Hết say nắng nhanh chóng nhờ ăn uống
Bài thuốc gia truyền trị say nắng hiệu quả
Lời khuyên của thầy thuốc
Say nắng chỉ xảy
ra với những người phải làm việc, hoặc hoạt động lâu ngoài trời nắng.
Người say nắng
thường có một số biểu hiện như sau:
– Có
biểu hiện sốt cao trên 39,8 độ C, lúc đầu thở sâu, mạch nhanh, sau đó
là thở nông và mạch yếu, đồng tử giãn, lú lẫn, mê sảng, co giật,
ngất.
– Sờ
vào da thấy da nóng và khô.
– Người mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy.
Dấu hiệu trẻ
em bị say nắng:
trẻ mệt mỏi, mắt lờ đờ, cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt có
thể lên đến 40-41 độ C; nhịp thở nhanh nông; mạch yếu, khó bắt hoặc
không bắt được. Nếu trẻ say nắng nặng, trẻ có biểu hiện: cơn co giật,
hôn mê.
Trong bài viết này Lương y Nguyễn Hữu Toàn sẽ đưa ra một số lời khuyên giúp bạn hết say nắng bạn có thể tham khảo.
1. Những việc cần
làm ngay khi bị say nắng:
Khi gặp người say
nắng cần: đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát, đặt bệnh nhân nằm ngửa,
chân gác lên cao, quạt mát cho bệnh nhân, cởi bỏ bớt quần áo. Cho
bệnh nhân uống nước oresol (nếu ko có pha chút muối, đường vào nước)
hoặc nước chanh, cam, chè tươi, cà phê,… Dùng khăn mát chườm lau
nách, háng và người nạn nhân. Trường hợp nạn nhân bị ngừng tim cần
tiến hành ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Sau đó nhanh
chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện nếu nạn nhân không uống được
nước, bị nôn liên tục, sốt tăng liên tục, đau ngực, khó thở, đau
bụng, bất tỉnh.
2. Những việc
không nên làm khi bị say nắng:
– Không nên uống quá nhiều nước:
Không uống nước quá nhiều một lúc mà nên chia làm nhiều lần, mỗi lần
uống một ít. Vì nếu uống liền lúc quá nhiều nước không những ảnh
hưởng đến chức năng tiêu hóa mà còn làm loãng dịch dạ dày, khiến cơ
thể ra quá nhiều mồ hôi, từ đó gây mất nước và lượng muối trong cơ
thể. Trường hợp nghiêm trọng còn gây chuột rút đường đột.
–
Không nên cho ăn
hoa quả lạnh:
Những người
thường xuyên bị say nắng khi ra ngoài trời thường bị suy nhược về tì
và vị (dạ dày), nếu ăn quá nhiều hoa quả lạnh, những thực phẩm tính
hàn dễ làm tổn thương đến dạ dày, gây trướng bụng, tiêu chảy, đau
bụng.
– Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ:
Sau khi bị cảm
nắng, tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, để phần
nào giúp cơ thể thích ứng với chức năng tiêu hóa của dạ dày trong
mùa hè oi bức. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, dạ
dày bị tăng thêm gánh nặng khiến lượng lớn máu của cơ thể dồn đọng ở
đường tiêu hóa, lúc đó sẽ thiếu máu để đưa lên não, làm cho cơ thể
có cảm giác mệt mỏi hơn, chứng khó tiêu hóa lại thêm trầm trọng.
– Không nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng:
Sau khi bị say nắng, hơi nóng vẫn chưa hoàn toàn hạ hỏa. Việc ăn
uống các loại thực phẩm quá giàu chất dinh dưỡng không những chẳng
có tác dụng giải cơn say nắng, ngược lại còn kéo dài thêm khí nóng
trong người, gây thêm mệt mỏi và hại cho đường tiêu hóa.
3. Những thực phẩm giúp chòng
chống say nắng:
Xoài xanh:
Xoài được coi là thuốc phòng chống say nắng. Lý do là trong xoài
giàu vitamin C nên giúp làm tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm lạnh
mùa hè.
Sữa:
Các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng “hạ
họa” và đẩy lùi say nắng.
Nước dừa:
Nước dừa được mệnh danh là siêu thực phẩm với nhiều dinh dưỡng như
magie, kali, muối, đường tự nhiên. Những thành phần này giúp cơ thể
vừa bớt háo nước vừa giải nhiệt nên chống nắng rất tốt.
Mướp đắng:
Mướp đắng là trái cây có tính mát, vị đắng, có thể giúp giải nhiệt
tốt, giảm bớt mệt nhọc. Các chuyên gia khuyên, vào mùa hè bạn nên
tăng cường ăn mướp đắng để cải thiện sức khỏe.
Củ hành:
Nhờ giàu hàm lượng lưu huỳnh nên khi ăn hành củ bạn sẽ ngăn được cơn
sốt có thể dẫn đến say nắng.
Nước chanh:
Chanh giàu hàm lượng vitamin C. Uống nước chanh sẽ loại bỏ được
chóng mặt, buồn nôn, thường diễn ra vào ngày hè oi ả. Ngoài ra còn
giúp ngăn chặn sốt, bệnh sởi và mụn đậu mùa.
Dưa hấu:
Dưa hấu có nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe của chúng ta như đường mía,
gluco, fructose, citrulline, axit propionic, alanine, axit glutamic,
arginine, axit phosphoric, axit malic, muối, carotene, vitamin C…
đều tốt cho chống say nắng.
Đậu xanh:
Khi bạn làm việc chân tay nặng nhọc hay đi ngoài đường về đẫm mồ hôi
thì nên uống một cốc nước chè đỗ xanh, sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể
say nắng và các bệnh liên quan đồng thời xóa đi sự mệt mỏi sau thời
gian hao tốn năng lượng.
Dưa chuột:
Y học cổ truyền Trung Hoa có viết rằng dưa chuột là trái cây có tính
mát và đắng nên có thể giúp hạ nhiệt, thúc đẩy tiểu tiện và hạ thấp
nồng độ cholesterol trong cơ thể…
Bí ngô:
Trong quả bí ngô có chứa nhiều chất beta – carotene, thành phần giúp
bảo vệ sức khỏe của da. Ngoài ra, theo đông y thì bí ngô còn giúp hạ
nhiệt và chống say nắng tốt.
Uống nhiều nước:
Nước đóng vai trò điều chỉnh hệ thống làm mát cơ thể, đặc biệt là
khi bạn làm việc nặng nhọc hay tập thể dục vào ngày hè oi bức…
4. Phòng bệnh:
– Khi đi ra ngoài nắng cần phải có
nón, khăn che mặt.
– Cần có chòi, trại để nghỉ mát khi
làm việc suốt ngày ngoài nắng.
– Mùa hè không nên uống nhiều nước
đá lạnh hay quạt trực tiếp cho mát.
Theo www.thaythuoccuaban.com tổng hợp
Xem tiếp >>