Chim Sâm Cầm – Tập Tính, Đặc Điểm Ngoại Hình Và Cách Nuôi Chim

Sâm Cầm là một loài chim thuộc họ gà nước, chúng tập trung sống thành bầy đàn. Là loài chim di cư, vì vậy nơi sống của chúng không cố định. Sâm cầm có thể vừa biết bay, vừa biết bơi lội giỏi. 

Khi nói đến loài chim này chắc hẳn nhiều người vẫn còn tò mò. Không biết chúng trông hình dạng như thế nào, nguồn gốc từ đâu xuất hiện. Nếu muốn biết rõ thông tin chi tiết về giống chim này, hãy theo dõi cùng chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Chim Sâm Cầm sống ở đâu?

Chim Sâm Cầm là loài chim thuộc dòng họ gà nước, chúng tập trung sống thành bầy đàn. Nguồn gốc của chúng không rõ là ở đâu. Tuy nhiên khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, sẽ thấy Sâm Cầm từ phương Bắc di cư về khu vực hồ Tây, Hà Nội. 

Chúng sẽ ở lại đây kiếm ăn, sinh sống qua hết mùa đông. Khi mùa hè quay trở lại thì chúng sẽ chuẩn bị hành trình bay về lại phương Bắc để kiếm chỗ ở mới cho mình. Chim Sâm Cầm chọn hồ Tây để cư trú vào mùa đông bởi vì ở đây có nhiều thức ăn. Các loại thức ăn mà chúng yêu thích như là tôm đồng, củ ấu, dưới đáy hồ cũng có khá nhiều thức ăn. 

Người dân ở khu vực hồ tây chứng kiến chúng kèo thành bầy lớn kiếm ăn ở hồ làng này. Lúc thì chúng kiếm ăn ở gốc hồ khác.

Ngoài ra, chim Sâm Cầm còn xuất hiện ở một số khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Tập trung nhiều ở các khu vực đầm, hồ, vịnh như là Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Ninh. 

Trên thế giới, Sâm Cầm xuất hiện ở các khu vực như Trung Á, Ấn Độ, Nam Liên Xô, Tây Bắc Châu Phi. 

Thịt chim Sâm Cầm thời xưa được đánh giá như là một loại cao lương mỹ vị. Là vật phẩm tiến vua, chỉ có những người trong dòng dõi quý tộc mới có thể thưởng thức được. Chúng thuộc hàng đại bổ. Món ăn được làm từ loài chim này rất được vua Tự Đức yêu thích. 

Sâm Cầm Đặc điểm ngoại hình chim Sâm Cầm

2. Đặc điểm ngoại hình chim Sâm Cầm

Thân hình của chim có kích thước cỡ trung bình, thân bầu nhỏ hơn vịt trời và to hơn le le. Mắt có màu đỏ, đầu và cổ được phủ lớp lông tuyền. Lông ở vùng bụng và lưng đều có màu xám. Mỏ Sâm Cầm nhọn, có màu vàng nhạt. Mào có màu trắng ngà trên đỉnh đầu. 2 cánh của chúng ngắn và có màu ánh tím. 

Chân dài và có màu lục xám nhạt. Mỗi chân có 2 ngón, 2 ngón bên có 2 đốt, 2 ngón giữa có 3 đốt. Có một màng mỏng giữa các ngón chân như là chân vị. Trọng lượng mỗi con khoảng 500-800gram.

3. Chim Sâm Cầm ăn thức ăn gì?

Nơi giống chim này sinh sống chủ yếu là ao, hồ, đầm lầy. Tại nơi đây tạp trung các loại thức ăn yêu thích của chúng như là tôm, cá nhỏ,…

Nhiều trang trại chăn nuôi hiện nay mở trang trại chăn nuôi Sâm Cầm bởi lợi nhuận từ chúng rất cao. Trong quá trình nuôi, người ta còn cho chúng ăn thêm một số loại như là khoai, mầm bắp, lúa,…

Khi lớn thêm 1 chút thì bắt đầu cho chúng tập ăn thức ăn công nghiệp. Để có thể cho chim phát triển thì nên cho ăn thêm cây Đinh Lăng nếu như nhà có điều kiện. Nhằm tăng sức đề kháng cho chim, bên cạnh đó khi giúp cho thịt chum càng thêm thơm và bổ. 

4. Chim Sâm Cầm có tác dụng gì?

Từ xa xưa, thịt chim này đã được xếp vào hàng cao lương, mỹ vị. Thịt chim có màu đỏ tươi mà rất mềm. Có thể chế biến được nhiều món đa dạng như là rán, quay, hầm, nướng,…

Khi chế biến thịt Sâm Cầm có thể kết hợp với các vị thuốc khác như là đương quy, kỷ tử, hạt sen, thục địa,… Tạo ra những món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Những người lớn tuổi có tạng yếu, phụ nữ mới sinh con. Hoặc là người bị thiếu máu, trẻ em bị suy dinh dưỡng có thể sử dụng nó để cải thiện tình trạng sức khỏe. 

Bên cạnh đó, thức ăn bổ dưỡng này còn có công dụng giúp cho phụ nữ kéo dài tuổi thanh xuân. Làn da trông mịn màng hơn. Dáng đẹp, thon gọn hơn và có thể chống được lão hóa tốt. Nam giới sử dụng thực phẩm này giúp tăng cường sinh lực.  

Công dụng tiếp theo của loài chim này đó là dùng để ngâm rượu thuốc. Có thể giúp làm giảm đau nhức xương khớp, chân tay cứng cáp hơn. Lao động khỏe với sức dẻo dai hơn. Đặc biệt là những người có tuổi hay bị bệnh về xương khớp nên sử dụng thuốc sâm cầm này.

Trước khi ngâm rượu, cần phải sơ chế sạch sẽ, sấy khô rồi mới ngâm rượu. Rượu ngâm càng lâu thì càng bổ dưỡng, công dụng càng cao. Nếu có thể thì nên ngâm trong thời gian trên 100 ngày.

5. Cách nuôi chim Sâm Cầm

Để có thể nuôi chim Sâm Cầm, chuồng nuôi là 1 trong nhiều yếu tố quan trọng cần được chuẩn bị kỹ. Nuôi giống chim này cũng giống như là nuôi vịt, gà, không cần phải quá đầu tư. Chỉ cần 1 cái chuồng đơn giản, nhà kho hoặc là chuồng cũ là có thể nuôi được chim. 

Chuồng cần phải được đảm bảo vệ sinh. Nên đặt chuồng dưới các cây để lấy được bóng mát, có không gian thông thoáng để chim nghỉ ngơi vào những ngày thời tiết nóng bức. 

Tùy thuộc vào số lượng chim Sâm Cầm sẽ có kích thước chuồng khác nhau. Mỗi 1 mét vuông sẽ khoảng 2-3 con sống được. 

Loài chim này rất cần nước, vì vậy nếu như không nuôi chúng trong các ao hồ thì cần phải có bể nước lớn ở khu vực nuôi. Chúng có thể thỏa sức tắm và bay nhảy tự do, thoải mái. Nguồn nước cần phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ không bị ô nhiễm. Khoảng 3-4 ngày nên thay nước 1 lần. Bỏ thêm 1 số loại cây thủy sinh như là bèo, lục bình, rong,.. vào trong bể. 

Trong quá trình nuôi, có thể sẽ xuất hiện các loại bệnh ở gia cầm như là tiêu chảy, cúm. Vì thế cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho chim khi chúng còn nhỏ. Cách làm tương tự như là nuôi gà vịt.

Sâm CầmCách nuôi chim Sâm Cầm

6. Món ngon từ thịt chim 

  • Lẩu Sâm Cầm
  • Thịt chim hầm sâm
  • Sâm cầm nướng
  • Thịt chim hấp
  • Thịt chim hầm thuốc bắc
  • Thịt chim bao huyết
  • Thịt chim tiềm đông trùng táo đỏ
  • Xôi sâm cầm
  • Tiết canh sâm cầm

7. Giá thịt chim trên thị trường

Thịt chim Sâm Cầm hiện nay trên thị trường có mức giá nằm khoảng từ 750.000 đồng đến 1.000.000 đồng. 

Giá của chim giống khoảng từ 100.000 – 200.000 đồng. Mức giá này chỉ ở mức tham khảo, còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác để quyết định đến giá chim.  

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Sâm Cầm cũng như là cách chăn nuôi mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Nếu như bạn có ý định nuôi giống chim này để phát triển kinh tế thì có thể tham khảo qua bài viết này của chúng tôi nhé.

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post

0/5

(0 Reviews)

Rate this post

Viết một bình luận