Chơi Cá Cảnh – Cách nuôi cá Phượng Hoàng: Cách cho ăn, chăm sóc và tạo bể nuôi

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một loài cá cảnh có tên cá Phượng Hoàng. Đây là một loài cá cảnh có ngoại hình rất đẹp và nhiều màu sắc, giúp tạo thêm sự mới mẻ và sống động cho bể cá của bạn.

Để nuôi được loài cá này thì bạn cần phải có kinh nghiệm chơi cá cảnh lâu năm do chúng đòi hỏi môi trường sống và điều kiện nước khá nghiêm ngặt, tuy nhiên bù lại chúng có ngoại hình rất thu hút và sẽ đánh cắp trái tim của người nhìn ngay lập tức.

Do đó để giúp các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về cách chăm sóc và nuôi loài cá Phượng Hoàng này đúng chuẩn nhất, thì mời các bạn hãy cùng tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Cách nuôi và chăm sóc cá vàng đuôi quạt (Fantail)

Trước tiên, mời các bạn cùng xem qua một vài thông tin tóm tắt về loài cá này:

Mức độ chăm sóc:
Trung bình
Tính cách:
Bình yên
Màu sắc:
Vàng, xanh và trắng
Tuổi thọ:
2-4 năm
Kích thước:
5 – 7cm
Chế độ ăn:
Ăn tạp
Thuộc họ:
Cichlidae
Kích thước bể tối thiểu:
38L nước
Thiết lập bể nuôi:
bể nước ngọt có cây

I. Tổng quan về cá Phượng Hoàng

Cá Phượng Hoàng có tên gọi tiếng Anh là German Blue Ram, thuộc họ cá Cichlid và có tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi. Loài cá này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948 và được đặt theo tên của nhà sưu tập có tên Manuel Ramirez.

Chúng được biết đến là một trong những loài cá thuộc họ Cichlids có tính cách yên bình và màu sắc đẹp nhất trong loài.

Loài cá này có thể sống tới 3 năm nếu được chăm sóc tốt trong bể. Đây là loài cá cảnh được nuôi khá phổ biến nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong các cửa hàng cá cảnh ở nhiều nơi với mức giá khá rẻ.

Xem thêm: Cách nuôi cá Thiên Thần: cho ăn, chăm sóc và nhân giống

1. Ngoại hình

Cá Phượng Hoàng là một loài cá rất sặc sỡ, nó có thân màu vàng sáng, gần như màu xanh lá cây và phần đầu với phần còn lại của cơ thể có màu xanh / trắng. Các đường cong màu đen chạy dọc theo cơ thể của nó với một chấm đen thô ở giữa cơ thể.

Mắt của chúng màu đỏ và vây của chúng có màu vàng hoặc đỏ với các đường màu xanh gần như trong suốt. Vây lưng phía trước thường có màu đen.

Đối với con cái có phần bụng màu hồng cam và nhỏ. Cơ thể của chúng có hình bầu dục với đuôi và vây nhọn.

Việc phân biệt giới tính có thể nhận biết nhờ vào màu sắc và hình dạng của vây, trong đó con đực thường có vây lưng nhọn hơn con cái.

Xem thêm: Cách nuôi cá Mây Trắng, thức ăn, chăm sóc, sinh sản và tạo bể cá

Ngoài ra, loài cá này cũng có những tia gai dọc theo vây để ngăn chặn việc bị cá lớn hơn ăn thịt. Nếu chẳng may bị kẻ thù ăn thịt thì những tia gai này sẽ có tác dụng làm mắc kẹt trong cổ họng của kẻ thù.

Về kích thước, do cá Phượng Hoàng là một loài Cichlid khá nhỏ nên chúng sẽ chỉ phát triển tối đa khoảng 5cm.

2. Hành vi điển hình

Tính cách của cá Phượng Hoàng khá ôn hòa và yên bình, điều này rất khác biệt so với hầu hết các loài cá thuộc họ Cichlids khác.

Khi được nuôi trong bể, loài cá này sẽ dành phần lớn thời gian để bơi xung quanh bể, chúng thường tập trung ở các kẽ hở để ẩn nấp, vì vậy khi tạo bể nuôi các bạn cần đặt thêm nhiều cây thực vật và đá vào trong bể của chúng.

Xem thêm: Cách nuôi cá La Hán, thức ăn, nhân giống, chăm sóc trong bể cá

II. Môi trường sống và cách tạo bể nuôi cá Phượng Hoàng

Loài cá này trong tự nhiên thường xuất hiện trong các quần thể bản địa của Ram Cichlids từ Nam Mỹ. Chúng cư trú trên các tuyến đường thủy của sông Amazon, đặc biệt là lưu vực sông Orinoco ở Venezuela và Colombia.

Những con cá này thường sống trong những hồ nước cạn, sông suối với những bãi cát và thảm thực vật rất phong phú.

Cá Phượng Hoàng thường rất nhạy cảm với các thông số nước, do đó bạn cần lưu ý khi tạo bể nuôi cho chúng đó là tạo ra môi trường nước tốt và phù hợp nhất đối với hệ thống lọc nước và nồng độ oxy – nitrat phải luôn được theo dõi và kiểm tra kỹ càng.

Các thông số nước để tái tạo gần giống với môi trường tự nhiên nhất như sau:

Xem thêm: Cách nuôi cá vàng mắt lồi, thức ăn và tạo bể cá thế nào?

  • Nhiệt độ: 25-29 °C
  • Mức pH: 6.0-7.5
  • Độ cứng của nước: 6-14 dGH
  • Ánh sáng vừa phải
  • Dòng nước chảy chậm và trung bình

Để trang trí bể cá, bạn có thể dùng hỗn hợp sỏi và cát làm chất nền cũng như thêm một số viên đá lớn để trang trí.

Loài cá này cũng thích sống ở trong bể cá có nhiều nơi ẩn nấp, do đó khi sắp xếp các đồ vật trong bể, bạn hãy tạo ra một khoảng trống để chúng được thoải mái tự do bơi lội hơn.

Bởi vì cá Phượng Hoàng là một loài cá nhỏ nên bạn chỉ cần chuẩn bị một bể cá có kích thước ít nhất là 38L nước. Theo nguyên tắc chung, cứ khoảng 38L nước sẽ tương ứng để nuôi 1 con cá Phượng Hoàng.

III. Nên nuôi cá Phượng Hoàng với các loài cá nào?

Cá Phượng Hoàng là một trong những loài cá thuộc họ Cichlids rất thích hợp để nuôi trong một bể cá cộng đồng. Chúng cần sống và sinh hoạt trong một cộng đồng cá cảnh ôn hòa bình để bảo vệ lẫn nhau và chống lại những con cá có tính hung hãn.

Xem thêm: Cách nuôi cá Koi đúng chuẩn, chúng ăn gì và sinh sản như thế nào?

Những người bạn đồng hành phù hợp để nuôi với cá Phượng Hoàng bao gồm là [cá đô la bạc], [cá sặc lửa], [cá dĩa], [cá da trơn], [cá neon xanh], [cá chuột nhỏ], [cá Tetra mũi đỏ], [cá chạch rắn], [cá chuột Mỹ] và [cá Guppy].

Ngoài ra, bạn nên tránh nuôi những con cá hung dữ và to lớn vì chúng sẽ dễ bắt nạt và gây nguy hiểm cho cá Phượng Hoàng. Hơn nữa, nếu bạn muốn nuôi thêm các loại động vật khác không phải là cá vào bể, thì bạn nên chọn những con có kích thước lớn hơn phần miệng của loài cá Phượng Hoàng để tránh việc bị chúng săn mồi và làm thịt.

Trong quá trình nuôi, nếu bạn nhận thấy loài cá này bắt đầu có dấu hiệu tấn công và gây hấn với các con cá khác thì rất có thể là do chúng không có đủ chỗ ẩn nấp, cảm thấy không an toàn hoặc cũng có thể do bạn không cho chúng ăn uống đầy đủ.

Thông thường, cá Phượng Hoàng sẽ trở nên hung dữ hơn vào mùa sinh sản vì chúng có xu hướng bảo vệ con cái. Do đó bạn có thể nuôi những con cá này theo cặp hoặc một mình.

Xem thêm: Cách nuôi cá Tetra – chăm sóc – thức ăn và sinh sản

Khi nuôi nhiều con đực, bạn phải đảm bảo bể cá đủ rộng để chúng phân chia lãnh thổ riêng biệt với nhau. Còn trong trường hợp bạn quyết định nuôi theo một cặp, thì tốt hơn hết là hãy cho chúng tự ghép đôi với nhau thay vì mua hai con cá ngẫu nhiên ở ngoài cửa hàng.

IV. Cách chăm sóc cá Phượng Hoàng

Loài cá này khá nhạy cảm với các thông số nước (đặc biệt là nồng độ nitrat), vì vậy bạn nên hạn chế nuôi chúng trong một bể cá mới.

Để chăm sóc tốt nhất, bạn cần thay nước trong bể thường xuyên ít nhất là một tuần một lần. Nếu bạn đang sử dụng một bể cá có kích thước lớn thì bạn sẽ cần phải thay thế nhiều nước hơn.

Nếu bạn không quan tâm đến chất lượng nước thì điều này có thể gây ra các nguy hiểm cho sức khỏe của cá Phượng Hoàng. Trong quá trình thay nước, bạn cũng cần phải bổ sung thêm lượng nước và xử lý nhiệt độ sao cho phù hợp.

Xem thêm: Cá nóc lùn ăn gì? Cách nuôi, nhân giống, chăm sóc trong bể cá

Ngoài các bệnh phổ biến liên quan đến chất lượng nước và oxy hóa kém, chẳng hạn như [bệnh đốm trắng], thì cá Phượng Hoàng cũng dễ mắc phải [bệnh lao cá], nguy hiểm hơn là bệnh này cũng có thể bị lây qua con người.

Bệnh lao cá gây ra bởi một loại vi khuẩn tương tự như bệnh lao ở người có tên Mycobacterium marinum. Đây là một loại vi khuẩn bơi tự do được tìm thấy trong cả môi trường nước ngọt và nước mặn.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh này bao gồm: cá trở nên gầy hơn, loét quanh đầu hoặc cơ thể, các nốt sần màu trắng xám xuất hiện nhiều và mắt nhỏ lại.

Nếu bạn nghi ngờ cá của mình đã mắc căn bệnh này thì bạn cần lưu ý không bao giờ được chạm trực tiếp vào nước nếu không đeo găng tay hoặc đồ bảo hộ. Thế nhưng tin vui là căn bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh cụ thể do các bác sĩ thú y kê toa. Ngoài ra, bạn cũng nên tiến hành khử trùng môi trường bể cá và thay thế các loại thực vật và chất nền có trong bể.

Xem thêm: Cá nô lệ ăn gì? Cách nuôi, chăm sóc và nhân giống trong bể cá

Nhiệt độ là một yếu tố lớn quyết định đến sự sống sót của những vi khuẩn này, nó sẽ không thể tồn tại trong môi trường nóng hơn 36°C.

V. Cá Phượng Hoàng ăn gì?

Cá Phượng Hoàng là một loài ăn tạp và có một chế độ ăn đa dạng cả thịt và thực vật.

Điển hình trong tự nhiên, chúng thường hay ăn côn trùng nhỏ hoặc động vật không xương sống và các loại thực vật trôi nổi trong vùng nước xung quanh.

Khi lần đầu được đưa vào bể cá mới, cá Phượng Hoàng thường hay có biểu hiện bỏ ăn, tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì chúng cần nhiều thời gian để thích nghi và làm quen với bể cá mới này. Để thuyết phục chúng trở lại thói quen ăn như bình thường, bạn có thể dụ dỗ chúng bằng một số thức ăn ngon như ấu trùng muỗi sống.

Xem thêm: Cá chình nước ngọt có mấy loại? Đặc điểm, cách nuôi và cách chăm sóc

Một khi chúng đã được thích nghi, bạn có thể cho cá ăn 2 đến 5 nhúm thức ăn nhỏ mỗi ngày với các món như tôm ngâm nước muối, giun máu, giun đất và artemia.

Thỉnh thoảng bạn cũng nên cho chúng ăn thêm một số loại rau và thực vật để giữ một chế độ ăn uống cân bằng hoặc cũng có thể cho chúng ăn các loại thức ăn viên và vảy. Bạn cũng nên lưu ý là chỉ nên cho chúng ăn một vài nhúm thức ăn nhỏ vài lần một ngày nhằm giúp duy trì chất lượng nước trở nên sạch sẽ hơn thay vì đưa tất cả thức ăn vào bể cá mỗi lần khiến nước trong bể dễ bị đục và bẩn nhanh hơn.

Vậy là bài viết này đã giới thiệu đến các bạn về loài cá Phượng Hoàng cũng như cách chăm sóc và nuôi loài cá này sao cho phù hợp. Tất nhiên, bạn đừng quên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn nuôi bất kỳ loài cá nào để có thể nuôi chúng một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

 

Xem thêm: Các loại cá vàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Rate this post

Viết một bình luận