Chế độ ăn healthy là gì? Và tác dụng của nó – caothanhdat.net

Gần đây, healthy food hay healthy là gì nằm trong TOP các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên các trang Web, đi kèm những lời đồn về chế độ ăn kiêng cho mục tiêu giảm cân thần tốc. Hiểu đơn  giản, khái niệm này chỉ những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hướng tới 1 chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh.

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhau và giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải ăn một chế độ ăn uống cân bằng trong suốt cuộc đời của bạn. Dưới đây sẽ giải đáp cho việc eat clean and healthy là gì mà mọi người thường thắc mắc.

Chế độ Healthy được hiểu theo nghĩa “ăn thức ăn dưới dạng nguyên thuỷ nhất của nó”. Chế độ dinh dưỡng này hướng tới việc sử dụng những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng khoa học và lành mạnh nhưng không quá khắt khe.

Thay vào đó nó khuyến khích việc sử dụng những thực phẩm lành mạnh, không qua chế biến, không chứa (hoặc ít) chất phụ gia, không dư thừa lượng đường, muối và chất béo.

Một trong số những lợi ích của chế độ ăn Healthy là tránh tình trạng tích tụ mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân tự nhiên mà vẫn đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó giúp cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động.

– Cân đối : cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với số lượng và tỷ lệ cần thiết.

– Tốt cho sức khỏe : không đủ để đáp ứng các yêu cầu về chất dinh dưỡng nhưng người ta cũng cho rằng chế độ ăn uống có tác động tích cực đến sức khỏe thông qua một số hợp chất đã được chứng minh là có một số lợi ích.

– Dễ chịu : thực phẩm có vai trò quan trọng về tâm lý và văn hóa xã hội. Nó cũng phải ngon miệng, vì vậy bạn phải chăm sóc các khía cạnh ẩm thực.

– Kinh tế : phù hợp với khả năng của mỗi người để có thể tiến hành. Thực phẩm tốt nhất không phải là thực phẩm dinh dưỡng và cũng không phải là đắt nhất.

– An toàn : hợp vệ sinh, tránh ngộ độc thực phẩm.

chế độ ăn healthy

Vậy chế độ ăn healthy là gì ?

Hoàn chỉnh: bởi vì nó chứa tất cả các nhóm thực phẩm, kết hợp với nhau, cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

Cân bằng: vì nó kết hợp lượng thức ăn thích hợp nhưng không dư thừa.

Đủ: vì nó đáp ứng nhu cầu của cơ thể cho phép tăng trưởng và phát triển ở trẻ em và duy trì trọng lượng cơ thể trong giới hạn khuyến cáo cho người lớn.

Đa dạng: bởi vì nó cung cấp sự đóng góp cần thiết của vitamin và khoáng chất, bằng cách bao gồm các nhóm thực phẩm khác nhau.

Đọc thêm: Chế độ ăn thuần chay

2. Tác dụng “tuyệt vời” của chế độ healthy

chế độ ăn healthy

Không chỉ đơn thuần giúp giảm cân,  chế độ ăn Healthy Food còn vô cùng hữu ích trong việc ngăn chặn 1 số loại bệnh như bênh tim và ung thư…

Giảm cân và duy trì vóc dáng

Bởi chất xơ trong rau – củ – quả và ngũ cốc nguyên hạt đem lại cảm giác no nhanh hơn, nên việc sử dụng chúng để thay thế cho thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ giúp bạn giảm đi lượng calo nạp vào hàng ngày.

Một dấu hiệu dễ thấy nhất khi lượng calo nạp vào đủ để giảm cân, là cảm giác thư thái nhẹ nhàng của cơ thể.

Điều hòa lượng đường trong máu

Các thực phẩm như soda, kem, bánh mì trắng… mà bạn tiêu thụ hàng ngày rất dễ làm tăng lượng đường trong máu. Sau 1 khoảng thời gian cơ thể không thể thể xử lí lượng glucose thường xuyên, sẽ dẫn đến căn bệnh Tiểu đường loại 2.

Lúc này, những loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch và gạo lứt sẽ làm chậm lại dòng chảy của đường tới máu, giúp điều hòa lượng đường huyết

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư

Chất béo trong dầu oliu, bơ, cá và các loại hạt sẽ là lựa chọn hàng đầu giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Hơn thế nữa, rau quả chứa các chất oxi hóa, giúp tìm kiếm đồng thời phát hiện những tế bào gây ra ung thư.

3. Một số nguyên tắc của chế độ ăn healthy

1. Uống đủ nước

Đây là thói quen rất tốt; bởi nó giúp thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, mang lại rất nhiều lợi ích khác như tăng cảm giác no, hỗ trợ giảm cân…

2. Ăn chậm – nhai kỹ – no lâu.

Bạn nên ăn từng miếng nhỏ, không sử dụng thiết bị điện tử hay xem phim trong khi ăn để có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị và tiêu hóa tốt nhất.

3. Nấu ăn tại nhà

Chúng ta không thể chắc chắn về nguồn gốc nguyên liệu và phụ gia trong quá trình chế biến món ăn ở tiệm, nhà hàng hay thức ăn chế biến sẵn. Do đó tự nấu ăn là cách hữu hiệu nhất giúp bạn kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Hạn chế sư dụng dường trắng 

Đặc biệt là các loại đường đã qua nhiều lần tinh luyện, tẩy trắng. Nếu muốn ăn ngọt; bạn nên bổ sung thực phẩm từ thiên nhiên như mật ong hoặc syrup.

5. Bổ sung thêm nhiều rau, củ, quả

Rau, củ, quả cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng nhưng lại chứa ít calo, không đường và chất bảo quản… Khi nạp vào cơ thể chúng sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời giảm nguy cơ mắc những vấn đề về sức khỏe khác.

6. Đọc kỹ, hiểu rõ các thành phần

Hãy tập thói quen đọc nhãn thực phẩm để chắc chắn về những gì bạn sẽ nạp vào cơ thể.

7. cắt giảm tối đa chất tạo ngọt nhân tạo

Đây là các thành phần có trong đồ nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, trà sữa, cà phê… làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và các vấn đề về tim mạch khác.

8. Hãy chọn lọc thực phẩm hữu cơ

Những thực phẩm này sẽ tăng khả năng miễn dịch và góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Bạn nên ưu tiên các thực phẩm được trồng hoặc nuôi tự nhiên, không chứa thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng.

9. Nên dùng thực phẩm rõ nguồn gốc, tươi sống.

Sữa, bông cải xanh, ngũ cốc, yến mạch, đậu, thịt gà tươi sống… là những thực phẩm quan trọng trong ăn uống sạch (Eat clean). Bên cạnh đó bạn cần hạn chế tối đa các thực phẩm đóng hộp như trái cây, thịt hộp; ngưng sử dụng thực phẩm, đồ ăn vặt đã qua chế biến bởi chúng chứa hàm lượng natri cũng như các chất phụ gia nhân tạo ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

4. Một số gợi ý về thực đơn 7 ngày theo chế độ ăn healthy cho bạn

Ngày 1.

  • Bữa sáng: ¾ chén yến mạch cán mỏng + 1 quả chuối tiêu + 1 ly sữa tách kem.
  • Bữa trưa: 112g ức gà luộc + 1 lát bánh mì ngũ cốc + rau tùy thích + cà chua bi + trái cây ít đường. (bơ, dâu tây, Kiwi…)
  • Bữa tối: Cá hồi, cá ngừ kèm khoai tây nghiền, bông cải xanh luộc.

Ngày 2.

  • Bữa sáng: Sinh tố bơ chuối và 2 quả trứng luộc.
  • Bữa trưa: Soup rau củ.
  • Bữa tối: Ức gà nướng sốt hành (tự pha) ăn kèm rau bó xôi.

Ngày 3.

  • Bữa sáng: Yến mạch + sữa không đường + vài múi bưởi.
  • Bữa trưa: Salad thịt bò trộn xà lách + sữa hạnh nhân + hạt óc chó.
  • Bữa tối: Tôm hấp (112g) + 1 củ khoai tây nướng + 1 hộp sữa chua Hy Lạp.

Ngày 4.

  • Bữa sáng: Sandwich bơ trứng. (Nên sử dụng bánh mì ngũ cốc)
  • Bữa trưa: Súp gà ngô non + bò bít tết măng tây + sữa óc chó hạnh nhân (tự làm).
  • Bữa tối: Cá hồi áp chảo + ngũ cốc nguyên hạt + 1 quả táo.

Ngày 5.

  • Bữa sáng: Sinh tố chuối bơ đậu phộng + 1 ly sữa không đường + trái cây tùy loại.
  • Bữa trưa: Thịt lợn hun khói + dâu tây ăn kèm sữa chua (có đường hoặc không đường đều được).
  • Bữa tối: 1 chén cơm gạo lứt + Salad rau mầm cà chua bi + 1 quả trứng luộc.

Ngày 6.

  • Bữa sáng: Ngũ cốc nguyên hạt trộn sữa chua không đường + 1 bánh mì hạt.
  • Bữa trưa: 1 củ khoai lang luộc + 1 đĩa rau củ luộc + thịt gà áp chảo + 1 ly sữa hạt.
  • Bữa tối: 1 cốc sinh tố bơ + 1 dĩa salad dưa chuột cà chua bi.

Ngày 7.

  • Bữa sáng: 5 quả mâm xôi + sinh tố đu đủ + 1 phần kiwi và rau xanh
  • Bữa trưa: Ức gà xào ớt chuông bằng dầu oliu + Canh trứng cà chua + đậu cove luộc.
  • Bữa tối: Salad nấm rau bina.

Xem thêm: Dinh dưỡng là gì? làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng tốt

 

 

 

 

 

4.7

/

5

(

3

bình chọn

)

Rate this post

Viết một bình luận