VẤN: Mỗi lần tụng kinh, con đều phải đọc được rất nhiều câu thần chú trong kinh nhật tụng hàng ngày. Một số chú con biết nhưng rất nhiều câu kinh chú con không hiểu ý nghĩa là gì. Nghi thức tụng niệm này là do ai soạn ra và có phải do Đức Phật thuyết giảng hay không? Nếu tụng kinh quên đọc hoặc không đọc các câu chú mở đầu trước khi vào bài kinh có được không? Nhiều câu chú như vậy và con nghe nói câu chú nào cũng có công năng vô tận vậy câu chú nào là tốt nhất? Con nghe nói nếu không tụng đọc các câu kinh chú thì các pháp giới xung quanh không thanh tịnh, không có sự gia trì của long thần hộ pháp hoặc là sẽ bị những bậc trong siêu hình không ủng hộ, quậy phá, điều này là có đúng không? Con xin cảm ơn Sư rất nhiều.
Bạn đang xem: Tịnh pháp giới chân ngôn là gì
ĐÁP:
I . Kính Nhựt Tụng, là kinh tụng hằng ngày được nhiều soạn giả, dịch giá, nghiên cứu đưa vào, gom thành bản kinh Nhựt Tụng, Nghi thức tụng niệm. Kinh Nhựt Tụng còn gọi là Kinh Tam Bảo, do Ngài Quán Nguyệt, Ngài Bất Động pháp sư, Ngài Cưu Ma La Thập, biên sọan. Về sau có các bản kinh Nhi thời Nhựt khóa, Tam thời Nhựt khóa, Từ thời Nhựt khóa tức là bộ kinh tổng hợp nhiều bản kinh giá trị của nhiều môn phái, như các bài chú, phần đầu nghi thức:
– Các bài chú ở phần nghi thức đâu tiên, thuộc Mật tông, Chơn ngôn thần chú, Mật tông khai tổ là Đại sư Thiện Vô Úy (637-735) và Kim Cang Trí (670-741), Ngài Bất Không pháp sư (702-774) truyền bá và thành lập Chơn Ngôn tông tại Trung Hoa vào thế kỷ thứ VIII, vào thời nhà Đường, Đường Túc Tông quy y và các Vua nhà Đường rất tôn quý.
– Thời công phu sáng thần chú Thủ Lăng Nghiêm, thời công phu chiều Di Đà, Hồng danh bửu sám do Ngài Quán Nguyệt biên sọan, HT Thích Khánh Anh biên dịch
– Mông Sơn thí thực thuộc Mật Tông do Bất Động Pháp sư, người ở núi Mông dựa vào bản kinh Du Già Diệm Khẩu biên soạn, Tuệ Tân pháp sư, cẩn thuật, đệ tử Pháp Ấn chỉnh lý, Cao Hùng Văn Thù Giảng Đường, HT Thích Huyền Tôn dịch ra Việt ngữ phát hành lưu truyền. Mông Sơn thí thực xuất phát từ thời nhà Đường, tại Việt Nam Vua Quang Trung lập đàn vào năm 1789, Vua Gia Long lập đàn tế cô hồn vào năm 1802. Bản kinh được đăng trong Văn đàn bảo giám năm 1927, Nam phong tap chí số 178, Tạp chí Văn học số 2 năm 1977
– Kinh A Di Đà do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch, Hồng danh bửu sám, do Bất Động pháp sư biên sọan thuộc Tịnh độ Mật tịnh
– Phẩm Phổ Môn, thuộc Pháp Hoa tông,
– Kinh Kim Cang Bát nhã thuộc Thiền tông, các kinh chú đều do Phật thuyết được chư vị Tổ sư Thiền, Tịnh, Mật biên sọan giúp cho hành giả có cơ duyên gần gũi ngôi Tam Bảo, kinh Tam Bảo xuất xứ từ đây.
– Kinh Vu Lan do Ngài Trúc Pháp Hộ, người nước Nam Thiên Trúc dịch thuật, được các soạn giả đưa vào Kinh Tam Bảo dành cho Phật tử trì tụng báo hiếu vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm.
Các phẩm kinh trên gộp lại thành kinh Nhựt Tụng, Kinh Tam Bảo, hay Nghi thức tụng niệm do các bậc tiên đức đại lão Hòa Thượng Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Tăng Già Nam Việt, Tổng Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Phật giáo Tịnh độ tông Việt Nam, Thiền tông, Mật tông, như HT Thích Khánh Anh, HT Thích Trí Tịnh, HT Thích Huệ Đăng, HT Thích Thiền Tâm, HT Thích Thiện Huê, HT Thích Tuệ Hải, Cụ Đoàn Trung Còn; bên Nam tông Phật giáo có Kinh Nhựt Hành do Ngài Hộ Tông biên sọan, bên Khất sĩ do Pháp sư Thích Giác Nhiên biên soạn, Tịnh Độ Non Bồng do HT Thích Giác Quang biên soạn dành cho môn phong tụng niệm.
II . Lực dụng chơn ngôn thần chú
Chú lực, chơn ngôn thần chú xưa nay ít có các bậc đại sư dịch ra tiếng Việt, vì các lý do sau đây:
1/. Vì tâm niệm bí mật nên không phiên dịch
2/. Vì ý nghĩa bí mật nên không phiên dịch
3/. Vì danh tự bí mật nên không phiên dịch
4/. Vì âm thanh bí mật nên không phiên dịch
5/. Vì thiện sinh bí mật nên không phiên dịch.
Theo Ngài Trần Huyền Trang, dịch giả đời nhà Đường, sở dĩ các chú lực không phiên dịch là vì:
– Tôn trọng sự trang nghiêm nên không phiên dịch
– Do một chữ có rất nhiều nghĩa nên không phiên dịch
– Do sự bí mật nên không phiên dịch
– Do thuận theo người xưa nên không phiên dịch
– Do phương này không có nghĩa thú đó nên không phiên dịch
(Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tá Thiên soạn dịch)
Các quyển kinh Tam Bảo được biên sọan ở Việt Nam, phần mở đầu nghi thức tụng niệm có các câu thần chú, như
Chú rửa tay, chú rửa mặt, chú súc miệng, chú Phổ lễ Tam Bảo, Bài nguyện chuông, Nguyện hương
Tịnh pháp giới chơn ngôn: – Án Lam. Cầu cho pháp giới xung quanh thanh tịnh, không bị ô nhiễm
Tịnh Khẩu nghiệp Chơn ngôn, Tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị ta bà ha. Khẩu nghiệp thanh tịnh
Tịnh Thân nghiệp Chơn ngôn Tu đa rị, tu đa rị, tu ma rị, ta bà ha. Thân nghiệp thanh tịnh
Tịnh tam nghiệp chơn ngôn – Án ta phạ, bà phạ, thuật đà, ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ thuật độ hám. Pháp giới không ô nhiệm, thân khẩu ý thanh tịnh, chỉ tụng kinh, không làm việc khác
Án Thổ địa chơn ngôn: Nam mô Tam mãn đa, một đà nẫm, án, độ rô, độ rô địa vĩ ta bà ha. Cầu cho cuộc đất nơi người tụng kinh ổn định
Phổ lễ chơn ngôn Án phạ phiệt nhựt ra hộc. Gieo năm vóc cúng dường Phật Pháp Tăng. Khi đọc chú nầy, tưởng thân mình ở khắp các cõi nước mười phương đương đảnh lễ Chư Phật, Bồ tát v.v…
Chơn ngôn phổ cúng dường Án nga nga nẳng, tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng. Nguyện đem thân tâm thanh tịnh cúng dường Phật. Khi đọc chú nầy, tưởng hương hoa, đồ ăn uống dâng cúng biến ra rất nhiều cúng dường tất cả chư Phật, Hiền Thánh và lục đạo trong mười phương.
Theo Từ điển Phật học của Cụ Đoàn Trung Còn xuất bản năm 1968, thì các câu chú trên là của Phật, Phật ngôn, từ miệng Phật nói ra nên gọi là chơn ngôn. Chơn ngôn còn có ngôn ngữ khác là Đà la ni, dịch là tổng trì, cũng gọi thần chú, chú lực, lực dụng của ba đời chư Phật, tạng pháp của ba đời chư Phật, ngữ pháp xuất phát từ thân, miệng, ý tuy “ba là một”, lời chơn thật của các Pháp sư hiệp nhất của thể tướng dụng, tâm tâm khế hiệp. Những câu linh diệu huyền vi mà nhà đạo đọc ra, vừa đọc vừa kiết thủ ấn. Những nhà sư có chơn truyền, trong khi đọc chơn ngôn và kiết pháp ấn thì nhập cảnh giới Phật, làm một với Phật.
Chơn ngôn thần chú ít được mọi người biết đến, là do các Pháp sư tu chứng, khi truyền đạo bằng mật ngữ, khẩu khuyết chơn truyền, truyền bằng ý tứ nên gọi là “Mật”, do đó ít ai chú ý!
Vì mật ý thuộc về chơn ngôn, pháp tâm ấn tâm, nên từ hồi thế kỷ thứ VIII dương lịch có Ngài Kim Cang Trí sáng lập chơn ngôn tông và truyền mãi tới bây giờ vẫn ít người biết đến là vậy! Về sự hoằng truyền chơn ngôn thì có chơn ngôn của chư Phật quá khứ, chư Phật hiện tại, chư đại Bồ tát và cũng có chơn ngôn của chư Thiên, chư Quỷ Thần khi tu đắc đạo phát tâm hộ trì Phật Pháp, nên được Phật công nhận để hộ trợ cho các nhà tu hành.
Về công dụng của chơn ngôn, thì người ta đọc để mà: trừ bệnh, trừ tà, ẩn hình, hàng phục thú dữ, người ác, dùng phép tắc thần thông độ đời, được sức hộ trì của chư Phật của chư Bồ tát của các bộ quỷ thần. Những câu chơn ngôn, khi khởi thì có chữ Án và khi dứt thì có chữ Ta bà ha, hai tiếng ấy đều có lực vô hình, hộ niệm người tu trì.
Chơn ngôn thuộc mật ngữ, là khẩu khuyết chơn truyền, truyền đạt ngôn ngữ giữa Thầy và Trò và chỉ có Thầy và Trò mới có sự cảm thông đặc biệt, hiểu nhau trong im lặng, Thầy muốn nói gì cho đệ tử nghe, và đệ tử nghe những gì trong ý tứ của Thầy bảo ban. Chơn ngôn gần như là pháp truyền tâm ấn tâm, khó ai mà đoán được Thầy nói gì cho đệ tử. Cho nên lời Phật để lại trong các sách mật, thiền, tịnh đều là “kim ngôn ngoc ngữ”, trì tụng kinh nhựt tụng không đọc các câu chơn ngôn, bỏ qua thì rất uổng.
III . Không đọc chú, là tụng kinh thiếu?
Khi vào nghi thức trì tụng kinh quên đọc những câu chơn ngôn, quên cũng tức là không thấy, rất vô lý, theo tâm lý của người tu sĩ tụng kinh thâm niên, thường hay cho qua những bài kinh mà các vị cho là không cần thiết. Ý tứ nầy có vẻ “lơ đãng” quá, nhưng luôn xảy ra dành cho những vị Trụ trì “cô độc nhứt tăng nhứt tự” không có “chúng lý” Tăng hay Ni trợ duyên. Phật tử thì không được giáo hóa tu hành, học giáo lý, tụng kinh niệm Phật, chỉ có biết một việc là đi cúng chùa, bỏ tiền vào “thùng tùy hỷ”, thùng “công đức”, hay thùng “tam bảo”. Cúng xong lạy Phật, lạy tổ và ra về lo việc nhà, không ai nói với ai tiếng nào tạo nên sự cảm thông giữa Tru trì và Phật tử.
Mặc khác, một số Phật tử có lòng thành tín xin Thầy chỉ dạy Phật Pháp, Thầy hướng dẫn tụng kinh, nhưng sự hướng dẫn chỉ đơn giản, không theo nghi thức tụng niệm trong kinh Tam Bảo đã được biên sọan. Do đó, Đạo tràng Phật tử tụng đủ, tụng thiếu cũng không biết, cũng không biết vào chuông mõ tụng kinh sai đúng như thế nào? Không biết tụng kinh nào cho đúng với trình độ hiểu biết của Phật tử, trước khi khai kinh có tụng các câu chơn ngôn thần chú hay không cũng không biết và không được chỉ dẫn thực hành cho chuẩn xác.
Xin nói về sinh họat của một số chùa dù ở thành thị hay nông thôn, hằng ngày một thời kinh cũng không có. Một số chùa tụng công phu sáng , công phu chiều, công phu tối bằng băng từ cassette, nghe thì rất “tinh tần” nhưng thật ra chẳng có ai tham dự tụng kinh! Một số chùa đến giờ công phu, Thầy Trụ trì “tròng” áo tràng vào, “tròng” tức là không mặc áo tràng, mà chỉ choàng qua vay, làm cho hay tay áo bay cà lơ phất phơ, áo thì bị tàng nhang làm cháy “lủng lỡ” nhiều nơi, quanh năm không giặt giũ. Thầy vẫn không chú ý gì việc đó, mà lo đốt nhang, cắm nhang lên bàn Phật, bàn Tổ.
Một số bàn thờ chư vị phía trước và sau chùa, nếu là công phu khuya và chiều thi gióng lên 3 hồi trống cho lấy có, điểm 6 tiếng chuông cho lấy lệ, làm “tín hiệu” đánh thức dùm cho các bà hàng xóm thức dậy dọn hàng ra chợ bán buôn, hoặc gánh hàng về, các ông đồ tể thức giấc lo mổ heo! Sau khi dâng hương xong Thầy cởi bỏ áo tràng “trùm” lên mặt trống công phu gần bên bàn Phật, bữa hôm sau tiếp tục “làm chuyện hằng ngày” đỡ mất công đi lấy áo. Đó là xong việc thời công phu “sáng và chiều”. “Thời tịnh độ tối” nếu không có ai đến tụng niệm, chùa đóng cửa ngủ sớm…!
Đối với những Phật tử tiến bộ, cũng siêng năng tụng niệm, nhưng chỉ quan trọng những bài kinh lớn, tụng kinh gấp rút cho qua những bài kinh để lấy “điểm công cứ”, công đức hoặc tụng cho có tụng để gọi là Phật tử! rất uổng công cho Phật tử quy y Tam Bảo. Có nơi Phật tử được hướng dẫn tụng kinh, nhưng bỏ qua phần nghi thức tụng các thần chú chơn ngôn, cho đó là của mật tông, chỉ nguyện hương, kỳ nguyện, lễ Tam bảo rồi vào chuông mõ mà thôi. Lâu ngày trở thành quen, tụng kinh không tụng các chơn ngôn.
Khắp khuyên quý Nam Nữ Phật tử khi khai khóa lễ tụng kinh tại gia, tai am riêng của mình, nên thỉnh Thầy Bổn sư đến khai khóa lễ, sẽ được Thầy hướng dẫn cặn kẻ, tụng các chơn ngôn trước khi nguyện hương, khai kinh. Tụng kinh Tam Bảo mà không tụng các chơn ngôn là thiếu sót, thời kinh ít linh diệu, sự nhiệm mầu giảm bớt nơi pháp giới đạo tràng của Phật tử.
Nghi thức tụng niệm xưa nay không gia giảm các chơn ngôn, các khóa lễ chốn thiền lâm, vị chủ lễ luôn xướng lên các chơn ngôn. Trong Tịnh Độ Non Bồng từ những năm 1959 đến 1965 cho đến hôm nay, chư Tăng Ni đồng tụng các chơn ngôn thần chú trước khi khai kinh, nhất là khai khóa lễ tụng kinh Pháp Hoa, tụng kinh Phổ Hiền, tụng kinh Lương Hoàng Sám, tụng kinh Từ bi Thủy Sám… tứ chúng đều tụng các chơn ngôn, không “nhận lớp”, không dám cho đó là rườm rà, dù áp lực bao nhiêu cũng không giảm bớt chú lực.
Các chơn ngôn thần chú trong nghi thức tụng niệm còn dành cho các hành giả tu Tịnh độ, tu trong thâm sơn cùng cốc, hạng điện, nhập thất 100 ngày, 49 ngày, 21 ngày, tụng các kinh lớn, như kinh Đại thừa phương đẳng Hoa Nghiêm, kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Pháp Hoa…Khi khai khóa lễ tụng kinh niệm Phật đều tụng các chơn ngôn thần chú, cầu lực Phật gia hộ, đồng thời mới có thể hội nhập môi trường giữa chốn non xanh hùng vĩ.
Xem thêm: Gross Revenue Là Gì ? Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa
Khai khóa lễ tụng kinh, mà không tụng các bài chú, các bài chơn ngôn, phạm vào lỗi tụng kinh “thiếu”, không đủ đạo hạnh làm gương mẫu tiêu biểu cho người sau. Trong những năm còn tu ở non núi, Sư có cốc riêng, rất siêng năng tụng kinh và nghiêm cứu kinh sách, từ tiểu thừa sang đến đại thừa, chơn lý đại đồng của tổ sư Minh Đăng Quang, sách của Liên Hải học đường, Phật học đường Nam Việt Chùa Ấn Quang, sách của Đức Pháp Chù Khánh Anh. Đến giờ tụng kinh, không có tâm ý sợ sệt hay nhàm chán, mà rất ham thích tụng kinh, tụng đúng, tụng đủ. Quý Cụ Giáo sư Thiện Thông, Giác Xuất, Như Lý rất quý mến, tuy Sư còn là Sa di nhưng các vị rất yêu kính, trọng thị.
IV . Hiển hay Mật cũng là giáo pháp của Phật
Ngài Trí Khải, khai sơn Thiên Thai tông (538-597), có chia giáo pháp Đức Phật, thành năm thời, tám giáo. Tám giáo gồm: tạng giáo, thông giáo, biệt giáo, viên giáo, đốn giáo, tiệm giáo, bí mật giáo, bất định giáo (Các tông phái Đạo Phật – Đoàn Trung Còn). Trong tám giáo, giáo pháp nào cũng mầu nhiệm, nhưng trong đó có 6 pháp thuộc về “hiển giáo”, tức giáo pháp Phật phổ cập lưu thông trong đời rộng rãi hơn. Về “bất định giáo” thì hiển, mật đều được lưu thông, tức là có khi phổ cập trong đời, nhưng cũng có khi ẩn mật. Chú lực chơn ngôn đứng vào hàng thứ bảy “bí mật giáo” ít được lưu thông rộng khắp. Phát sanh từ ý nầy, trong giới tu học nghiên cứu kinh Phật xưa thường có ý tôn vinh chơn ngôn thần chú (hiếm có) thành phù phép có đặc tính linh diệu. Ngày nay, Phật tử tiến bộ nghiên cứu kinh Phật sâu rộng thì mới thấy các pháp Phật các tông phái trong đó có mật tông cũng là lời pháp sâu mầu của Đức Phật, là đức tin mầu nhiệm không hai không sai khác.
Giáo pháp Phật được tuyên lưu giữa Thầy và Trò, thay vì Thầy dạy giáo lý giải thoát thông qua ngôn ngữ của quốc gia đó làm cho số đông môn đệ, Phật tử tín đồ thấu hiểu một cách thông suốt rõ ràng. Tuy nhiên ở một số quốc gia do đời sống môi trường khắc nghiệt giá lạnh, nhiều núi non hùng vĩ, không có đồng bằng, có lẽ nơi đây phù hợp với ý tưởng “bí mật giáo”, pháp Phật được tuyên lưu bằng mật ngữ, mật ý gọi là chơn ngôn. Chơn ngôn thần chú xuất phát từ tâm lực vô hình của bậc đạo sư và môn đệ thuộc “bí mật giáo” cũng chính là giáo pháp từ miệng Phật xuất sanh
Nhìn chung giáo pháp của Đức Phật dù “hiển hay mật” cũng được ban truyền từ miệng Phật thâm thấu đến thâm tâm đệ tử, cho đến khi nào đệ tử đại ngộ…!
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (602-675) sau khi truyền y bát cho Lục Tổ Huệ Năng (638-713), tức thời đền giờ tý canh ba, nữa đêm Thầy lẳng lặng đưa Trò vượt dòng sông Cửu Giang, ẩn mình đi về phương Nam.” Thầy nói: “để Ta đưa con đi” – Trò trả lời: “không ạ, khi con mê thì Thầy độ, khi con ngộ rồi, con tự độ lấy con”. (năm Tân Dậu – 661). Những câu nói bất hủ của Thầy Trò là động lực vô hình làm cho niềm tin của Thầy và sự sáng tạo của Trò phát huy ánh hào quang nội tại gởi gắm vào nhau, chính đó là mật ý, là năng lượng, là thần chú chơn ngôn trong giáo pháp Đức Phật
Câu chuyện Naropa truyền đạo cho Milarepa trong một môi trường khắc nghiệt: Naropa sai bảo hành hạ Milarepa đến lưng vai rướm máu chỉ vì xây dựng căn nhà ở bằng đá chẻ cho con trai của Naropa. Tình Thầy và Trò, không một chút cảm thông, lúc nào cũng hành hạ và hành hạ, thật rất phủ phàng cho người mới vào học đạo như Milarepa…Nhưng trong thâm tâm Đại sư Naropa lúc nào cũng chỉ có Milarepa mới là người duy nhứt đắc đạo và chỉ có Milarepa mới là người có đủ khả năng kế thừa sự nghiệp Phật pháp của Naropa. Trong quá trình đó,tưởng chừng như Milarepa thối chuyển, nhưng cuối cùng giữa đêm đen trừ tịch Milarepa được Naropa truyền trao giáo pháp, thủ ấn và quyển “Cửu âm chơn kinh”, với câu nói: “Thầy Trò ta chỉ gặp nhau bấy nhiêu thôi, con hãy ra đi truyền đạo” (Milarepa con người siêu việt – Nguyên tác Tây Tạng: Mila Khabum – Tác giả: Rechung – Việt dịch: Đỗ Đình Đồng)
Trong tạng Mật, chơn ngôn thần chú Chuẩn Đề Phật Mẫu có 18 tay, trong 18 tay có 18 pháp khí sắc bén, chơn ngôn như sau:
Khể thủ quy-y Tô tất đế,
Ðầu diện đảnh lễ thất câu chi.
Ngã kim xưng tán Ðại Chuẩn Ðề,
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
Nam mô tát đa nẩm tam miệu tam bồ đề, Câu chi nẩm, Ðát điệt tha.Án, Chiết lệ chủ lệ Chuẩn Ðề, Ta bà ha.
Dịch nghĩa
Con quy y trước bảy trăm triệu đấng hoàn hảo giác ngộ chư Phật. Này đây: Om! Chuẩn đề! Chuẩn đề! Cầu mong lời nguyện thanh tịnh này có thể là sự thật!
Dịch thơ:
Cúi đầu quy kính pháp viên thành
Đảnh lễ đủ bảy trăm ức Phật
Con nay xưng tán Đức Chuẩn Đề.
Nhờ lượng từ bi thương ủng hộ.
. Thọat tiên “thấy” hình tượng Ngài Chuẩn Đề ta có vẻ khiếp sợ trước những vũ khí sắc bén trong lòng 18 bàn tay của Ngài, nhưng khi nghe nói đến Chuẩn Đề Phât Mẫu, ta thấy xuất hiện tinh thần vô úy và kính tin. Phật tử chúng ta sẽ cảm thấy ấm lòng. Khi đọc câu thần chú, tức là thân tâm gieo năm vóc trước 700.000.000 Đức Phật. Hiểu được nghĩa của thần chú ta phát nguyện quy y và không bao giờ rời khỏi Phật Mẫu dù chỉ trong giây phút.
Trong Kinh niệm Phật ba la mật có bài Vãng Sanh quyết định chơn ngôn
Nam mô a di đa bà dạ, đá tha dà đá dạ, đá địa dạ tha: A di rị đô bà tỳ, A di rị đá tất đam bà tỳ, A di rị đá tì ca lan đế, A di rị đá tì ca lan đá, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Nghĩa: Quy mạng A Di Đà Như Lai. Chân ngôn nói rằng: Hiện lên cam lộ, phát sanh cam lộ, dũng mãnh cam lộ, đạt đến cam lộ dũng mãnh, rải khắp hư không, thành tựu cát tường
Người chuyên tụng chú này được Phật A Di Đà thường ngự trên đỉnh đầu ủng hộ, hiện đời an ổn, khi mạng chung được tùy ý vãng sanh.
Các chơn ngôn trong kinh Nhựt Tụng cũng thế dó, quý Phật tử! Cố gắng tụng niệm cho đầy đủ, không nên bỏ sót.
V. Trong chốn thiền môn, đối với Phật tử làm gì thì làm, nhưng đến lúc khai khóa lễ tụng kinh, niệm Phật thì rất quan trọng. Thời khóa ban ngày, hành giả phải tắm rửa sạch sẽ, chỉnh trang áo quần, pháp phục áo tràng cài nút áo tràng trang nghiêm, xếp hàng ngũ chỉnh tề, tập trung Tổ đường bạch Tổ, chia thành nam phái nữ phái, đăng lâm đạo tràng, thảy thảy đều vâng theo chỉ dẫn của Thầy Chủ lễ, duy na, duyệt chúng mỗi người tự có trách nhiệm tự đứng chấp tay theo thứ lớp tuổi tác giới pháp, tuyệt đối không chen lấn, nhất là ưu tiên cho các Phật tử lão niên. Đâu đó trang nghiêm chú tâm tụng đọc theo Thầy Chủ lễ khởi xướng.
Vào kinh là đọc những chơn ngôn thần chú có in sẳn trước các phẩm kinh, do đọc các thần chú mà chư Thiên, chư Thần, chư Hộ Pháp lai hộ trì làm cho pháp giới trang nghiêm thanh tinh, quỷ thần thay vì làm ác, trở lại hộ trì cho người phát tâm tụng kinh. Quý vị không đọc hay quên đọc thần chú sẽ cảm thấy thiếu cái gì đó trong thời kinh, hoặc cảm thức nghe thấy có gí đó không ổn trong đạo tràng chúng ta đó quý vị ạ!
Một điều mà Phật tử không thể không biết, chúng ta, mọi người phải tôn trọng quyển kinh, khi chưa tụng không nên lật kinh bày ra, vì bày kinh ra là chư thiên, chư thần, hộ pháp, quỷ thần đếu cũng chấp tay hầu kinh, hộ kinh, hộ niệm cho người tụng kinh, nên nếu lật kinh ra mà không tụng thì chúng ta có lỗi với bá vạn chư thiên, chư thần, hộ pháp đang chờ đợi, hầu hạ, làm mất hạnh lành, mất vẻ trang nghiêm và công đức của người tụng kinh.
Đối với các Phật tử khai kinh tại gia cũng thế, càng phải giữ cho nghiêm thì chư thiên, chư thần, hộ pháp sẽ hỗ trợ, gia đình vượt khỏi chướng duyên. Phải nhớ khi khai kinh, bày kinh phải tụng kinh không được chần chờ lãng sang chuyện khác, bỏ lại quyển kinh là chuyện chính. Tụng kinh xong Phật tử xếp kinh lạy dùng miếng vải vàng độ chừng 3,5 tấc x 4,5 tấc phủ lên quyển kinh, chứng tỏ người con Phật tôn quý quyển kinh Phật, Kinh Tam Bảo, tôn quý lời Phật dạy trong kinh không để cho môi trường ô nhiễm, bụi bậm làm nhơ kinh Phật, chư thiện thần sẽ thường xuyên đến hộ trì.
Phật tử cũng có thể tùy theo sọan giả biên sọan quyển Kinh mà trì tụng. Kinh có biên soạn chơn ngôn thần chú thì Phật tử tụng theo kinh có biên sọan chơn ngôn thần chú. Kinh không có biên soạn chơn ngôn thần chú thì Phật tử tụng theo kinh không tụng chơn ngôn thần chú. Nếu có sai thì người biên sọan trách nhiệm. Ở trường hợp khác, là Phật tử tu thâm niên hiểu biết về nghi thức tụng niệm, thì tụng theo nghi thức tụng niệm mà mình đã học, tạo cho pháp giới trang nghiêm, thanh tịnh, long thần hộ pháp trợ duyên cho hoàn mãn khóa lễ, tạo nhiều công đức, trí huệ tăng trưởng, bồ đề tâm vững mạnh.
Ngoài ra còn có các sinh họat khác như dâng hương cúng nước, lau bàn Phật, dùng khăn sạch lau bụi dính cốt tượng Phật, chỉnh trang bàn Phật, những sinh họat nầy cũng là hạnh niệm Phật, niệm chú đó. Công đức tụng kinh đem lại lợi ích lớn cho gia đình, cho từng thành viên gia đình, giảm những cường độ nóng vội của tâm, giảm stress, sự hối thúc, sự bực dọc căng thẳng, sự hối hả, đem lại sự an lành, thâm diệu ấm áp trong gia dình