Chọn làm nhân viên văn phòng học ngành gì? Top 7 ngành hot nhất | pttd

Trước đây, nhân viên văn phòng là cụm từ để chỉ những nhân sự chịu trách nhiệm quản lý công việc văn thư, lễ tân. Tuy nhiên, hiện tại, cụm từ này được sử dụng để chỉ nhiều nghề nghiệp hơn vậy. Hầu hết các cơ quan Nhà Nước, doanh nghiệp đều không thể thiếu bộ phận này. Vậy nhân viên văn phòng học ngành gì? Cùng tìm hiểu những ngành nghề lý tưởng mà nhân viên văn phòng nên học.

Chọn làm nhân viên văn phòng học ngành gì? Top 7 ngành hot nhất

1. Ngành công nghệ thông tin

Một ngành nghề luôn nằm trong top các ngành phù hợp với nhân viên văn phòng đó là lập trình viên máy tính. Bởi hiện nay, nhu cầu về lĩnh vực công nghệ rất lớn, cơ hội việc làm vô cùng nhiều. Nên có thể nói đây là một ngành học lý tưởng dành cho những ai đam mê công nghệ, phần mềm muốn phát triển sự nghiệp bằng công việc này.

Những kỹ sư, lập trình viên công nghệ sẽ phụ trách việc nghiên cứu, phát triển phần mềm, thử nghiệm các công nghệ, vi mạch và các vấn đến liên quan đến máy tính khác. Đặc biệt, bạn sẽ có cơ hội được làm cho các công ty, doanh nghiệp lớn với mức thu nhập cao, nhất là những người có chuyên môn giỏi.

Để trở thành một kỹ sư phần mềm hoặc lập trình viên, bạn cần thi khối A, A1 hoặc các khối ngành D1 (tại một số trường đào tạo). Thời gian đào tạo từ 4 năm – 6 năm tùy trường hợp. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, mức thu nhập của cử nhân ngành này dao động từ 7 – 10 triệu khởi điểm. 

2. Ngành kế toán, kiểm toán

Để trả lời cho câu hỏi nhân viên văn phòng học ngành gì thì một gợi ý được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn đó là kế toán. Đây là công việc thực hiện quá trình thu nhận, xử lý các thông tin về tài sản. Bao gồm quá trình hình thành, sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp hay tổ chức. Điều này giúp cung cấp các thông tin chính xác, hữu ích cho doanh nghiệp.

Đây là một ngành đòi hỏi sự trung thực và kiên nhẫn cao. Vì đặc thù công việc kế toán đều liên quan đến sổ sách, tiền bạc của công ty nên những yếu tố trên vô cùng quan trọng. Ngoài ra, yếu tố chính xác, rõ ràng, kỷ luật cao cũng là yếu tố cần thiết để đáp ứng yêu cầu cao của công việc này. 

Các thí sinh cần đăng ký thi tuyển vào khối A, A1, A2, D1 nếu muốn học ngành kế toán kiểm toán. Thu nhập trung bình của một cử nhân ngành nào khi mới ra trường ở khoảng 7 – 9 triệu. 

3. Ngành quản trị học, quan hệ quốc tế

Để trở thành mổ chuyên viên tư vấn bạn có rất nhiều lựa chọn ngành học như kinh tế học, quản trị học, quan hệ quốc tế, xã hội học, tâm lý học,… Khi lựa chọn ngành nghề này bạn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như bất động sản, tài chính, chăm sóc khách hàng… Ở các lĩnh vực sẽ có những đặc trưng riêng, những kiến thức chuyên ngành khác nhau.

Để trở thành những chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp thì bạn cần tìm hiểu, học tập theo đúng chuyên ngành bạn đang theo đuổi. Ngoài ra, bạn còn cần trau dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết để phù hợp với ngành nghề này như kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giao tiếp.

Vị trí chuyên viên tư vấn thường không được đào tạo theo ngành chính thức tại các trường đại học ở Việt Nam. Thông thường, sinh viên các chuyên ngành kinh tế học, quản trị học, quan hệ quốc tế, xã hội học, tâm lý học,… là những ứng cử viên sáng giá cho vị trí này. Các ngành kể trên có thể thi tuyển đầu vào theo khối A, A1, C1, D1,…. Thu nhập của vị trí này không cố định và phụ thuộc bởi nhiều yếu tố. Một số đơn vị sẽ tính theo lương cơ bản + hoa hồng với khách hàng tư vấn thành công. 

4. Ngành kinh tế học

Một gợi ý nhân viên văn phòng học ngành gì đó là nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh ở đây bao gồm rất nhiều ngành khác như quản trị kinh doanh, phân tích kinh tế, nghiên cứu thị trường… Ngành nghề này có cơ hội công việc lớn và đóng vai trò quan trọng để phát triển trong các công ty, doanh nghiệp.

Mỗi công việc sẽ có tính chất nhất định nhưng chủ yếu nhân viên kinh doanh sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh, kêu gọi đầu tư, phân tích dữ liệu, nghiên cứu thông tin. Đây là một ngành nghề đòi hỏi tính năng động, kỹ năng mềm cao và là công việc không thể thiếu trong các bộ máy doanh nghiệp, tổ chức. 

Để trở thành nhân viên kinh doanh bạn có thể lựa chọn nhiều khối học như A, A1, D1, cơ hội để trở thành nhân viên kinh doanh cũng vô cùng rộng mở bởi có rất nhiều trường học đào tạo ngành nghề này. Đặc biệt, mức thu nhập của các nhân viên kinh doanh cũng không hề nhỏ, trung bình từ 8 -12 triệu đối với sinh viên mới ra trường, và cơ hội thăng tiến cao trong công việc.

5. Ngành tài chính ngân hàng

Nhắc đến ngành tài chính ngân hàng, đây là một ngành nghề có phạm vi khá rộng. Ngành nghề này liên quan đến tất cả các dịch vụ trong lĩnh vực tài chính. Cụ thể đó là dịch vụ giao dịch, lưu thông và vận chuyển tiền tệ. Các ngân hàng chính là nơi để thực hiện các công việc như thanh toán, bảo lãnh, chi trả ở nội địa và quốc tế. 

Vì phạm vi công việc của nhân viên tài chính rộng nên bạn có thể lựa chọn rất nhiều vị trí khác nhau như:

  • Chuyên viên phụ trách kinh doanh tiền tệ, tài chính trong các ngân hàng thương mại, công ty tài chính đa quốc gia, công ty chứng khoán.

  • Cán bộ thuế, phụ trách tiền lương, tại các cơ quan, công ty.

  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng ở các ngân hàng, công ty.

Để học ngành tài chính ngân hàng, bạn có thể lựa chọn các khối để thi như A, A1, D1. Đây là một công việc ổn định và có mức lương lý tưởng. Bên cạnh đó, bạn có có thêm thu nhập khi tìm kiếm khách hàng, giao dịch thành công các hợp đồng tài chính. 

6. Ngành quản lý nguồn nhân lực

Với bất kì một công ty, doanh nghiệp nào thì đội ngũ nhân viên chất lượng luôn được được quan tâm và chú trọng. Và phòng nhân sự sẽ là nơi phụ trách xây dựng đội ngũ công ty. Do vậy, ngành quản lý nguồn nhân lực là lựa chọn phù hợp đối với những ai yêu thích công việc văn phòng.

Công việc chính của những nhân viên quản lý nguồn nhân lực đó là lên kế hoạch, chỉ đạo, hay phối hợp những nhân sự trong bộ máy công ty. Cụ thể, công việc này sẽ tiến hành giám sát việc tuyển dụng, phỏng vấn các nhân sự mới. Từ đó đem về cho công ty những ứng cử viên xuất sắc, tiềm năng. 

Ngoài ra, công việc của các nhân viên quản lý nguồn nhân lực còn là tham khảo ý kiến của giám đốc về hệ thống nhân sự của công ty, là mối liên kết giữa quản lý và nhân viên của mình.

Ngành quản lý nguồn nhân lực có hầu hết ở các trường đại học liên quan đến kinh tế trên cả nước. Đây là ngành học hot để trở thành nhân viên văn phòng, bạn có thể tham khảo các khối học có thể thi đó là A, A1. C, D.

7. Ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh là một lựa chọn lý tưởng để bạn trở thành nhân viên văn phòng chính hiệu. Quản trị kinh doanh là một ngành rất phong phú và đa dạng. Khi học ngành này bạn sẽ được cung cấp đầy đủ những kiến thức về mảng kinh tế như tài chính, kinh doanh, marketing, nhân sự… Ngoài những kiến thức trên, bạn còn được trang bị các kiến thức hệ thống tư duy, kỹ năng lãnh đạo cùng nhưng mô hình quản trị…

Ngành này giúp bạn giải đáp thắc mắc nhân viên văn phòng học nghề gì. Khi lựa chọn ngành nghề này bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực kinh tế như chuyên viên phụ trách công việc hành chính nhân sự, kinh doanh, marketing, chuyên viên xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển. Đặc biệt, bạn còn có thể trở thành CEO của các bộ phận tài chính, bộ phận marketing…Do vậy, đây là một ngành nghề được rất nhiều công ty săn đón, cơ hội việc làm rất lớn. 

Đây là ngành học được đánh giá là hot nhất trong các khối ngành kinh tế nên bạn có rất nhiều trường đại học để lựa chọn và các khối học như A, A1, D1 để tham khảo. Đặc biệt, ngành này có mức lương cao và có thể tăng nhanh chóng nếu bạn đạt KPI và kí được nhiều hợp đồng.

Với câu hỏi, nhân viên văn phòng học ngành gì, có rất nhiều lựa chọn để bạn tham khảo. Tùy thuộc vào sở thích và thế mạnh, bạn có thể chọn một ngành tương ứng để phát huy được sở trường của mình. Chúc bạn thành công trên con đường đã chọn. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi Blog Phát Triển Toàn Diện.

 

Rate this post

Viết một bình luận