Mọi người ngày càng quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Chế độ ăn healthy cũng thường xuyên được các chuyên gia dinh dưỡng nhắc đến. Vậy chế độ ăn healthy là gì? Cần lưu ý những gì khi thực hiện chế độ ăn uống healthy? Cùng Sapo đi tìm câu trả lời nhé.
1. Chế độ ăn healthy là gì?
Healthy là chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn healthy là một chế độ ăn uống được đặc trưng bởi các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho cơ thể. Đây là một thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe, hạn chế các chất có hại và lượng calo nạp vào cơ thể.
Chế độ ăn healthy chứa nhiều nhóm thực phẩm đa dạng, cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất bao gồm:
– Tăng lượng rau củ, trái cây, ngũ cốc lúa mạch
– Bổ sung protein có trong các loại thịt, cá, đậu, trứng, các loại hạt
– Tăng khoáng chất như canxi, magie,..
– Hạn chế các chất béo, đường, natri,..
Để chế độ ăn healthy phát huy tốt nhất tác dụng của nó, mọi người nên kết hợp với việc rèn luyện sức khỏe, tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý và tránh căng thẳng, lo âu.
Chế độ ăn healthy là gì?
2. Chế độ ăn healthy mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Chế độ ăn healthy mang lại rất nhiều lợi ích, giúp duy trì và cải thiện sức khỏe tổng quát. Một chế độ ăn healthy mang lại cho cơ thể những lợi ích như:
– Tăng sức đề kháng: những món ăn healthy bổ sung đầy đủ các chất giúp cơ thể nâng cao miễn dịch, sản sinh kháng thể ngăn các vi khuẩn, bệnh tật, giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.
– Phòng tránh cao huyết áp, suy thận: Những thức ăn healthy hầu hết là các thực phẩm tươi sạch, ít đường giúp giảm trọng tải cho tim và thận.
– Giảm cân và duy trì vóc dáng: các chất trong rau củ quả và các món ăn healthy đem lại cảm giác no nhanh hơn, làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
– Ngủ ngon, giảm căng thẳng, cung cấp năng lượng cho cơ thể: Khi ăn uống đủ chất và các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh, nhiều năng lượng. Cơ thể khỏe mạnh khiến cho tâm trạng tốt hơn, không căng thẳng, mệt mỏi và dễ ngủ hơn.
3. Một số lưu ý khi ăn uống healthy bạn nên biết
3.1 Tránh xa rượu, bia, các chất kích thích khác
Rượu, bia và các chất kích thích có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Uống quá nhiều rượu, bia sẽ sinh ra các bệnh liên quan đến gan, dạ dày và bệnh tim. Đó đều là những bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Các chất kích thích còn gây ra cảm giác chán ăn làm cho lượng dưỡng chất đưa vào cơ thể bị giảm. Đặc biệt khi đói, các chất kích thích còn gây buồn nôn, còn cào, nhịp tim không ổn định, huyết áp tăng cao, tăng sức ép gây tổn thương gan.
Sử dụng các chất kích thích lâu dài dẫn đến mất ngủ, cơ thể mệt mỏi.
Tránh xa rượu, bia, các chất kích thích khi ăn healthy
3.2 Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn là những thực phẩm ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ bảo quản và không tốt cho sức khỏe. Các sản phẩm này thường sử dụng các chất bảo quản để giữ thực phẩm được lâu ngày hơn, các chất trong thực phẩm sẽ bị biến dạng hoặc biến mất, chất dinh dưỡng không còn đủ như thực phẩm tươi sống và chế biến.
Đặc biệt, các chất bảo quản thường không tốt cho cơ thể. Khi sử dụng chất bảo quản thường xuyên trong một thời gian dài sẽ làm suy yếu các mô tim, gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản. Các chất bảo quản có chứa BHA, BHT có thể gây ung thư, dị ứng hô hấp, ảnh hưởng tới gan và hệ thần kinh.
3.3 Kiêng ăn đường, đồ ngọt
Đường là thức ăn gây béo phì, thừa cân. Nạp quá nhiều đường vào cơ thể còn có thể gây ra các bệnh như cao huyết áp, tim, đái tháo đường. Ăn nhiều đường còn dễ bị rối loạn tiêu hóa, tăng đường trong máu gây ra bệnh tiểu đường, béo phì.
Những người ăn nhiều đường còn làm cho khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, C, B12,… Đường còn gây ra tình trạng tăng glucôza trong máu, làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi.
3.4 Ăn uống chậm rãi, đúng giờ
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, ăn chậm nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền nát và dễ dàng hấp thụ các chất. Việc nhai nhanh sẽ khiến dạ dày bị đau, khó tiêu.
Bạn nên ăn vào giờ cố định bởi cơ thể cũng có đồng hồ sinh học riêng. Vào những giờ đó, dạ dày sẽ tiết dịch tiêu hóa và nếu không có thức ăn sẽ khiến bạn đau dạ dày.
Ví dụ như các chuyên gia khuyên rằng không nên ăn sau 8h tối. Sau khoảng thời gian này có thể ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa. Khi ngủ, hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại một cách tự nhiên bởi sự trao đổi chất chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi. Nằm ngủ ngay sau khi ăn cũng dẫn tới các triệu chứng như đầy hơi, trào ngược.
Ăn uống theo đồng hồ sinh học của cơ thể
4. Những thực phẩm nên có trong thực đơn ăn uống healthy
Chế độ ăn uống healthy không quá nghiêm khắc nhưng đòi hỏi sự đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng lành mạnh. Sapo sẽ gợi ý cho bạn những thức ăn healthy nên có trong thực đơn ăn uống healthy hằng ngày
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây: Rau xanh và trái cây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin. Đây còn là các chất được nạp vào cơ thể từ nguồn tự nhiên, kích thích tiêu hóa tốt. Bạn nên duy trì ăn rau xanh, trái cây thường xuyên để đảm bảo cân bằng cho cơ thể.
– Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt: cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất khoáng, chất đạm, hợp chất thực vật. Ăn uống các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt còn giúp cơ thể chống oxy hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.
– Các thức ăn chứa protein: Protein có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Không chỉ bổ sung protein, các thực phẩm này còn bổ sung các nguồn chất khoáng, vitamin, chất béo tư nhiên. Bổ sung protein giúp tăng trưởng và phát triển cơ bắp bình thường; làm giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim.
Một số thực phẩm nên có trong thực đơn ăn uống healthy
Chế độ ăn healthy được yêu thích và phổ biến với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quá trình rèn luyện ăn uống healthy, tập luyện cần có sự nỗ lực và kiên trì. Hy vọng một số thông tin trên sẽ giúp ích cho quá trình ăn uống healthy của bạn.