Chao là gì? Cách chế biến chao ngon nhất

Chao là một thực phẩm đậm nét Á Đông với hương vị vừa ngọt, vừa chua lại vừa có cả vị mặn khiến bao người dùng thử rồi chỉ muốn tiếp tục thưởng thức.

Vậy chao là gì? Có bao nhiêu loại chao và lợi ích của loại thực phẩm này mang lại như thế nào với con người chúng ta? Hôm nay ẩm thực YAN sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi liên quan đến món chao và cách chế biến các loại chao ngon nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

 
Chao là một loại thực phẩm quen thuộc ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam và miền Trung. (Nguồn: Pinterest)
Chao là một loại thực phẩm quen thuộc ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam và miền Trung. (Nguồn: Pinterest)

Chao là gì?

Chao (Đậu phụ nhữ/đậu hũ nhữ) là món ăn được lên men từ đậu hũ miếng đã ráo nước, tiến hành cấy bào tử của các loại nấm mốc ra ngoài. Chao nổi tiếng với vị thơm ngon, béo ngậy được ví như “Phô mai châu Á” dùng phổ biến ở Việt Nam hay Quảng Đông (Trung Quốc). Đối với những ai không ngửi được mùi đậu hũ lên men thì có lẽ sẽ không thử được vị món ăn này nhưng khi đã thử và yêu thích chao bạn sẽ không quên được nó và chỉ muốn chế biến ra nhiều món ăn ngon miệng hơn từ chao để thưởng thức. 

Có bao nhiêu loại chao ở Việt Nam?

Bạn nghĩ chỉ đơn giản có một loại chao làm từ đậu hũ trắng lên men? Không phải vậy, với bàn tay tài hoa, những người phụ nữ Việt Nam đã đa dạng hóa chao thành 3 loại: Chao trắng, chao đỏ và chao môn.

>> Xem thêm: Ẩm thực Việt Nam được ghi nhận thêm 5 kỷ lục thế giới mới

 
Chao chia thành 2 loại: chao đậu hũ (trái) và chai môn (phải). (Nguồn: Canva)
Chao chia thành 2 loại: chao đậu hũ (trái) và chai môn (phải). (Nguồn: Canva)

  • Đầu tiên là chao trắng và chao đỏ: Có quá trình thực hiện hoàn toàn giống nhau, chúng đều được làm từ đậu hũ ráo nước, để lên men tự nhiên và cuối cùng là thêm gia vị vào. Tuy nhiên, chao đỏ khác với chao trắng ở chỗ nước ngâm của chao đỏ có thêm cơm gạo đỏ có khả năng làm giảm Cholesterol có trong cơ thể.
  • Còn về chao môn: Món ăn này là sản phẩm được sáng tạo bởi người dân Sóc Trăng ở nước ta. Thay vì dùng đậu hũ, họ sử dụng khoai môn để chế biến ra món chao có mùi vị không thua kém gì chao truyền thống.

Cách pha, chế biến chao 

Đối với chao đậu hũ:

 
Chao thông thường được làm từ đậu hũ để ráo rồi tạo hình theo dạng viên vuông. (Nguồn: Canva)
Chao thông thường được làm từ đậu hũ để ráo rồi tạo hình theo dạng viên vuông. (Nguồn: Canva)

  • Bước 1: Nấu sôi nước với muối bột để nguội rồi cho ớt tươi giã nát, ớt bột và rượu vào nước muối và khuấy đều. Tiếp theo, đậy kín nắp và ủ khoảng 2 ngày.
  • Bước 2: Luộc chín đậu hũ trong nước sôi có pha muối hột. Sau khi đậu hũ chín, tắt bếp nhưng vẫn giữ nguyên miếng tàu hũ trong nồi nước muối khoảng 10 phút rồi vớt ra và để ráo nước. Trong quá trình luộc đậu hũ, bạn tuyệt đối không được đậy nắp nồi.
  • Bước 3: Cắt đậu hũ thành từng khối vuông khoảng 2cm và xếp đậu vào khay có lót 1 lớp khăn trắng và 1 lớp giấy. Sau đó, phủ lên đậu hũ 1 lớp khăn trắng rồi tiếp tục dùng màng bọc thực phẩm bọc kín khay đậu.
  • Bước 4: Đặt khay đậu ở nơi kín gió để đậu lên men khoảng 3 – 4 ngày. Sau đó, bạn xếp đậu hũ vào hũ thủy tinh và đổ hỗn hợp nước muối và ớt đã chuẩn bị ở bước 1 vào hũ sao cho nước ngập mặt đậu rồi đậy kín nắp hũ. Sau 10 ngày, chao hình thành và có thể dùng.

Đối với chao môn:

 
Chao môn hay còn gọi là chao khoai môn có nguyên liệu chủ yếu là khoai môn và đậu nành. (Nguồn: FB)
Chao môn hay còn gọi là chao khoai môn có nguyên liệu chủ yếu là khoai môn và đậu nành. (Nguồn: FB)

  • Bước 1: Khoai môn đem gọt vỏ, ngâm với nước muối loãng từ 1-2 phút rồi rửa sạch, để ráo. Cắt thành từng miếng như miếng chao bình thường rồi đem hấp cho khoai đến khi vừa chín tới, sau đó vớt ra, để nguội. 
  • Bước 2: Rửa sạch đậu hũ và luộc trong khoảng 2 phút. Sau đó nhẹ nhàng vớt đậu hũ ra đặt lên một lớp khăn sạch rồi dùng khăn thấm cho bớt nước và cắt miếng vuông vừa ăn. Muối và ớt bột đã rang khô cho một nửa vào bát. Sau đó lăn đậu hũ và khoai môn cắt khúc với hỗn hợp này.
  • Bước 3: Xếp đậu hũ và khoai môn tẩm muối ớt thành từng lớp đều nhau. Sau đó phủ lên trên một lớp vải màn mỏng hoặc lá chuối sẽ giúp giữ kín hơi của đậu và khoai. 
  • Bước 4: Hòa phần muối và ớt rang còn lại với nước sôi sau đó khuấy đều, dùng rây để lọc cặn, chỉ lấy phần nước đã lọc. Xếp phần đậu và khoai đã lên men vào hũ làm chao, từ từ đổ nước muối và rượu rồi đậy kín nắp. Đặt hũ chao ở nơi thoáng mát từ 10 – 15 ngày, khi thấy chao nổi lên lúc này bạn có thể dùng được. 

(lưu ý: cách làm này không có thông số cụ thể, nếu nhu cầu chế biến khác bạn cần thay đổi các số liệu thích hợp).

Những lợi ích sức khỏe chao mang lại

Chao tuy “nhỏ nhưng có võ” khi chứa rất nhiều dinh dưỡng phong phú bên trong những miếng đậu hũ lên men bé nhỏ. Trong chao có chứa vitamin B2 và B12 gấp 6 – 7 lần đậu hũ thông thường. 

 
Trong chao chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. (Nguồn: Pinterest)
Trong chao chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. (Nguồn: Pinterest)

Ngoài ra, quá trình lên men vi sinh sẽ làm giảm axit phytic nhờ đó nâng cao sự hấp thụ chất sắt. Ăn chao trong một thời gian sẽ có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh huyết khối, giúp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh.Trong chao có chứa loại men Monascus purpureus. Nhờ đó, chúng có thể làm giảm lượng Cholesterol có trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn dễ tiêu hơn vì các chất Protid, Lipid, Gluxit đã được thủy phân. Do đó, chúng sẽ dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn, hỗ trợ tuyệt vời cho quá trình tập luyện hay giảm cân của chúng ta.Đặc biệt. chao môn còn hỗ trợ chữa trị bệnh đái tháo đường và các triệu chứng về tim mạch.

>> Công thức bếp: Pha 7 loại nước chấm cực ngon thỏa lòng những người sành ăn

Các món ngon từ chao

Chao thường được dùng như một loại nước chấm, có thể để nguyên hoặc dầm nhuyễn chao ra thành hỗn hợp lỏng. Bên cạnh đó, chao còn dùng làm gia vị ướp thay cho nước tương, nước mắm làm hương vị món mặn phong phú hơn, kích thích vị giác ăn ngon miệng đồng thời hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và cung cấp nhiều protein hơn so với nước tương, nước mắm. Những món ăn thường được người dân chế biến với chao có thể kể đến như: Rau luộc chấm chao, thịt bò nướng chấm chao, vịt nấu chao, vú heo nướng chao, thịt heo kho chao, cánh gà nướng chao,…

 
Chao được chế biến rất đa dạng để phù hợp với khẩu vị từng gia đình, từng người. (Nguồn: Canva)
Chao được chế biến rất đa dạng để phù hợp với khẩu vị từng gia đình, từng người. (Nguồn: Canva)

>> Thông tin liên quan: 3 cách làm vịt nấu chao ngon đậm đà tại nhà

Một lưu ý nhỏ rằng nếu bạn có triệu chứng huyết áp cao, bệnh thận hay viêm loét bao tử thì đừng nên dại dột mà dùng món chao này nhé. Vì lượng muối có trong chao được khuyến cáo là không tốt cho những bệnh nhân mắc các bệnh trên. Đặc biệt, chao tuyệt đối không được dùng với mật ong vì 2 loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ gây tiêu chảy.

Vừa rồi là vài thông tin giới thiệu về chao – “Phô-mai châu Á” là gì và những cách chế biến ngon nhất, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về thực phẩm này.

Và đừng quên theo dõi YAN để luôn cập nhật nhiều thông tin ẩm thực hấp dẫn nhé!

ẨM THỰC SÓC TRĂNG: NHỮNG MÓN NGON KHÔNG THỂ BỎ LỠ

Chao môn hay còn gọi là chao khoai môn là một sáng tạo của người dân Sóc Trăng – “Xứ sở chùa vàng” của Việt Nam. Ẩm thực Sóc Trăng rất đa dạng với nhiều món ăn khác nhau từ món khô đến món nước, từ món mặn đến món chay,… Và cũng tại đây, không chỉ có mỗi món chao môn mà còn có những đặc sản khiến khách tham quan đến ăn rồi sẽ nhớ mãi.  

Những món ăn đặc sản của Sóc Trăng có thể kể đến như: Bánh pía, bún nước lèo, bánh cóng, bánh ống,… Vị của chúng có gì ngon và chúng làm từ gì? Hãy để YAN giới thiệu đến bạn TẠI ĐÂY nhé!

Món chao, Hũ chao, Mua chao ở đậu, Cách làm chao, Cách ăn chao, Cháo ngon, Cách nhận biết chao bị hư, Cách làm chao môn, Cách làm chao đậu hũ, Cách làm chao Huế, Cách làm chao thúi, Cách làm chao đỏ, Cách làm chao môn, Cách làm chao thối, Quy trình làm chao, Món chao.

Rate this post

Viết một bình luận