Chia sẻ cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm đơn giản nhất

Trẻ ăn cơm nát, ăn thô khi nào? Cách nấu cơm nát cho bé như thế nào tốt, an toàn và đơn giản cho mẹ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các mẹ nhé.

Khi nào bắt đầu cho bé ăn cơm nát?

Việc hiểu rõ về quá trình ăn dặm của bé sẽ giúp mẹ nhận biết được giai đoạn nào nên cho trẻ ăn bột xay nhuyễn, giai đoạn nào nên cho trẻ ăn cơm nát và tăng dần độ tho của thức ăn dặm. Quá trình ăn dặm của bé sẽ diễn ra như sau:

1. Giai đoạn ăn nhuyễn

Giai đoạn bé tập ăn dặm, bé sẽ được ăn các món ăn xay nhuyễn (trừ kiểu ăn dặm BLW). Chỉ sau vài tháng tập ăn là bé đã học được kỹ năng nhai, bé đã dần làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ và cảm thấy dần thích thú hơn với việc ăn uống.

Cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm

2. Giai đoạn ăn thô

Với các bé 7 – 8 tháng tuổi, khi bé đã quen với thức ăn được xay nhuyễn và rèn luyện kỹ năng nhai, giờ là thời điểm mà các bé đã có thể ăn thô. Quá trình tập ăn thô cho bé cũng cần diễn ra theo kế hoạch, từng bước giống như an nhuyễn vậy. Khi đó thì việc chuyển sang giai đoạn ăn cơm xay, cơm nát sẽ là tốt nhất cho bé.

Lưu ý: Ngoài việc cho con ăn cơm nát, mẹ cũng cần chế biến thêm các món ăn cùng vừa giúp com cảm thấy thích thú hơn, con được làm quen với nhiều loại thức ăn hơn đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho bé.

3. Giai đoạn ăn cơm xay

Bé được 10 – 11 tháng tuổi dần cảm thấy chán ăn cháo, bởi vậy mà nhiều mẹ đã chuyển cho bé ăn cơm xay và tăng dần mức độ thô của cơm lên phù hợp với tình trạng mọc răng của trẻ.

4. Thời điểm con ăn cơm nát hoàn toàn

Trẻ khoảng 12-16 tháng là giai đoạn ăn dơm nát

Thời điểm bé mọc răng hàm chính là thời điểm thích hợp bé ăn cơm nát hoàn toàn mà không cần phải xen kẽ các bữa ăn cháo đặc hay cơm xay như trước đó. Khoảng độ tuổi mọc răng hàm của bé như sau:

  • Khoảng 12-16 tháng: Trẻ mọc 4 răng hàm đầu tiên: 12 – 16 tháng tuổi
  • Trẻ mọc 4 răng hàm thứ 2: 20 – 32 tháng tuổi.

Cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm

Để bé có thể dễ dàng thích nghi với việc chuyển từ cháo sang ăn cơm nát, mẹ cần xác định 2 giai đoạn cho bé ăn cơm nát sao cho phù hợp:

  • GĐ1: Cơm thật nát: Xét về độ nhão thì chỉ hơn cháo đặc 1 chút. Sử dụng khi bé chuyển từ ăn nhuyễn, cháo đặc, cơm xay sang ăn cơm nát hay khi bé mọc răng hàm.
  • GĐ2: Cơm nát bình thường: Khi bé đã quen dần với cơm thật nát mẹ có thể tăng dần bộ thô và chuyển sang cho bé ăn cơm nát bình thường.

Để có thể nấu cơm nát cho bé ăn dặm, mẹ có thể tham khảo 3 cách nấu sau:

1. Nấu cơm nát bằng nồi cơm điện

Bước 1: Mẹ có thể nấu cơm nát chung nồi cơm nấu cho gia đình, lấy một phần gạo đủ cho bé, cho vào chén > cho nước vào chén (mức đô nước tùy vào khả năng ăn thô của bé, thường X2 so với mức nước nấu cơm) và cho vào nồi cơm điện để nấu cơm cho bé.

Mẹ hoàn toàn có thể nấu cơm nát cho bé ăn dặm bằng nồi cơm điện

Bước 2: Cơm chín thì cơm nát trong bát cũng chín với độ nhão phù hợp cho bé.

2. Nấu cơm nát từ cơm bình thường

Còn nếu mẹ định nấu cơm nát cho bé từ cơm bình thường cho gia đình thì làm như sau:

Cho cơm vào nồi > cho thêm nước nóng và bắc nồi lên bếp nấu tới xôi trên ngọn lửa vừa. Khi cơm sôi thì giảm nhỏ lửa, đậy vung và nấu cho tới khi cạn nước và có độ nhão phù hợp.

Chi tiết hơn các mẹ có thể tham khảo video hướng dẫn cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm dưới đây.

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu cách nấu cơm nát cho bé. Chúc mẹ thành công!

Rate this post

Viết một bình luận