Chọn ngành nghề thế nào để không bị thất nghiệp?

Chính vì vậy, học sinh lớp 12 đang rất cần sự thông tin, phân tích cũng như định hướng từ phía nhà trường và gia đình để có thể có những lựa chọn đúng đắn hơn về nghề nghiệp.

Cần đặt yếu tố “năng lực” và “đam mê” lên hàng đầu

Chia sẻ về suy nghĩ này, TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) – Trưởng ban hỗ trợ chất lượng đại học, Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho hay, những hệ quả tiêu cực mà dịch Covid-19 tác động lên mọi mặt đời sống, kinh tế là điều không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, không thể đánh đồng lý do dẫn tới thất nghiệp đều xuất phát từ dịch Covid, bởi thực tế, thất nghiệp hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

“Yếu tố thứ nhất, và cũng là quan trọng nhất, chính là yếu tố liên quan tới năng lực học tập, làm việc của mỗi cá nhân. Thứ hai mới xét đến nhu cầu về lao động của mỗi ngành nghề.

Chính vì vậy, để tránh rơi vào cảnh thất nghiệp, dù trong bối cảnh đại dịch, hậu đại dịch hay bất kỳ bối cảnh nào khác, tôi khuyên học sinh nên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân để có thể theo đuổi nghề nghiêm túc, lâu dài.

Trong đó, muốn chọn ngành nghề đúng thì điều đầu tiên mà thí sinh cần làm chính là gặp thầy cô, các chuyên gia để làm trắc nghiệm về nghề nghiệp, từ đó lắng nghe lời khuyên, cân nhắc xem ngành nghề mình dự định chọn có thực sự phù hợp hay không, không nên chọn ngành một cách nhất thời hay vì ngành đó có tên hay, tên “hot”. Việc “nhắm mắt chọn liều” như vậy sẽ dễ dẫn đến việc học không đem lại kết quả, còn người học thì xuất hiện tâm lý chán nản. Đó là lý do dẫn tới thực trạng nhiều sinh viên, dù đã vào trường học được 1 năm nhưng vẫn nghỉ để thi lại trường khác”.

Năng lực của người học là yếu tố quyết định

Theo học ngành nghề nào cũng sẽ gặp khó khăn riêng, và học ngành nào cũng tồn tại nguy cơ thất nghiệp. Bối cảnh xã hội chỉ là một phần nhỏ, điều quan trọng là trong quá trình học, người học sẽ học thế nào, tham gia các hoạt động ra sao. “Thất nghiệp hay không phụ thuộc vào phần lớn cách học của bạn”

Kỹ năng là yếu tố quan trọng nhất đối với người lao động việc lựa chọn, học ngành nghề phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội sẽ đạt được nhiều thuận lợi hơn. Hiện nay, một số ngành nghề như: Marketing, Công Nghệ Thông Tin, Thương Mại Điện Tử, ngành Ngôn ngữ, Quản Trị Tài Chính, Quản Trị Nhân sự, Quản trị kinh doanh … đều là những ngành nghề cần nguồn nhân lực dồi dào để đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển và phục vụ cuộc sống con người, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Nguồn: Trường Đại học Lương Thế Vinh

Rate this post

Viết một bình luận