Còn gì tuyệt vời hơn khi vào những ngày gió lạnh vừa nhâm nhi tách trà, vừa thưởng thức miếng chè lam dẻo ngọt, thơm ngon. Cách làm chè lam dân dã đặc trưng của vùng thôn quê Bắc Bộ này cũng không hề khó. Mời bạn tìm hiểu cùng VinID qua những thông tin bài viết!
Nội dung chính
- 1. Chè lam là gì? Nguồn gốc của chè lam
- 2. Cách làm bánh chè lam
- 2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 2.2. Cách thực hiện
- 2.3. Yêu cầu thành phẩm món chè lam
- 3. Cách bảo quản chè lam vẫn giữ được vị ngon
- 1. Nguồn gốc chè lam Phủ Quảng Thanh Hoá
- 2. Chè lam Phủ Quảng xứ Thanh có gì đặc biệt?
- 3. Khám phá cách làm chè lam chuẩn vị xứ Thanh
- 4. Thưởng thức chè lam Phủ Quảng – Đặc sản Thanh Hoá
- Video liên quan
1. Chè lam là gì? Nguồn gốc của chè lam
Nguồn gốc
Chè lam từ lâu đã trở thành một món ăn văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam, đặc biệt vùng thôn quê Bắc Bộ. Trước đây, chè lam thường được làm và ăn vào dịp lễ tết, ngày nay chè lam được xem như món quà vặt, ăn quanh năm.
Chè lam mới nghe tên khiến nhiều người nhầm tưởng là món chè nhưng thực chất là món bánh được làm từ bột, mật mía kết hợp cùng lạc (đậu phộng). Đây là món bánh có vị ngọt thanh, bùi bùi, dẻo thơm khiến không ít người “mê mẩn” ngay từ lần ăn đầu.
Chè lam có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất là món chè lam của Thạch Xá – Hà Nội, chè lam Thanh Hóa và chè lam Bắc Giang.
Mỗi vùng quê làm món ăn này lại có những thay đổi nhỏ về nguyên liệu và công thức làm chè lam. Tiêu biểu như ở Bắc Giang và Thanh Hóa thường dùng mật mía để nấu bánh, còn với Thạch Thất thường sử dụng đường tinh luyện.
Ý nghĩa tên gọi chè lam
Tên gọi chè lam xuất hiện từ rất lâu và được lưu truyền tới bây giờ nên ít người biết đến ý nghĩa ban đầu của nó. Chỉ biết tên gọi này đã in sâu vào tâm trí của nhiều thế hệ.
Chính vì vậy, khi nhắc đến chè lam, người ta hình dung ngay ra hương vị, sự thơm ngon của món bánh dân dã nổi tiếng vùng Bắc Bộ này.
2. Cách làm bánh chè lam
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
-
300g bột bỏng gạo nếp rang
-
150g bột bỏng gạo tẻ rang
-
150g mật mía
-
50g mạch nha
-
30g gừng tươi
-
50g lạc (đậu phộng) rang
2.2. Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Gạo nếp và gạo tẻ chọn loại ngon, sàng sảy sạch và rang thơm. Sau đó, cho các loại gạo này nổ bỏng và xay thành bột mịn.
-
Gừng tươi rửa sạch, giã hoặc xay nhỏ và vắt lấy nước cốt gừng.
-
Đậu phộng rang vàng, bỏ vỏ và tán dập.
Bước 2: Đun nước đường làm chè lam
-
Cho nồi lên bếp, đổ mật mía và mạch nha vào. Đun với lửa nhỏ, khuấy nhẹ nhàng và đều tay.
-
Khi mật mía bắt đầu sôi lăn tăn, bạn cho thêm nước cốt gừng và một lượng muối nhỏ.
Bước 3: Trộn bột vào nước đường
-
Chia phần bột làm 2 phần: 3/4 bột để trộn vào nồi nước đường, 1/4 dùng để làm bột áo lăn lên chè lam.
-
Khi trộn bột vào nước đường cần cho từ từ, đảo thật nhanh để chè lam đạt độ mềm dẻo ngon nhất, không vón cục. Lưu ý, không nên đổ tất cả bột cùng lúc sẽ làm chè không chín được.
-
Đổ bột vào nước đường đến khi hỗn hợp đặc dẻo, vừa ăn. Cuối cùng, cho thêm lạc rang giã dập vào trộn đều.
Bước 4: Đổ khuôn chè lam
-
Rải đều 1/4 phần bột còn lại lên một mặt phẳng như mâm hoặc bàn sạch.
-
Cho hỗn hợp chè lam đã nấu nước đường lên mặt phẳng và nhào hỗn hợp này nhanh, mạnh tay đến khi hỗn hợp tạo thành khối dẻo thì cho vào khuôn.
Bước 5: Cắt miếng
-
Đợi bánh chè lam trong khuôn nguội, bạn dùng dao cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn.
-
Sau đó, lăn những miếng chè lam này qua phần bột rang để bột phủ kín bề mặt miếng bánh.
2.3. Yêu cầu thành phẩm món chè lam
Chè lam thành phẩm đạt chuẩn phải có sự kết hợp hài hòa giữa vị dẻo thơm của bột nếp, vị ngọt đượm của mật mía nấu chín tới, vị cay ấm và thơm nồng của gừng, vị bùi béo của lạc rang.
Món chè lam hợp nhất với uống cùng trà xanh. Thưởng thức miếng bánh chè lam dẻo dẻo, thơm cay, nhâm nhi cùng trà nóng, rất phù hợp với không khí những ngày heo may se lạnh, đậm chất dân quê Bắc Bộ.
3. Cách bảo quản chè lam vẫn giữ được vị ngon
-
Nếu làm nhiều, bạn nên để chè lam thành khối nguyên, ăn đến đâu cắt lượng vừa phải đến đó. Phần còn lại bạn nên bọc kín và để chỗ thoáng mát ăn dần. Chè lam có thể bảo quản ở nhiệt độ thường khoảng 3 – 5 ngày.
-
Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể cho vào hộp sạch, đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Món chè lam vừa ngon vừa an toàn rất phù hợp với tất cả thành viên trong gia đình. Sự kết hợp đơn giản giữa mật mía, bột gạo nếp, gừng, lạc rang với các bước thực hiện nhanh đã giúp bạn có ngay món ăn độc đáo, hương vị tuổi thơ.
Giờ thì hãy trổ tài với cách làm chè lam mà VinID đã chia sẻ để cả gia đình cùng thưởng thức món quà vặt này nào. Đừng quên đi chợ mua nguyên liệu chất lượng online qua app VinID nhé!
>>> Cách làm chè khoai dẻo ngọt bùi <<<
Du lịch Thanh Hóa, ngoài việc được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như thành nhà Hồ, động Tiên Sơn, Pù Luông, khu di tích Lam Kinh… du khách còn có cơ hội thưởng thức món chè lam Phủ Quảng thơm ngon, có hương vị đặc trưng rất riêng của xứ Thanh.
1. Nguồn gốc chè lam Phủ Quảng Thanh Hoá
Đặc sản Thanh Hóa chè lam Phủ Quảng xứ Thanh ra đời giữa mảnh đất có thành nhà Hồ, là đặc sản nổi tiếng của khu vực huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Chè lam Thanh Hóa Phủ Quảng được làm từ thứ gạo nếp cái hoa vàng Vĩnh Lộc trắng ngần, kết hợp hài hòa hương vị với những giọt mật mía Kim Tân ngọt sánh, mạch nha, lạc, gừng.
2. Chè lam Phủ Quảng xứ Thanh có gì đặc biệt?
Khác với chè lam truyền thống ăn dẻo thơm, chè lam Phủ Quảng lại giòn tan, chỉ cần vỗ nhẹ một cái là vỡ ra thành từng mảnh nhỏ.
Đặc biệt món chè lam này còn được chế biến vô cùng công phu. Xay nhuyễn gạo nếp bằng cối đá bắc, dùng một phần gạo rang chín đều, lạc rang giã chỉ vỡ đôi, vỡ ba, gừng tươi đồ chín rồi xắt lát… tất cả đem ngào chung với mật mía đun sôi trên chảo gang.
Cả khối chè ngồn ngộn, nóng hừng hực, dưới những bàn tay rắn chắc, được ngào cho mềm, cho dẻo, sao cho mật mía thấm sâu vào bột nếp, hương thơm của lạc, gừng quyện hòa vào nhau.
>>> Xem ngay đặc sản chả tôm Thanh Hóa, món ăn hấp dẫn với hương vị thơm ngon đặc trưng của tôm biển, bất cứ ai cũng phải thử một lần mỗi dịp tới xứ Thanh.
3. Khám phá cách làm chè lam chuẩn vị xứ Thanh
Chè lam là gì, được làm ra như nào? Cách chế biến chè lam Phủ Quảng khá đơn giản, dễ làm. Bạn chỉ cần có bột gạo nếp cái hoa vàng, mật mía (đường mật), mạch nha, hạt lạc rang, gừng và muối là đã đủ nguyên liệu để làm ra món chè lam chuẩn vị.
Bắt đầu làm món chè lam, bạn đun sôi mật mía, mạch nha, sau đó cho lạc rang đã giã nhỏ và gừng vào. Đến khi đường chuyển màu vàng, đổ từng thìa bột gạo nếp vào, khuấy cho đường hòa quyện vào bột thành một hỗn hợp đặc quánh, sau đó tắt bếp.
Bạn sẽ cảm nhận từng giọt mật óng nhẹ nhàng tan ra, thấm vào bột trắng ngần, cảm nhận cái ngọt, cái mềm, cái thơm, vị cay hòa quyện vào nhau. Những miếng chè lam mỏng được phủ ngoài lớp áo bột trắng phau, phảng phất hương thơm của gừng, khi ăn sẽ khiến tâm hồn của mỗi chúng ta cảm nhận thêm phần ấm áp.
>>> Xem thêm đặc sản nem chua Thanh Hóa, món ăn mang đầy đủ hương vị đặc trưng của xứ Thanh.
4. Thưởng thức chè lam Phủ Quảng – Đặc sản Thanh Hoá
Cách thưởng thức món chè lam Phủ Quảng Thanh Hóa cho ra hương vị trọn vẹn nhất là nhâm nhi cùng tách trà xanh. Nhấp một ngụm trà nóng, cắn một miếng chè lam, cảm nhận vị trà hơi chan chát hòa quyện với vị ngọt lưu trên đầu lưỡi, khiến ai cũng phải say đắm.
Xứ Thanh có nhiều cảnh vật đẹp, nhiều đặc sản ngon có tiếng. Ngoài chè lam, đến Thanh Hóa, du khách đừng bỏ lỡ những món ngon quên sầu như bánh khoái Thanh Hóa, bánh cuốn Thanh Hoá, bánh răng bừa, bánh gai Tứ Trụ…
>>> Điểm danh 12 món ăn vặt Thanh Hóa NỔI TIẾNG, HẤP DẪN NHẤT
Để hành trình khám phá, trải nghiệm ẩm thực vùng đất Thanh Hóa được trọn vẹn và thuận tiện cho việc nghỉ ngơi, di chuyển, du khách nên đặt phòng trước tại Vinpearl Hotel Thanh Hóa.
Khách sạn nằm ngay tại vị trí đắc địa giữa lòng thành phố Thanh Hóa, là lựa chọn số một cho du khách với các hạng phòng tiện nghi, cao cấp để nghỉ ngơi và sống ảo. Thêm vào đó là tổ hợp trung tâm thương mại Vincom Plaza và shophouse hiện đại, đem đến cho du khách không gian mua sắm, giải trí hấp dẫn trong suốt kỳ nghỉ.
>>> Tham khảo và đặt phòng Vinpearl Hotel Thanh Hóa giá tốt, nhiều ưu đãi hấp dẫn tại đây để chuyến đi thêm phần trọn vẹn.
Chè lam Phủ Quảng là món quà xứ Thanh hấp dẫn mọi du khách say mê hương vị. Có vị dẻo thơm của gạo nếp, vị cay dịu của gừng, vị ngọt đậm của mật mía và vị bùi của lạc. Đến du lịch xứ Thanh, đừng bỏ qua món đặc sản trứ danh Thanh Hóa này nhé!
Xem thêm: