Chân dung ngành quản lý văn hóa – Học quản lý văn hóa ra làm gì?

Văn hóa là một câu chuyện dài của mỗi vùng đất, mỗi quốc gia. Văn hóa luôn mang lại những giá trị về mặt tinh thần, định hình nên đặc trưng, diện mạo bên ngoài của một chủ thể nhất định nào đó. Văn hóa là một phạm trù rất rộng, chính vì vậy ngành quản lý văn hóa ra đời mang trọng trách lớn lao để giúp văn hóa phát triển trong khuôn khổ. Vậy các cá nhân học quản lý văn hóa ra làm gì ? Hãy cùng Hạ Linh chia sẻ một cách khách quan nhất về vấn đề này nhé!

1. Quản lý văn hóa – Chuyên ngành của sự tinh tế

Từ thời cổ chí kim, con người xuất hiện như là một bước ngoặt mang tính kinh điển trong lịch sử nhân loại. Con người biết trồng trọt, biết chăn nuôi, biết làm kinh tế, biết giao lưu và liên kết với nhau. Tất cả những hoạt động của con người đã tạo ra mỗi bề dày lịch sử văn hóa. 

Trong thời đại kinh tế phát triển như vũ bão, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin luôn được nâng lên một tầm cao mới và được xã hội chú trọng hàng đầu. Thì văn hoá đôi khi trở thành một chủ thể dễ bị quên lãng. Không nói ở đâu xa, thực tế cho thấy, các thanh niên trẻ hiện nay đều có xu hướng thờ ơ với văn hóa của nước nhà, có nếp sống ngày càng vô cảm, khô khan và đời sống tinh thần đi theo hướng không được lành mạnh.

quản lý văn hóa, chuyên ngành của sự tinh tế

Nếu chúng ta chỉ chú trọng và đề cao kinh tế, thì xã hội sẽ chỉ vận hành theo một chiều hướng có thân thể nhưng không có trái tim. Ở đây, văn hóa được ví như là một trái tim của một cơ thể sống vậy, nó là nhân tố cốt lõi, là điều kiện và nền tảng mềm để thân thể có thể phát triển một cách tốt nhất. Nếu không có trái tim, người ta sẽ không cảm nhận được thế giới xung quanh, không nhận thức được các giá trị tinh thần và chuẩn mực đạo đức, lối sống. Không có trái tim, con người chẳng khác gì Robot, chỉ biết làm việc và làm việc, ngày qua ngày như một cỗ máy vô hồn.

Trong một kỷ nguyên mà các giá trị tinh thần đang ngày bị đảo lộn, văn hóa càng cần được nhấn mạnh quan tâm hơn bao giờ hết. Tìm hiểu về văn hóa và quản lý văn hóa sẽ giúp chúng ta định hình và nhận thức sâu xa hơn giá trị của nó. Từ đó, chúng ta biết phải làm gì cho đất nước khi đã được đào tạo ngành quản lý văn hóa

1.1. Văn hóa và định nghĩa quản lý văn hóa

Lâu nay, văn hóa vẫn đã và đang được nghiên cứu, cho đến hiện tại, vẫn có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa bình luận về khía cạnh này. Tuy nhiên, để chúng ta nhận rõ bản chất về văn hóa hơn, văn hóa có thể được hiểu một cách đơn giản là hệ thống các hành vi và chuẩn mực được tìm thấy trong xã hội loài người.

Văn hóa được coi là một khái niệm trung tâm bao gồm một loạt các hiện tượng được truyền qua học tập xã hội trong xã hội loài người. Phổ quát văn hóa được tìm thấy trong tất cả các xã hội loài người. Chúng bao gồm các hình thức biểu cảm như: nghệ thuật, âm nhạc, khiêu vũ, nghi lễ, tôn giáo và các hoạt động như sử dụng công cụ, nấu ăn, nơi trú ẩn và trang phục. Khái niệm văn hóa vật chất bao hàm các biểu hiện vật lý của văn hóa, như công nghệ, kiến trúc và nghệ thuật, trong khi các khía cạnh phi vật chất của văn hóa như nguyên tắc tổ chức xã hội (bao gồm thực tiễn của tổ chức chính trị và thể chế xã hội), thần thoại, triết học, văn học (cả hai viết và nói), và bao gồm di sản văn hóa phi vật thể của một xã hội.

văn hóa và định nghĩa quản lý văn hóa

Về ngành quản lý văn hóa là gì? Đây là một chuyên ngành này được hình thành trên cơ sở nhu cầu của xã hội. Trong bối cảnh các lĩnh vực hoạt động ở phạm trù văn hóa diễn ra một cách sôi động ở mỗi quốc gia khu vực, chịu sử ảnh hưởng trực tiếp từ khoa học kỹ thuật cũng như tiến trình phát triển theo hướng hiện đại, nhiều giá trị văn hóa không nằm ở vị trí riêng biệt mà có sự đan xen nhất định giữa các giá trị khác. Các chủ thể và các cá nhân tham gia hoạt động văn hóa ngày càng nhiều, có thể lấy ví dụ là các văn nghệ sĩ, các chủ đầu tư, tài trợ,… Chính vì sự phức tạp của tình hình hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, đòi hỏi ngành quản lý văn hóa phải có trách nhiệm to lớn cũng như mang lại hiệu quả nhất định trong tiến trình phát triển của xã hội.

Bối cảnh từ nhu cầu xã hội đã trở thành nguyên nhân trực tiếp để quản lý văn hóa ra đời như là một ngành nghề và một lĩnh vực đào tạo trong hệ thống giáo dục. Hiểu nôm na, quản lý văn hóa là bao gồm toàn bộ các hoạt động giám sát, theo dõi, liên kết, tạo điều kiện cho các chủ thể hoạt động trong phạm trù văn hóa như các nghệ sĩ,… có thể truyền tải các giá trị văn hóa đến cộng đồng một cách lành mạnh và hợp pháp nhất. 

Như vậy, có thể thấy, quản lý văn hóa cũng là một ngành nghề nhất định trong xã hội. Chỉ khác ở chỗ, bản chất hay mục tiêu cuối cùng của hoạt động quản lý văn hóa không phải là đề cao các giá trị tài chính. Mà trách nhiệm và mục tiêu hàng đầu của quản lý văn hóa đó là bảo tồn, phát huy và truyền bá văn hóa nghệ thuật. 

Hiện nay có rất nhiều thông tin việc làm quản lý văn học mà bạn tìm kiếm trên trang Timviec365.vn. Cơ hội việc làm hấp dẫn nhất mà bạn không nên bỏ qua khi tìm kiếm việc là này tại đây.

1.2. Quản lý văn hóa học những gì?

Là một nhân tố, một bộ phận của nền văn hóa chung của nhân loại, Việt Nam luôn là quốc gia đi đầu trong công tác giáo dục văn hóa cho mọi công dân. Trong đó, quyết định đưa ngành quản lý văn hóa trở thành một chuyên ngành độc lập, có vị trí, chỗ đứng riêng trong hệ thống giáo dục là bước đầu để chúng ta nhận thấy quốc gia chú trọng văn hóa đến mức nào.

Mục tiêu và sứ mệnh của chuyên ngành quản lý văn hóa đó là đào tạo ra những cá nhân xuất sắc trong việc quản lý, điều hành, tổ chức, triển khai các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân hay tổ chức, đơn vị thuộc Nhà nước. Bên cạnh đó, các cá nhân học quản lý văn hóa khi ra trường phải là những công dân có phẩm chất tốt, tư tưởng, lập trường vững vàng, là những cá nhân tiên phong trong việc thực thi các cơ chế, chính sách và quy định của Nhà nước.

quản lý văn hóa học những gì

Các cá nhân học quản lý văn hóa sẽ được bồi dưỡng và cung cấp nền tảng kiến thức vững vàng về cách tổ chức, triển khai, điều hành và quản lý các hoạt động văn hóa, Chẳng hạn như: xây dựng và điều hành các dự án văn hóa nghệ thuật, quản lý các chủ thể văn hóa nhất định, tổ chức và triển khai các hoạt động văn hóa cộng đồng, văn hóa quần chúng, quản lý các dịch vụ văn hóa – khu du lịch,…

Nhìn chung, quản lý văn hóa là một chuyên ngành còn khá trẻ ở Việt Nam, tuy nhiên bằng những nỗ lực trong công tác cải thiện chương trình giáo dục, chuyên ngành này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, mấu chốt là đào tạo ra những nhà quản lý văn hóa chuyên nghiệp trong tương lai. 

2. Thông tin về tuyển sinh ngành quản lý văn hóa tại Việt Nam

Trong nhịp phát triển rộn rã của các giá trị văn hóa trong xã hội hiện nay, nhu cầu của đất nước về nguồn nhân lực trong ngành quản lý văn hóa là không hề nhỏ. Chính vì vậy, quản lý văn hóa giờ đây cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi nghiên cứu. 

2.1. Học quản lý văn hóa ở đâu?    

Tại Việt Nam, để chọn một địa điểm đào tạo chuyên ngành quản lý văn hóa vừa uy tín, vừa chất lượng thì không thể không nhắc đến Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Có thể khẳng định, Đại học Văn hóa Hà Nội là chủ thể đi tiên phong về công tác đào tạo ngành quản lý văn hóa.

Trung tâm đào tạo chất lượng này luôn nhận được sự chỉ đạo tận tình và có trách nhiệm trực tiếp từ Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, là một đội ngũ cán bộ giáo viên, giảng viên giảng dạy có chuyên môn, tầm cỡ và sự ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực văn hóa, chương trình đào tạo được thiết kế chuyên nghiệp, mang lại sự thú vị và hứng khởi cho sinh viên khi tham gia học tập. Thực tế cho thấy rằng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội còn đề xuất và khơi nguồn cho ý tưởng đổi mới quy cách, chương trình và phương thức đào tạo ngành quản lý văn hóa để phù hợp với thực tiễn xã hội. 

học quản lý văn hóa ở đâu

Sinh viên học ngành quản lý văn hóa tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ có cơ hội được lựa chọn nghiên cứu riêng biệt các bộ môn là nhóm ngành phụ như sau: Bộ môn Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật; Bộ môn Biểu diễn nghệ thuật; Bộ môn Quản lý di sản văn hóa; Bộ môn Quản lý nhà nước về gia đình; Bộ môn Tổ chức sự kiện văn hóa. Bên cạnh chương trình đào tạo hệ cử nhân, quản lý văn hóa cũng là một trong những chuyên ngành được Đại học Văn hóa Hà Nội đem vào chương trình đào tạo hệ Thạc sĩ và Tiến sĩ cùng hai chuyên ngành khác là Văn hóa học và Khoa học thư viện.

2.2. Điểm chuẩn dự kiến ngành quản lý văn hóa

Hàng năm, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vẫn tuyển sinh theo chương trình chung của Bộ giáo dục đào tạo đề ra. Riêng về chuyên ngành quản lý văn hóa, sẽ xét tuyển các mã tổ hợp môn theo khối C00 và N00.

Hiện nay, chưa có thông tin chuẩn xác về điểm chuẩn của trường Đại học Văn hóa Hà Nội, dự kiến sẽ có điểm chuẩn công bố trước ngày 9/8. Tuy nhiên, 15 điểm là số điểm tối thiểu để bạn có thể vào được trường đại học này, trong đó các môn xét tuyển không bị âm điểm (1 điểm).

Xét theo điểm chuẩn đã công bố ở năm 2018, chúng ta có thể dự kiến điểm chuẩn của các bộ môn phụ trong chuyên ngành quản lý văn hóa thuộc Trường Đại học Văn hóa Hà Nội như sau: Đối với bộ môn Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật là 18 điểm; bộ môn Quản lý nhà nước về gia đình là 17.75 điểm; bộ môn Quản lý di sản văn hóa là 19 điểm;…

Xem thêm: Ngành văn học ra trường làm gì

3. Quản lý văn hóa – Triển vọng phát triển việc làm

Thực tế chứng minh, các ngành trong lĩnh vực kinh tế, khoa học tự nhiên hay công nghệ thông tin có sức hút và sức hấp dẫn hơn so với các ngành văn hóa, và quản lý văn hóa là một trong số đó.

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn và cho rằng sinh viên học quản lý văn hóa nói riêng và các sinh viên học chuyên ngành khác thuộc văn hóa nói chung ít có cơ hội tìm việc làm ở Phú Yên và các tỉnh, thành phố khác, và thậm chí là thất nghiệp. Quan điểm này là khá sai lầm, bởi xã hội hiện nay rất có nhu cầu về nguồn nhân lực cho hoạt động văn hóa và bạn vẫn hoàn toàn có thể tìm việc nhanh với công việc trong ngành này nếu biết cách.

Các cử nhân quản lý văn hóa trong tương lai, sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội được công tác và cống hiến trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật khác nhau. Có thể bao gồm các địa điểm như: các cơ quan, đơn vị hành chính – sự nghiệp văn hóa, các tổ chức, doanh nghiệp văn hóa Chính phủ và phi Chính phủ, các đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quản lý Nhà nước về văn hóa, các tổ chức, đơn vị văn hóa quần chúng và cộng đồng,…

triển vọng phát triển việc làm

Sinh viên quản lý văn hóa sẽ có cơ hội phát triển trong các ngành nghề như: tổ chức sự kiện, quản lý truyền thông xã hội, quản lý văn hóa nghệ thuật, điều hành sự kiện văn hóa, điều hành du lịch, nhà phê bình văn hóa nghệ thuật,… Bạn có thể tìm kiếm được những công việc ngành quản lý văn hóa phù hợp khi tham khảo các thông tin viec lam Binh Thuan và các tỉnh thành khác tại các kênh tìm việc làm hàng đầu Timviec365.vn

Văn hóa là một chủ thể rất cần được bảo tồn, phát triển và truyền bá. Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm hơn đối với nền văn hóa của nước nhà. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây của Hạ Linh, các bạn đã phần nào biết được học quản lý văn hóa ra làm gì? Chúc các bạn may mắn trên hành trình tìm đích đến của thành công!

Có thể bạn quan tâm: Thông tin tuyển sinh Ngành Giáo dục đặc biệt ra làm gì

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Rate this post

Viết một bình luận