứng.
- Chú ý môi trường xung quanh
Không để nhiệt độ phòng thay đổi quá đột ngột. Với giường nằm hoặc nôi của trẻ, hãy vệ sinh thường xuyên. Hãy giữ cho phòng bé thoáng mát với độ ẩm vừa đủ. Hạn chế cho bé tiếp xúc với các loại vật nuôi như chó, mèo,…
!!! LƯU Ý
Với các mẹ, khi có con bị chàm sữa, hãy lưu ý kiêng một số món sau đây:
- Đồ tanh: Tôm, cá, rong biển, mực, ghẹ,… Đây là nhóm thực phẩm dễ gây ra kích ứng. Khi mẹ sử dụng, những chất này sẽ đi vào sữa mẹ và kích hoạt phản ứng dị ứng trên da bé.
- Đồ ăn nhiều chất béo: Không ăn quá nhiều thực phẩm chiên, xào. Bởi các đồ ăn này sẽ làm bùng phát cơ địa dị ứng. Tình trạng chàm sữa ở con sẽ càng trở nên nặng hơn.
Mẹ hạn chế ăn đồ chiên xào trong thời gian cho bé bú để bảo vệ làn da của trẻ
- Móm ăn cay, nóng: Ví dụ như các món có ớt, tiêu,… Những gia vị này hỗ trợ kích thích tiêu hóa và tăng vị giác của món ăn. Tuy nhiên, khi nạp vào cơ thể chúng dễ gây ngứa và kích thích tuyến mồ hôi tiết ra. Làn da bé bị lác sữa có thể phát sinh thêm nhiều nốt.
Kết luận lại, để hạn chế và phòng ngừa tình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh, các mẹ hãy chú ý đến các biểu hiện bất thường trên làn da của bé. Cách chữa trị nên tham vấn ý kiến chuyên gia da liễu để tìm ra giải pháp phù hợp.
Bản thân mẹ cũng cần lưu ý chế độ ăn của bản thân để không khiến bé bị chàm sữa nặng hơn. Nếu còn bất kì vấn đề nào cần được tư vấn thêm, hãy để lại thắc mắc tại đây.
5/5 – (1 vote)