Chẩn đoán và phẫu thuật gãy, chấn thương gò má

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Xương gò má là một thành phần của khối xương mắt, có tính dày và khỏe. Các chấn thương gò má tương đối thường gặp, đặc biệt là gãy xương gò má cung tiếp. Tùy theo từng loại chấn thương gò má mà các bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị khác nhau, trong đó bao gồm phẫu thuật.

1. Tìm hiểu về cấu tạo xương gò má

Xương gò má là một thành phần thuộc khối xương mặt. Đây là một khối xương dày và khỏe, gồm 4 cạnh khớp với 4 xương là xương trán, xương thái dương, cánh lớn của xương bướm và xương hàm trên (trán gò má, thái dương gò má và bướm gò má).

Cấu tạo của xương gò má gồm 3 mặt, 3 góc và 4 bờ.

2. Cấu tạo của xương gò má gồm những thành phần nào?

Tìm hiểu về mặt của xương gò má:

Mặt trong: hay còn gọi là mặt ổ mắt – phần trước của thành bên ngoài mắt.

  • Mặt sau lõm: hay còn gọi là mặt thái dương, có liên quan đến hố tiếp và hố thái dương.
  • Mặt ngoài: hay còn gọi là mặt gò má, có cấu trúc cơ bám da.

Cấu trúc bờ của xương gò má:

  • Bờ trước và trên: một phần trong vành ổ mắt.
  • Bờ trước và dưới sẽ tiếp khớp với xương hàm trên.
  • Bờ sau và trên, ở phía trước và dưới hố thái dương, gồm hai mảnh là mảnh ngang và mảnh thẳng, có móm viền.
  • Bờ sau và dưới có cấu trúc liên tiếp với móm tiếp của xương thái dương.

xương gò má

Tìm hiểu về góc của xương gò má:

  • Góc trên: mỏm trán bướm, tiếp khớp với mỏm ổ mắt ngoài ở xương trán.
  • Góc trước và góc dưới: tiếp khớp với bờ trước và dưới của xương hàm trên.
  • Góc sau: mỏm tiếp, tiếp khớp với vùng mỏm tiếp của xương thái dương.

3. Gãy xương gò má gồm mấy loại?

Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại các chấn thương gò má hay gãy xương gò má.

Cách phân loại gãy xương gò má sau tương đối dễ nhớ nên được sử dụng phổ biến hiện nay, gồm 6 loại:

  • Loại 1: có sự di lệch khi gãy xương gò má nhưng không đáng kể.
  • Loại 2: gãy cung Zygoma.
  • Loại 3: Gãy xương có di lệch vào trong, lún xuống dưới nhưng không có sự xoay trục.
  • Loại 4: gãy xương có di lệch xoay vào trong.
  • Loại 5: gãy xương có di lệch xoay ra ngoài.
  • Loại 6: dạng gãy xương gò má phức tạp với số lượng mảnh gãy từ 3 trở lên.

Gãy xương gò má

4. Chẩn đoán gãy xương gò má/chấn thương gò má như thế nào?

Triệu chứng lâm sàng

  • Xương gò má mất độ vồng và góc mắt ngoài có sự di lệch, tạo cảm giác bệnh nhân bị sa mí mắt.
  • Có thể có hiện tượng chảy máu mũi và tràn khí trong ổ mắt nếu bệnh nhân bị vỡ xoang hàm.
  • Cung zygoma (vùng khớp thái dương – gò má) có điểm đau nhói, mất liên tục hoặc gập góc.
  • Bệnh nhân há miệng bị hạn chế do vùng mỏm vẹt xương hàm dưới bị vướng vào khu vực gãy xương gò má.
  • Bệnh nhân há miệng bị lệch về bên gãy xương khi không có vấn đề rối loạn khớp cắn.
  • Chảy máu dưới kết mạc, có thể bị lồi mắt
  • Một số dấu hiệu/triệu chứng khác về khớp, cảm giác… tại xương gò má và khu vực lân cận

Chẩn đoán chấn thương gò má bằng các kiểm tra – xét nghiệm

Việc chẩn đoán các chấn thương/gãy xương gò má hiện nay dựa trên một số xét nghiệm kiểm tra bổ sung khác như soi đáy mắt, kiểm tra Lancaster nhằm đánh giá vận động của nhãn cầu. Ngoài ra, các kĩ thuật hình ảnh như chụp X-Quang hay Scanner mặt cắt ngang/đứng cũng đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong chẩn đoán chấn thương gò má một cách trực quan, đầy đủ.

Cảnh giác biến chứng chảy máu mũi khi sốt xuất huyết

5. Tìm hiểu về phẫu thuật gãy – chấn thương gò má

Phẫu thuật điều trị gãy xương gò má chỉ áp dụng đối với trường hợp gãy xương có di lệch, được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng hoặc chuyên khoa Răng Hàm Mặt. Tùy theo từng trường hợp chấn thương gò má mà kỹ thuật phẫu thuật có thể khác nhau.

Gãy xương gò má cung tiếp di lệch nhiều, ảnh hưởng đến vùng khớp thái dương hàm. Trường hợp này cần được nắn chỉnh theo phương pháp Gillies: bắt đầu rạch một đường da 2cm phía chân tóc mái để bóc tách vùng bộc lộ cân cơ thái dương. Tiếp theo, tiến hành rạch một đường qua vùng cân thái dương để đưa bẩy vào trong cung tiếp, nắn chỉnh lại cung tiếp về vị trí bình thường.

Gãy xương gò má có di lệch mức độ trung bình: Sử dụng phương pháp nắn chỉnh Gillies phía trên hoặc phẫu thuật nắn chỉnh xương kết hợp nẹp vít ở vị trí dưới ổ mắt, phần gò má cung tiếp.

Gãy xương gò má ở mức độ nghiêm trọng: Cần thực hiện phẫu thuật phức tạp vì trường hợp này có thể làm di lệch nhiều và khiến nhiều mảnh bị gãy vỡ, thường đi kèm với các chấn thương ở mắt. Trước hết, các bác sĩ sẽ tạo đường rạch ở da hoặc niêm mạc tùy theo vị trí cần phải kết hợp, sau đó nắn chỉnh kết hợp xương bằng nẹp vít hoặc chỉ thép.

Gãy sàn ổ mắt: Trường hợp gãy xương gò má có kèm theo tổn thương sàn ổ mắt khiến tổ chức xung quanh ổ mắt bị thoát vị xuống xoang hàm, dẫn đến sự vận động hạn chế của nhãn cầu. Do đó, cần phải tiến hành phẫu thuật tái tạo lại sàn ổ mắt. Nếu như bệnh nhân bị mất nhiều xương, cần phải dùng các vật liệu tự thân như sụn sườn, sụn vách ngăn… hoặc vật liệu nhân tạo để sửa chữa.

Gãy xương gò má

6. Một số tai biến có thể gặp khi thực hiện phẫu thuật gãy/chấn thương gò má

Trong và sau phẫu thuật gãy xương gò má, bệnh nhân có thể gặp một số rủi ro sau:

  • Nhiễm trùng: tiêm kháng sinh.
  • Phù nề: sử dụng các loại thuốc kháng viêm – chống phù nề.
  • Vấn đề về vận động của nhãn cầu, loét miệng: cần theo dõi để khắc phục kịp thời.

Chấn thương hàm mặt là chấn thương thường gặp, trong đó chấn thương gãy xương gò má và cung gò má là thường xuyên gặp. Nguyên nhân chủ yếu thường do tai nạn giao thông.

Xương gò má và cung gò má là phần xương chính, cấu trúc tạo nên hình dáng khuôn mặt khi xương gò má và cung gò má tổn thương ( gãy), ảnh hưởng nhiều đến chức năng thẩm mỹ cho khách hàng nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây ra các biến chứng về mắt, thần kinh, thẩm mỹ và chức năng ăn nhai được chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị cần được thăm khám cẩn thận, phẫu thuật được áp dụng với các trường hợp gãy di lệch, giúp phục hồi về chức năng lẫn tính thẩm mỹ.

Gãy xương gò má và cung gò má được phát hiện qua lâm sàng và cận lâm sàng.

Về lâm sàng chúng ta có thể phát hiện các triệu chứng như mặt sưng nề biến dạng bầm tím quanh mắt, ấn có điểm đau, chói, miệng há khó, đau…

Về cận lâm sàng phát hiện tình trạng gãy trên phim xquang như CT, BLondeur, hirtz, …

Điều trị gãy xương gò má + cung gò má có nhiều phương pháp như điều trị bảo tồn, nắn chỉnh xương, phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít.

Các chấn thương gò má có sự di lệch thường sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Đây là kỹ thuật cơ bản nhưng đòi hỏi trình độ chuyên môn cao từ các bác sĩ thực hiện cũng như sự phối hợp của bệnh nhân và người thân.

Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã áp dụng phương pháp phẫu thuật chỉnh sửa xương hàm với ưu điểm chỉnh sửa được lệch khớp cắn do cấu trúc xương, trả lại chức năng nhai, cắn, thở tốt, làm cho thẩm mỹ khuôn mặt hài hòa và thay đổi triệt để nhan sắc.

Được áp dụng chỉ với bệnh nhân có biến dạng, lệch lạc khớp cắn, di chứng gãy xương hàm mặt, khe hở môi vòm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Rate this post

Viết một bình luận