Chữ in hoa là gì? Chữ in thường và chữ in hoa khác nhau ở đâu? | Ingoa

Có thể nói bảng chữ cái in hoa có vai trò rất quan trọng trong tiếng Việt. Những chữ này thường được viết phức tạp hơn chữ thường nhiều. Vậy chữ in hoa là gì? Hãy cùng Inoga theo dõi qua bài viết dưới đây.

chu-in-hoa-la-gi-chu-in-thuong-va-chu-in-hoa-khac-nhau-o-dau-ingoa

Chữ in hoa là gì?

Chữ in hoa là những chữ cái được viết ở kích thước lớn. Mỗi chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt đều sẽ có cách viết chữ hoa riêng. Nó thường được dùng khi đứng ở đầu câu, sau dấu chấm và để viết tên người, địa danh, tên các cơ quan tổ chức. Lưu ý, không tùy tiện sử dụng chữ in hoa, chỉ nên dùng nó theo đúng hệ thống các quy tắc tiếng Việt.

Chữ in thường và chữ in hoa khác nhau như thế nào

Chữ in thường

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra hướng dẫn viết chữ cái thường như sau:

  • Các chữ số đều có chiều cao là 2 đơn vị
  • Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị
  • Nhóm chữ cái: b, g, h, k, l, y được viết với chiều cao 2,5 đơn vị
  • Các chữ cái: d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị
  • Chữ cái: t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị
  • Chữ cái: r,s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị
  • Tất cả chữ cái còn lại được viết với chiều cao 1 đơn vị

chu-in-hoa-la-gi-chu-in-thuong-va-chu-in-hoa-khac-nhau-o-dau-ingoa-2

Chữ in hoa

Theo nguyên tắc tiếng Việt, chữ in hoa được quy định viết như sau:

  • Chiều cao của các chữ cái viết hoa tiếng Việt là 5 ô li
  • Riêng 2 chữ cái viết hoa: Y, G được viết với chiều cao 8 ô li do phần đuôi dài phía dưới
  • Chữ cái viết hoa được chia ra 2 kiểu: kiểu 1 là áp dụng chung cho cả 29 chữ cái. Kiểu còn lại chỉ áp dụng cho 5 mẫu chữ gồm A, M, N, Q, V

Bí quyết dạy trẻ nhỏ viết chữ in hoa

Tư thế ngồi viết

Việc hình thành một tư thế chuẩn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu, trong quy trình rèn chữ viết cho các em học sinh. Một tư thế ngồi đúng cách sẽ được mô tả như sau:

  • Đầu tiên, bàn ghế phải vừa tầm với các em. Vì khi ngồi quá cao thì đầu phải cúi gằm xuống và ngược lại.
  • Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm, không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ rất dễ dẫn đến cận thị.
  • Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn. Khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái một cách dễ dàng.
  • Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tì vào mép vở, giữ vở không bị xê dịch khi viết.

chu-in-hoa-la-gi-chu-in-thuong-va-chu-in-hoa-khac-nhau-o-dau-ingoa-1

Hướng dẫn cách cầm bút

  • Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa.
  • Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái thì giữ bên trái thân bút, còn đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút.
  • Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển.
  • Phối hợp cổ tay, cánh tay, khuỷu tay trong quá trình viết.
  • Giáo viên có thể tiến hành dạy cho các em viết chữ từ đơn giản cho đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút cùng cách nối nét.
  • Giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li.

chu-in-hoa-la-gi-chu-in-thuong-va-chu-in-hoa-khac-nhau-o-dau-ingoa-4

Sử dụng các trò chơi học tập giúp trẻ làm quen với chữ viết

Việc học chữ qua trò chơi sẽ sinh động hơn, giúp cho trẻ dễ dàng ghi nhớ chữ viết và kích thích hứng thú cho trẻ nhiều hơn. Việc chuẩn bị cho trẻ làm quen với chữ viết đòi hỏi phải có thiết kế hoạt động thích hợp. Các trò chơi phải được vận dụng một cách linh hoạt theo chủ đề hay, để giúp trẻ có thể viết chữ một cách nhanh nhất.

Sử dụng một số thiết bị công nghệ

Ngày nay, việc sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại vào dạy học cho trẻ nhỏ là rất cần thiết. Bởi điều này giúp kích thích sự học hỏi và sự tập trung chuyên sâu từ trẻ. Một số thiết bị quen thuộc hoàn toàn có thể sử dụng như smartphone, máy tính bảng,… Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế bé xem những thứ như phim hoạt hình, nghe nhạc, chơi game,…

chu-in-hoa-la-gi-chu-in-thuong-va-chu-in-hoa-khac-nhau-o-dau-ingoa-5

Sử dụng hình ảnh minh họa

Đây có lẽ là một trong những giải pháp giúp trẻ nhỏ dễ ghi nhớ bảng vần âm nhất. Những hình ảnh vui nhộn, sôi động, sáng tạo, và những hình ảnh phim hoạt hình ngộ nghĩnh. Vì thế, người dạy hoàn toàn có thể sử dụng những bộ hình dán bảng vần âm, trong đó có những hình ảnh phong phú như con vật, trái cây,…để trẻ có thể yêu thích việc học hơn.

Bài viết trên đã chia sẻ các kiến thức liên quan đến chữ in hoa là gì? Hy vọng các em học sinh sẽ đạt được kết quả thành công nhé. Đừng quên theo dõi Ingoa để cập nhật chi tiết nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.

5/5 – (3 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận