Chỉ Số Bpd Thai Nhi (Đường Kính Lưỡng Đỉnh) Có Ý Nghĩ Như Thế Nào

Đường kính lưỡng đỉnh (viết tắt là BPD) là chỉ số rất quan trọng của thai nhi được ghi trong kết quả siêu âm thai. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chị em băn khoăn bpd là gì hoặc bpd thai nhi là gì? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây!

Chỉ số bpd thai nhi là gì? 

Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi, viết tắt là BDP (tiếng Anh gọi là Biparietal diameter) là đường kính được bác sĩ đo ở mặt cắt lớn nhất (tính từ trán ra sau gáy) của hộp sọ của thai nhi. Nếu đang thắc mắc bpd thai nhi là gì thì bạn có thể hiểu đơn giản là đường kính vòng đầu của em bé. 

Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi BDP được đo khi siêu âm thai

  •  Thông qua chỉ số đo của đường kính lưỡng đỉnh thai nhi, các bác sĩ có thể xác định được tình hình phát triển của thai và đoán trước được cân nặng cũng như kích thước của trẻ lúc chuẩn bị chào đời.
  •  Lưu ý, đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi hoàn toàn khác với chu vi vòng đầu của thai nhi. Chu vi đầu chính là số đo vòng quanh đầu của thai nhi, còn đường kính lưỡng đỉnh là đo đường kính vòng đầu của thai nhi, 2 thông số này khác nhau, giống như chu vi khác đường kính của hình tròn vậy.
  •  Trong quá trình siêu âm thai, đường kính lưỡng đỉnh được dùng để ước lượng trọng lượng thai, tính toán tuổi thai. Đồng thời, đây cũng là một chỉ số để đánh giá được tốc độ phát triển nhanh hay chậm của thai nhi.
  •  Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh  BPD có thể bắt đầu đo bằng những hình ảnh siêu âm khi thai nhi đạt đủ 13 tuần tuổi cho đến khoảng tuần thứ 20 là tốt nhất. Thời điểm này, phần đầu

    của bé yêu đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Nếu để thai đã lớn mới đo chỉ số BPD

    thì độ chính xác sẽ không còn cao nữa.

Bpd là gì? Chỉ số BPD bao nhiêu là bình thường?

  •  Đường kính lưỡng đỉnh BPD trung bình của một thai nhi tính từ tuần thứ 13 – 40 của thai kỳ là vào khoảng 88 – 100mm, trung bình đạt khoảng 94 mm. Nếu chỉ số BPD của thai nhỏ hơn mức bình thường thì rất có khả năng thai nhi bị chậm phát triển hoặc phần đầu của em bé bị phẳng hơn (hội chứng đầu phẳng) so với các trường hợp bình thường khác. 
  •  Ngược lại, nếu chỉ số BPD quá lớn sẽ đồng nghĩa với việc thai nhi có phần đầu quá lớn, có thể gây trở ngại, thậm chí nguy hiểm cho các mẹ sinh thường, nhất là đối với những bà mẹ lần đầu tiên sinh con. 
  •  Thai có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh lớn cùng với những chỉ số khác đều vượt quá so với mức độ thông thường có thể là người mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu thai nhi quá to, bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả 2.

Chỉ số BPD quá lớn sẽ đồng nghĩa với việc bé có phần đầu quá lớn

  •  Nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh BPD của thai nhi không đạt mức chuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu tiến hành siêu âm lại một lần nữa hoặc thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra sâu hơn (chẳng hạn như xét nghiệm bằng chọc ối kiểm tra DNA) để chắc chắn cho sức khỏe của thai nhi. 

  •  Tuy nhiên, ngoài chỉ số BPD, bác sĩ sẽ kết hợp đo các chỉ số khác như: chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu,… của trẻ để đưa ra đánh giá chính xác nhất về mức độ phát triển của thai nhi, đặc biệt là tình hình phát triển của não bộ của thai.

Bảng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần

Dưới đây là bảng chi tiết các chỉ số BPD của thai nhi theo từng tuần để mẹ tiện theo dõi hành trình phát triển của con yêu.

  •  Các chỉ số có thể đo được của thai nhi từ tuần 4 – 6: Ở giai đoạn đầu, từ tuần 1 – 4, phôi thai vẫn còn rất nhỏ, thậm chí các mẹ còn chưa phát hiện ra mình đang mang thai cho đến khi bị trễ kinh hoặc bắt đầu có một vài triệu chứng ốm nghén. 

  •  Ngay cả khi đã thử thai cho kết quả thành công, nếu túi thai chưa di chuyển vào tử cung để làm tổ thì các thiết bị siêu âm cũng chưa thể nhìn thấy được bất cứ hình ảnh nào về thai nhi.

  •  Trong giai đoạn từ tuần 1 – 7 của thai kỳ, các bác sĩ sẽ đo đường kính của túi thai. Từ tuần 7 trở đi, mẹ bầu mới có thể bắt đầu có được những thông tin về chiều dài đầu – mông của thai. Cụ thể như sau:

Tuổi thai (theo tuần)

Chiều dài đầu – mông – CRL (mm) 

Đường kính của túi thai – GSD (mm)

4

 

3 – 6

5

 

6 – 12

6

4 – 7

14 – 25

  • Các chỉ số của thai nhi từ tuần 7 – 20 như sau: Từ tuần thứ 7 – 20, thai nhi vẫn tiếp tục trải qua những bước phát triển vượt bậc và từ tuần thứ 13 trở đi, các chỉ số của thai nhi đã có thể được đo một cách đầy đủ hơn thông qua việc siêu âm.

Tuổi thai (theo tuần)

Chiều dài đầu – mông – CRL (mm)

Đường kính lưỡng đỉnh – BDP (mm)

Chiều dài xương đùi thai nhi – FL (mm)

Cân nặng ước tính thai nhi – EFW (g)

7

9 – 15

  

0,5 – 2

8

16 – 22

  

1 – 3

9

23 – 30

  

3 – 5

10

31 – 40

  

5 – 7

11

41 – 51

  

12 – 15

12

53

  

18 – 25

13

74

21

 

35 – 50

14

87

25

14

60 – 80

15

101

29

17

90 – 110

16

116

32

20

121 – 171

17

130

36

23

150 – 212

18

142

39

25

185 – 261

19

153

43

28

227 – 319

20

164

46

31

275 – 387

  •  Các chỉ số thai nhi được đo theo tuần từ tuần thứ 21 – 40: Tuần 21 trở đi, thai nhi đã phát triển với tốc độ rất ngoạn mục, đạt được chiều dài (cao), cân nặng và sự trưởng thành của các cơ quan trong cơ thể bé đã đủ sẵn sàng để chào đời. Mẹ sẽ thấy các chỉ số thai nhi hàng tuần của bé thay đổi một cách “chóng mặt” trong mỗi lần siêu âm hoặc khám thai.

Tuổi thai (theo tuần)

Chiều dài đầu – chân  (cm)

Đường kính lưỡng đỉnh thai nhi – BDP (mm)

Chiều dài xương đùi thai nhi – FL (mm)

Cân nặng ước tính của thai– EFW (gr)

21

26,7

50

34

399

22

27,8

53

36

478

23

28,9

56

39

568

24

30

59

42

679

25

34,6

62

44

785

26

35,6

65

47

913

27

36,6

68

49

1055

28

37,6

71

52

1210

29

38,6

73

54

1379

30

39,9

76

56

1559

31

41,1

78

59

1751

32

42,4

81

61

1953

33

43,7

83

63

2162

34

45,0

85

65

2377

35

46,2

87

67

2595

36

47,4

89

68

2813

37

48,6

90

70

3028

38

49,8

92

71

3236

39

50,7

93

73

3435

40

51,2

94

74

3619

  • Trong những lần mẹ bầu khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm và thông báo cho mẹ nghe về kết quả siêu âm. Những chỉ số cụ thể về đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng bụng, chu vi vòng đầu và chiều dài xương đùi của bé lớn hay nhỏ hơn so với các chuẩn số đo đã được thống kê. Sự sai lệch này cũng có thể xảy ra do sai số của thiết bị siêu âm, nhưng có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu thay đổi hoặc do đặc điểm riêng của từng thai nhi.

Xem thêm: Thai Nhi Có Đường Kính Lưỡng Đỉnh Nhỏ Có Sao Không?

Cách tính tuổi thai từ siêu âm đường kính lưỡng đỉnh

Để biết mình đang nằm trong giai đoạn nào của thai kỳ, mẹ hãy thử nhẩm tính tuổi thai theo công thức dưới đây. Công thức này mẹ chỉ cần lấy con số đầu tiên ở đường kính lưỡng đỉnh thai nhi và được tính ở mốc đầu tiên của thai khi đo được các chỉ số. 

Theo cách tính này, các mẹ sẽ lấy được một số dấu mốc cụ thể trong thai kỳ.

  •  BPD (cm) = 2xx => Tuổi thai nhi (tuần) =(4 × 2) + 5

  •  BPD (cm) = 3xx => Tuổi thai nhi (tuần) = (4 × 3) + 3

  •  BPD (cm) = 4xx => Tuổi thai nhi (tuần) = (4 × 2) + 2

  •  BPD (cm) = 5xx => Tuổi thai nhi (tuần) = (4 × 1) + 1

  •  BPD (cm) = 6xx / 7xx / 8xx / 9xx =>Tuổi thai nhi (tuần) = (4 × 6 / 7 / 8 / 9)

Cách tính cân nặng thai nhi theo số đo bpd

  • Công thức sau đây sẽ giúp cho các mẹ bầu ước lượng được cân nặng thai nhi từ chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi: Trọng lượng thai nhi (gram) = [BPD (mm) – 60] x 100

Ví dụ: Chỉ số BPD = 75mm thì trọng lượng cần tìm tương đối của thai nhi sẽ là: (75 – 60) x 100=1500gr.

  • Một công thức khác cũng giúp cho mẹ tính trọng lượng thai được chi tiết hơn, đó là: Trọng lượng thai nhi (gram) = 88,69 x BPD (mm) – 5062

Cả hai công thức này đều chỉ ra chính xác được trường hợp thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh đã lớn.

Chỉ số bpd của thai nhi có thể cho mẹ bầu biết được tuổi thai

Làm sao để chỉ số bpd của thai nhi phát triển đúng chuẩn?

  •  Khi có thai, mẹ bầu cần ăn đầy đủ 4 thành phần dinh dưỡng, đó là: chất đạm, tinh bột, chất béo, khoáng chất và vitamin (rau củ quả). Trong đó, chất đạm nên được ưu tiên nhiều hơn để thai nhi có thể phát triển tốt. 
  •  Mẹ cần khám thai và quản lý sổ khám thai đầy đủ.
  •  Bổ sung đầy đủ chất sắt để phòng ngừa thiếu máu do bị thiếu sắt.
  •  Bổ sung thêm canxi: đề phòng loãng xương cho mẹ và giúp cho con yêu có đủ canxi để phát triển hệ xương cũng như phát triển chiều cao.
  •  Bổ sung các vitamin tổng hợp cho chị em phụ nữ mang thai để cơ thể khỏe mạnh.
  •  Tiêm phòng uốn ván đầy đủ cho mẹ và con khi thai nhi được từ 20 tuần tuổi trở lên để cơ thể đủ sức phòng chống các bệnh tật.

FAQ – Câu hỏi thường gặp

Sự phát triển vượt trội của thai nhi 38 tuần

 Ở tuần thai thứ 38, bé yêu vẫn tiếp tục nuốt nước ối, các chất có trong nước ối sẽ được dạ dày tiêu hóa và giữ lại ở ruột, tạo thành lớp phân su của bé sau này. Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thai 38 tuần bình thường khoảng 92mm cho thấy thai nhi nặng từ 3,1  3,2kg và đã dài tới 50cm tính từ đỉnh đầu tới chân, hình dáng tương đương 1 cây tỏi tây dài và cao. 

 Tóc của bé cũng đã mọc dài ra khoảng 2,5 cm, các lớp lông tơ và lớp gây bao bọc xung quanh cơ thể bé đang dần biến mất đi. Trên thực tế, chỉ có một số ít trẻ sơ sinh vẫn còn lông tơ (lông măng) và gây trên da khi chào đời.

Xem thêm: Thai 38 Tuần Đường Kính Lưỡng Đỉnh Bao Nhiêu Là Bình Thường?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 37

 Ở tuần thứ 37, thai nhi đã bắt đầu cho việc chuẩn bị chào đời, hệ thống các cơ quan của trẻ cũng đã bắt đầu hoàn thiện. Khoảng thời gian này, đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần vào khoảng 90mm, cân nặng của bé ước đạt khoảng 3,1kg. 

 Bé 37 tuần sẽ có chiều dài từ đầu tới chân khoảng 48  49cm. Vòng bụng của thai phụ sẽ tăng kích thước cực kỳ nhanh chóng khiến cho mẹ bầu di chuyển một cách nặng nhọc, khó khăn.

Xem thêm: Thai 37 Tuần Đường Kính Lưỡng Đỉnh Bao Nhiêu Là Bình Thường?

Sự phát triển của thai nhi tuần 35 thông qua các chỉ số

 Ở tuần thứ 35, BPD duong kinh luong dinh 35 tuan là 87mm, chỉ số cân nặng lý tưởng của các bé lúc này là 2595gr và đang tăng dần trung bình khoảng 30gr/ ngày. 

 Về chiều cao tính từ đỉnh đầu đến bàn chân là 46,2cm, bé có hình dáng tương đương như 1 quả dừa. Và vào tuần 35 này, khi di chuyển đi lại cơ thể mẹ bầu cũng nặng nề hơn và vòng bụng cũng đã tăng lên đáng kể. 

Xem thêm: Thai 35 Tuần Đường Kính Lưỡng Đỉnh Nhỏ Có Sao Không?

Sự phát triển của thai nhi tuần 39

 Thật khó có thể nói được chắc chắn rằng bây giờ bé yêu đã lớn chừng nào, nhưng căn cứ vào duong kinh luong dinh 39 tuan là 93mm, có thể tính được cân nặng trung bình của thai 39 tuần vào khoảng 3,2kg và chiều dài khoảng 50cm. Số đo này cũng tương đương với một trẻ sơ sinh bình thường.

 Xương sọ của thai nhi 39 tuần cũng chưa khít lại, chúng có thể xếp chồng lên nhau một chút để bé có thể chui lọt qua được ngả âm đạo của mẹ.

Xem thêm: Thai 39 Tuần Đường Kính Lưỡng Đỉnh Bao Nhiêu Là Bình Thường?

Thai nhi 12 tuần phát triển như thế nào?

 Khi thai nhi được 12 tuần tuổi, bé có thể nặng gần được 15gr, chiều dài khoảng 5,5 cm. Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thai 12 tuần vào khoảng 21mm. Xương khớp của bé cũng trở nên cứng cáp và các bộ phận của cơ thể đã dần hoàn thiện hơn. Đây là thời điểm mà em bé sẽ tiếp tục vận động tích cực ở trong bụng mẹ.

Xem thêm: Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 12 Tuần Lớn: Khả Năng Mẹ Phải Sinh Mổ Cao

Kết luận

Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho các mẹ bầu những thông tin chi tiết về BPD là gì, đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi bpd thai nhi là gì? Từ đó, giúp mẹ bầu có cái nhìn chính xác, cụ thể hơn khi nhận được các chỉ số siêu âm trên tờ giấy kết quả siêu âm thai.

Xem thêm:

Chiều Dài Đầu Mông Thai 12 Tuần Bao Nhiêu Là Bình Thường?

Khoảng Cách 2 Hốc Mắt Của Thai Nhi Thế Nào Là Bình Thường?

Nguồn tham  khảo:

 

Rate this post

Viết một bình luận