Cháo sò huyết nấu với rau gì và cách nấu cháo sò huyết cho bé

“Sò huyết” là một trong những hải sản có nhiều chất dinh dưỡng được các chuyên gia khuyên nên sử dụng thường xuyên vào các bữa ăn, đặc biệt là các món ăn cho bé. Trong đó, cháo sò huyết được khá nhiều người yêu thích và muốn học cách chế biến. Hiểu được điều này, hôm nay, Cet.edu.vn sẽ gửi đến bạn cách nấu cháo sò huyết ngon cùng những công dụng tuyệt vời của sò huyết nhé.

Sò huyết

Sò huyết là nguyên liệu chế biến món ăn được nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)

Sò huyết có tác dụng gì?

Theo đông y, sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm và có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe:

  • Chữa cơ thể suy nhược, lao phổi: 100gr thịt sò huyết, nấu chín hoặc kết hợp với 100gr lá hẹ, ninh nhừ và ăn làm 2 lần trong ngày.
  • Chữa kinh nguyệt ra nhiều: 100gr thịt sò huyết đem nấu với 50gr thịt lợn, ăn trước ngày hành kinh.
  • Chữa béo phì, cao huyết áp: 100gr thịt sò huyết, 50gr thảo quyết minh, nấu chín ăn 1 bữa trong ngày.
  • Chữa ợ chua, đau dạ dày: Vò sò huyết đem tán bột, mỗi ngày uống từ 12 – 30gr dưới dạng nước sắc, uống trước bữa ăn.
  • Chữa đại tiện ra máu: bột vỏ sò uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 10 – 15gr, uống cùng với nước ấm.
  • Chữa cam răng: Bột vỏ sò bạn đem uống 3 lần/ ngày: sáng, trưa, tối, 3 – 5gr/ lần.
  • Chữa bầm tím, tụ máu: bột vỏ sò uống 2 lần/ ngày: sáng, tối, 10 – 15gr/ lần uống cùng với nước ấm, có thể hòa chút rượu trắng uống.
  • Thuốc bổ dương: Dùng trong một số món ăn bài thuốc: cháo sò huyết, sò huyết xào mì, xào bơ tỏihuyết xào me, rang me, huyết rang me

Cháo sò huyết nấu với rau gì?

Với món cháo sò huyết, bạn có thể biến tấu thành nhiều món khác nhau bằng cách kết hợp các loại rau khi chế biến. Vậy, loại rau nào có thể kết hợp với cháo sò huyết?

Theo các chuyên gia, cháo sò huyết có thể nấu cùng với các loại rau cải như: bó xôi, cải ngọt, cải xanh hoặc rau thơm như hành lá, rau mùi. Bên cạnh đó, với cách nấu cháo sò huyết cho bé cùng khoai môn, món cháo sẽ hấp dẫn trẻ nhỏ lẫn người lớn đấy. Sò huyết bổ dưỡng, điểm thêm các chất từ rau củ sẽ là món ăn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho bé phát triển tốt hơn. Nào hãy vào bếp nấu cháo sò huyết cho bé mà chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây nhé!

cải bó xôi.
Cháo sò huyết có thể nấu cùng cải bó xôi. (Ảnh: Internet)

Cách nấu cháo sò huyết cho bé

Món cháo sò huyết nấu với rau cải non cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe phù hợp với các bé ăn dặm. Nào, cùng vào bếp tìm hiểu ngay cách làm món ngon này nào.

Nguyên liệu món cháo sò huyết cho bé

  • Gạo tẻ (20 gr)
  • Gạo nếp (20 gr)
  • Sò huyết (50 gr)
  • Thịt bò (150 gr)
  • Nấm rơm (150 gr)
  • Tôm sú (3-4 con)
  • Gừng (1 nhánh)
  • Hành lá
  • Hành khô
  • Rau cải non
  • Chanh
  • Ớt
  • Gia vị: bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu

Hướng dẫn cách nấu cháo sò huyết cho bé

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo nếp, gạo tẻ vo qua nước khoảng 2-3 lần cho sạch.
  • Hành khô cùng tỏi bóc bỏ, đập dập rồi băm nhỏ.
  • Gừng cạo vỏ, đập dập, băm nhuyễn.
  • Chanh vắt lấy nước cốt.
  • Hành lá và rau thơm nhặt, rửa sạch rồi cắt nhỏ.
  • Sò huyết ngâm cho nhả bùn đất rồi rửa sạch vỏ ngoài.
  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ, thịt bò rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Nấm cắt bỏ chân rồi rửa sạch.
  • Rau cải non rửa sạch rồi đem xay nhuyễn.

Bước 2: Chế biển sò huyết

  • Cho sò huyết cho vào nồi luộc chín. Sau đó, tách vỏ, lấy thịt bên trong. Tương tự, tôm bạn cũng luộc chín.
  • Lưu ý: bạn cần phải rửa thật sạch sò huyết để sau khi luộc xong, chúng ta sẽ lấy nước luộc để nấu cháo.

àm sạch sò huyết

Lưu ý làm sạch sò huyết trước khi luộc (Ảnh: Internet)

Bước 3: Chế biến tôm và thịt bò

  • Tôm khi luộc chín, bạn vớt ra ướp với chút tỏi, hành cùng với 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu trong khoảng 15 phút để tôm ngấm đều các gia vị.
  • Cho thịt bò vào tô nhỏ rồi ướp cùng với gừng, tỏi, 1 thìa cà phê hạt tiêu cùng với 1 thìa cà phê hạt nêm, ướp khoảng 10 phút.
  • Khi tôm đã ngấm gia vị, bạn tiến hành cho phi thơm tỏi rồi cho tôm vào, đảo đều tay với lửa lớn khoảng 3 phút thì tắt bếp.

Bước 4: Nấu cháo

  • Cho một ít dầu ăn vào chảo, đun nóng thì cho tỏi vào, phi thơm rồi cho gạo vào đảo qua khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Sau đó, bạn cho gạo vào nước luộc sò huyết cùng với 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê dầu ăn, chút gừng băm nhuyễn. Cho thêm một lượng nước vừa đủ vào rồi ninh cho đến khi các hạt gạo nở ra thì bạn cho sò huyết, nấm, tôm vào.
  • Tiếp tục nêm thêm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu sao cho cháo vừa ăn là được.
  • Tiếp nữa, bạn cho thịt bò băm nhỏ và rau cải non xay nhuyễn vào cháo, dùng muôi đảo đều rồi đun khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Lưu ý: bạn không nên đun cháo quá lâu sau khi cho thịt bò vào vì như vậy thịt bò sẽ dai và cháo không được ngon.

Bước 5: Hoàn thành món cháo sò huyết

Cho cháo ra bát rồi cho thêm chút hành lá và rau thơm vào là món chào sò huyết với rau cải non đã hoàn thành. Bây giờ, bạn hãy cho bé thưởng thức nhé!

cháo sò huyết

Món cháo sò huyết thơm ngon, bổ dưỡng (Ảnh: Internet)

Với cách nấu cháo sò huyết ngon mà CET vừa hướng dẫn ở trên, bạn còn chần chừ gì mà không vào bếp ngay và trổ tài nấu nướng của mình. Chúc bạn thành công!

Rate this post

Viết một bình luận