1. Tổng quan về bảng chữ cái tiếng Việt
Trước hết, hãy hiểu đúng và hiểu chính xác về bản chất và ý nghĩa của bảng chữ cái bạn nhé.
Nội dung chính
- 1. Tổng quan về bảng chữ cái tiếng Việt
- 1.1. Bảng chữ cái là gì?
- 1.2. Bảng chữ cái dùng để làm gì?
- 2. Cấu tạo chi tiết của bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn nhất
- 2.1. Hệ thống nguyên âm
- 2.2. Hệ thống phụ âm
- 2.3. Hệ thống dấu thanh
- 3. Bí quyết dạy cho trẻ nhỏ bảng chữ cái tiếng Việt hay
- 3.1. Sử dụng hình ảnh minh họa
- 3.2. Cho trẻ làm quen trước với chữ thường
- 3.3. Vừa đọc vừa viết
- 3.4. Sử dụng một số thiết bị công nghệ
- 4. Kinh nghiệm dạy bảng chữ cái tiếng Việt cho người nước ngoài
- Video liên quan
1.1. Bảng chữ cái là gì?
Bảng chữ cái là gì?
Là một hệ thống tổng hòa những ký hiệu, chữ viết giúp chúng ta sử dụng trong mục đích ghi chép và thể hiện lại ngôn từ dưới hình thức văn bản thuần túy. Những thông điệp, ngôn ngữ mà chúng ta muốn truyền tải sẽ được thể hiện chi tiết nhất thông qua các biểu tượng và ký hiệu. Tất nhiên, chữ viết được cấu thành từ hệ thống bảng chữ cái bao gồm những ký tự đặc trưng của ngôn ngữ.
Trên thực tế, hệ thống viết rất đa dạng, chẳng hạn như chữ tượng hình, chữ tượng thanh, chữ ký âm,… Hiểu một cách đơn giản nhất, bảng chữ cái được dùng làm cơ sở và nền tảng ban đầu để chúng ta dựa vào nhằm diễn đạt và miêu tả ngôn từ thành câu, thành chữ.
Một thực trạng hiển nhiên cho thấy, có rất nhiều người biết nói tiếng Việt một cách thành thạo nhưng lại không thể phát âm đúng chính xác bảng chữ cái. Đặc biệt là những người mù chữ, nghĩa là họ không có điều kiện đi học hoặc chủ yếu là những người nước ngoài. Trong quá trình sử dụng, người nước ngoài thường có xu hướng thay thế cách phát âm bằng cách phát âm trong tiếng Anh, còn người nước ta thì lại chọn cách học vẹt, không tuân thủ quy chuẩn.
1.2. Bảng chữ cái dùng để làm gì?
Bảng chữ cái dùng để làm gì?
Đối với những em nhỏ chập chững bước vào lớp 1, hay bất kể những ai lần đầu tiên làm quen với tiếng Việt, chẳng hạn như người nước ngoài cần hiểu và ghi nhớ thông tin về bảng chữ cái. Bảng chữ cái được cho là bài học vỡ lòng mà ai cũng phải trải qua. Thông qua bảng chữ cái, người học sẽ nắm được có bao nhiêu ký tự trong đó, cách phát âm chúng ra sao, viết hoa, viết thường như thế nào?,…
Do đó, điều quan trọng nhất làm ngay ở buổi đầu tiên là giới thiệu bảng chữ cái cho người học. Trên cương vị của người dạy học, các gia sư, giáo viên nên đừng nặng quá về tư tưởng phải bắt người học học thuộc hay ghi nhớ ngay bảng chữ cái. Bởi người học sẽ thấy áp lực, có tâm lý không hứng thú với việc học nữa. Người dạy cần xây dựng tâm lý thoải mái với những trẻ nhỏ trong quá trình dạy học. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp để kích thích việc ham học và ghi nhớ nhanh bảng chữ cái cho trẻ. Chẳng hạn như việc chữ cái gắn liền với những hình ảnh minh họa sinh động, chúng giúp các em nhỏ thích thú với việc học hơn, từ đó nhớ nhanh và lâu hơn.
Người dạy cũng cần có trách nhiệm trong việc hệ thống hóa và đồng bộ cách phát âm cho các chữ cái trong bảng chữ cái. Không nên sử dụng đa dạng các cách phát âm, gây nhiễu loạn cách học và ứng dụng của trẻ nhỏ.
Việc làm Giáo viên
2. Cấu tạo chi tiết của bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn nhất
Cấu tạo chi tiết của bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn nhất
Cấu tạo của bảng chữ cái tiếng Việt được quy định bởi Bộ Giáo dục. Theo đó, bảng chữ cái chuẩn bao gồm 5 dấu thanh, 10 chữ số và 29 chữ cái. Đối với các học sinh, số lượng cần ghi nhớ này cũng không quá lớn. Bên cạnh cấu tạo về số lượng, bảng chữ cái cũng bao gồm hai hình thức biểu thị, đó là biểu thị bằng chữ viết thường và biểu thị bằng chữ viết hoa.
Trên thực tế, kiểu viết chữ lớn được gọi với những khái niệm khác nhau như chữ in hoa, chữ viết hoa, chữ hoa. Kiểu viết nhỏ được gọi là chữ viết thường, chữ thường, chữ in thường.
Ngoài 29 chữ cái truyền thống, hiện Bộ Giáo dục vẫn đang cân nhắc về việc bổ sung thêm 04 chữ cái vào bảng chữ cái, cụ thể là f, w, j, z. Mặc dù chưa được chính thức đưa vào bảng chữ cái, tuy nhiên cả bốn ký tự này đều đã có mặt và được sử dụng trong các văn bản hàng ngày cũng như trong các sách báo. Tựu trung, cách tốt nhất để học bảng chữ cái tiếng Việt hiệu quả, đó là người học cần nắm vững các quy tắc về phụ âm, nguyên âm cũng như cách sử dụng hệ thống dấu thanh.
Xem thêm: Việc làm Giáo viên ngữ văn
2.1. Hệ thống nguyên âm
Hệ thống nguyên âm
Hệ thống nguyên đơn của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 12 ký tự, đó là: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Bên cạnh đó, còn tồn tại một số nguyên âm đôi được viết như sau: ia yê iê, ua – uô, ưa – ươ.
Trong quá trình học cách phát âm nguyên âm, người học cần được lưu ý những vấn đề sau:
– Lưu ý 1: a và ă đều là hai nguyên âm, cách phát âm chúng tương tự nhau, chủ yếu dựa vào mức độ mở khẩu hình miệng, vị trí đặt lưỡi và khẩu hình khi phát âm.
– Lưu ý 2: ơ và â cũng là hai nguyên âm không khác biệt lắm. Phát âm tương tự nhưng chỉ khác ở chỗ âm â thì ngắn hơn, âm ơ thì dài hơn.
– Lưu ý 3: Cần đặc biệt lưu ý đến những nguyên âm có dấu như ă, â, ô, ơ, ư. Đặc biệt cần dạy nghiêm chỉnh về cách phát âm chính xác những nguyên âm này cho người nước ngoài, bởi những nguyên âm đó khó nhớ, cũng như không xuất hiện trong bảng chữ cái.
– Lưu ý 4: Tất cả chỉ xuất hiện duy nhất đối với các nguyên âm đơn, không lặp lại ở một vị trí sát nhau trong các âm tiết. Điều này khác với các ký tự trong tiếng Anh, vì chúng có thể được lặp đi lặp lại, chẳng hạn như see, look, too,… Nhưng với tiếng Việt thì không, đa phần các âm tiết này được đi vay mượn như: cái xoong, kẻ soọc,…
– Lưu ý 5: Trong tiếng Việt, hai nguyên âm â và ă không đứng một mình.
– Lưu ý 6: Người dạy nên dựa vào vị trí của lưỡi và độ mở của khẩu miệng để dạy các em học sinh cách phát âm sao cho đúng. Việc miêu tả những đặc điểm này sẽ giúp cho học sinh dễ hiểu và dễ hình dung về cách phát âm hơn.
Tham khảo: CV Gia sư
2.2. Hệ thống phụ âm
Hệ thống phụ âm
Phụ âm cũng là một trong những bộ phận chiếm phần lớn ở cấu tạo bảng chữ cái. Phụ âm hầu hết được biểu thị bằng một ký tự duy nhất, bao gồm: b, t, v, s, x, r Bên cạnh đó, những phụ âm khác (9 phụ âm) được biểu thị bằng hai ký tự đơn kết hợp cụ thể như sau:
– Phụ âm Ph: Có trong các từ phin, phụng phịu, phờ phạc.
– Phụ âm Th: Có trong các từ thơ thẩn, thẳng thắn, thướt tha.
– Phụ âm Tr: Có trong các từ trong, trắng, trúc, tre.
– Phụ âm Gi: Có trong các từ gì, giúp, giảng,…
– Phụ âm Ch: Có trong các từ che chở, chồng, cha, chéo.
– Phụ âm Nh: Có trong các từ nhẹ nhàng, nhăn nhó, nhộn nhịp.
– Phụ âm Ng: Có trong các từ ngào ngạt, ngọt ngào, ngu ngốc.
– Phụ âm Kh: Có trong các từ khuyến khích, khúc khích, khe khẽ.
– Phụ âm Gh: Có trong các từ ghe, ghế, gập ghềnh.
– Lưu ý, có một phụ âm được kết hợp bằng ba ký tự duy nhất trong bảng chữ cái tiếng Việt. Đó là phụ âm Ngh có trong các từ như ngốc nghếch, nghề nghiệp,…
Phụ âm khác
Bên cạnh những phụ âm trên, bảng chữ cái tiếng Việt còn xuất hiện 03 phụ âm khác được kết hợp bằng nhiều ký tự. Cụ thể là:
– Phụ âm /k/ được biểu thị:
+ K khi đứng trước e, ê, iê, i/y (Ví dụ: Kê, kí, ký,…)
+ Q khi đứng trước bán nguyên âm u (Ví dụ: Quốc, quýt, quả,…)
+ C khi đứng trước các nguyên âm khác (Ví dụ: Cốc, cá, cuội, cước,…)
– Phụ âm /g/ được biểu thị:
+ G khi đứng trước các nguyên âm khác (Ví dụ: Ga, gốc, gỗ,…)
+ Gh khi đứng trước e, ê, iê, i (Ví dụ: Ghe, ghê, ghi,…)
– Phụ âm /ng/ được biểu thị:
+ Ng khi đứng trước các nguyên âm khác (Ví dụ: ngu, ngốc,…)
+ Ngh khi đứng trước e, ê, iê, i (Ví dụ: Nghe, nghi,…)
Ứng tuyển: Việc làm Giáo viên mầm non
2.3. Hệ thống dấu thanh
Hệ thống dấu thanh
Như đã giới thiệu ngay từ đầu, trong bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm năm dấu thanh, cụ thể là huyền, sắc, ngã, hỏi, nặng. Dấu thanh được sử dụng theo quy tắc sau:
– Đặt dấu thanh ở vị trí của nguyên âm nếu trong từ có nguyên âm. Chẳng hạn như: ả, ngốc, ví dụ,…)
– Đặt dấu thanh ở nguyên âm đầu tiên nếu trong từ có hai nguyên âm. Chẳng hạn như: đầu, đôi, đặt,…
– Đặt dấu thanh ở nguyên âm thứ hai nếu trong tư có hai nguyên âm + một phụ âm hoặc có nguyên âm ba. Chẳng hạn như: nguyên,…
– Ưu tiên đặt dấu thanh nếu trong tư có nguyên âm ơ và ê. Chẳng hạn: thuở, thuê,….
Lưu ý, nguyên tắc này có thể không được áp dụng khi soạn thảo văn bản trên một số thiết bị công nghệ. Bởi nguyên tắc đặt dấu ở những thiết bị này đa phần dựa vào bảng IPA của tiếng Anh.
Tham khảo thêm: Danh sách Gia sư Tiếng Việt mới nhất
3. Bí quyết dạy cho trẻ nhỏ bảng chữ cái tiếng Việt hay
Bí quyết dạy cho trẻ nhỏ bảng chữ cái tiếng Việt hay
3.1. Sử dụng hình ảnh minh họa
Sử dụng hình ảnh minh họa là một trong những phương pháp giúp trẻ nhỏ dễ ghi nhớ bảng chữ cái nhất. Những hình ảnh vui nhộn, sống động, có màu sắc luôn hấp dẫn được sự tập trung của trẻ, đặc biệt là những hình ảnh hoạt hình ngộ nghĩnh. Do đó, người dạy có thể sử dụng những bộ hình dán bảng chữ cái, trong đó có những hình ảnh đa dạng như con vật, trái cây,… để trẻ tập trung và thích học hơn.
3.2. Cho trẻ làm quen trước với chữ thường
Đa phần, chúng ta thường sử dụng chữ in hoa để cho trẻ tiếp xúc trước chữ thường. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ không có xu hướng tập trung vào phương pháp này. Trên thực tế, việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào chữ in thường, bởi chữ in hoa xuất hiện ít hơn, hạn chế hơn.
3.3. Vừa đọc vừa viết
Với những trẻ có tư duy thông minh, chúng sẽ tập đọc nhanh hơn nếu được áp dụng phương pháp vừa đọc vừa viết bảng chữ cái. Khuyến khích trẻ bằng cách vừa viết chữ đó ra, vừa đánh vần và phát âm chúng để giúp chúng tập trung hơn. Bên cạnh đó, hãy nhớ nhắc đi nhắc lại và kiểm tra xem trẻ còn nhớ những ký tự và cách phát âm trước đó đã học hay không nhé.
3.4. Sử dụng một số thiết bị công nghệ
Sử dụng một số thiết bị công nghệ
Rất nhiều ứng dụng công nghệ hiện nay cho phép bạn dạy học cho trẻ nhỏ. Điều này giúp kích thích sự học hỏi và tập trung từ trẻ. Một số thiết bị quen thuộc có thể sử dụng như smartphone, máy tính bảng,… Nhiều ý kiến cho rằng không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc quá nhiều và quá sớm với những thiết bị điện tử. Tuy nhiên, chỉ nên hạn chế những mục đích khác như xem hoạt hình, nghe nhạc,… có thể tận dụng các thiết bị này để tham khảo những bài học bổ ích.
Tham khảo ngay: Danh sách Gia sư tiếng Việt mới nhất
4. Kinh nghiệm dạy bảng chữ cái tiếng Việt cho người nước ngoài
Khi dạy các học viên người nước ngoài, việc học bảng chữ cái tiếng Việt không quá phức tạp nếu bạn sử dụng các chữ cái Latinh. Tuy nhiên, chỉ hiệu quả với những học viên người nước ngoài sử dụng tiếng Anh, đối với các học viên người Hoa, Thái, Lào, Hàn,… giáo viên nên áp dụng hệ thống chữ tượng hình để quá trình dạy viết – đọc bảng chữ cái nhanh hơn. Quá trình để một người nước ngoài tiếp xúc, ghi nhớ, biết đọc và biết viết bảng chữ cái tiếng Việt không hề dễ dàng. Trên thực tế, nhiều người Việt biết sử dụng tiếng Việt nhưng lại chưa chắc biết phát âm và hiểu hệ thống chữ cái chuẩn trong bảng chữ cái.
Trên đây là thông tin và kiến thức xoay quanh bảng chữ cái tiếng Việt. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp ích cho công việc của bạn!
Chia sẻ thông tin về bảng tuần hoàn đầy đủ và chi tiết nhất
Bảng tuần hoàn là một trong những kiến thức quan trọng và cốt lõi của bộ môn hóa. Trau dồi ngay kiến thức về bảng tuần hoàn qua bài viết sau nhé.
Bảng tuần hoàn