Siêu trăng là gì?
Được coi là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất theo một quỹ đạo hình oval. Khi Mặt Trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với Trái Đất nhất (điểm cận địa), kích thước Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất sẽ lớn hơn.
Đặc biệt, khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm Mặt Trăng ở điểm cận địa, Mặt Trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái Đất, đó được gọi là hiện tượng Siêu trăng hoặc Siêu Mặt Trăng (Supermoon).
So với kích thước của Mặt Trăng tại vị trí có khoảng cách xa nhất với Trái Đất trên quỹ đạo (điểm viễn địa), Mặt Trăng sáng hơn 30% và có kích thước lớn hơn 14% khi nhìn từ Trái Đất vào lúc xảy ra hiện tượng Siêu trăng.
Siêu trăng năm 2015. Ảnh: NASA
Trăng tròn (Full Moon)
Là hiện tượng xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Tại thời điểm này, toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng có thể nhìn thấy rõ từ Trái Đất và cũng là lúc Mặt Trăng trông “tròn” nhất.
Trăng tròn đủ điều kiện là siêu trăng nếu khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất lớn hơn 90% khoảng cách từ cận điểm đến viễn điểm của quỹ đạo 2 thiên thể nên có thể có nhiều hơn 1 siêu trăng mỗi năm.
Siêu Trăng lớn nhất 2022
Theo Hiệp hội Thiên Văn Hà Nội, ngay chiều nay, bạn sẽ có cơ hội quan sát Siêu Trăng lớn nhất năm 2022. Mặt Trăng sẽ chỉ cách Trái Đất 352.000km, gần hơn khoảng 33km so với khoảng cách trung bình thông thường.
Với khoảng cách đó, Mặt Trăng sẽ trông lớn và sáng hơn bình thường.
Nhiếp ảnh gia Mauricio Salazar.
Pha trăng tròn sẽ bắt đầu diễn ra từ 5h sáng ngày 13/7, giờ EDT (tức 16h cùng ngày, giờ Việt Nam) là thời điểm Mặt trăng sẽ ở điểm gần Trái đất nhất năm 2022. Mặt trăng khi đó cách Trái đất 357.264 km.
Và 9 giờ 38 phút sau (1h38 ngày 14/07 giờ Việt Nam), Mặt trăng sẽ chính thức tròn, khi đó Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối với Mặt trời nên toàn bộ bề mặt của Mặt trăng sẽ được chiếu sáng.
Siêu Trăng sẽ đạt đỉnh khi Mặt Trăng ở đúng cận điểm. Tuy nhiên thời điểm trăng tròn chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc và khó có thể nhận ra được thông qua quan sát thông thường.
Nhưng nhìn chung, đêm 13/7, rạng sáng 14/7 là thời khắc “hiếm có” với trăng tròn lớn nhất và sáng nhất trong năm 2022.
Trăng tròn tháng 7 còn được các bộ tộc Mỹ bản địa gọi là Trăng Hưu bởi trong thời gian này những cặp sừng của các chú hươu sẽ bắt đầu mọc. Mùa trăng này cũng còn được biết đến với cái tên Trăng Sấm Sét hoặc Trăng Rơm.
Đây cũng là siêu trăng thứ 2 trong tổng số 3 siêu trăng trong năm 2022.
Nếu không thể quan sát Siêu Trăng vào tối nay thì người yêu thiên văn sẽ có cơ hội quan sát Siêu Trăng khác trong năm nay bởi sẽ có một Siêu Trăng khác vào ngày 11/8/2022 để bạn chiêm ngưỡng.
Ngoài ra, trong tháng 7, người yêu thiên văn cũng có cơ hội chiêm ngưỡng thêm nhiều hiện tượng thiên văn thú vị khác.
Ngày 29 tháng 7 – Trăng mới
Mặt trăng sẽ nằm cùng phía với Trái Đất so với Mặt trời nên chúng ta sẽ hoàn toàn không nhìn thấy được Mặt trăng trên bầu trời đêm. Pha này sẽ diễn ra vào lúc 0:55 (giờ Việt Nam). Đây là thời điểm lý tưởng để quan sát các thiên thể mờ khác như các thiên hà, cụm sao bởi chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.
Ngày 28, 29 tháng 7 – Mưa sao băng Delta Aquarids
Delta Aquarids là trận mưa sao băng trung bình và tại thời điểm cực đại có thể đạt tới 20 vệt mỗi giờ. Mưa sao băng Delta Aquarids được tạo ra từ các mảnh vụn mà sao chổi Marsden và Kracht để lại. Trận mưa sao băng này diễn ra hàng năm từ ngày 12/07 đến 23/08 và đạt cực đại vào đêm ngày 28/07, rạng sáng ngày 29/ 8.
Trong năm 2022, trăng non sẽ tạo điều kiện lý tưởng để chiêm ngưỡng trận mưa sao băng lần này, đặc biệt là sau nửa đêm và tại những địa điểm tối. Sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Bảo Bình, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
https://afamily.vn/chieu-nay-viet-nam-don-sieu-trang-lon-nhat-2022-20220713105800495.chn