Chú ý khi thả cá rồng vào hồ khi mới mua về

Chuẩn bị hồ nuôi cho chú cá Rồng – Arowana đầu tiên

Đối với những người mới bước vào thế giới đam mê cá Rồng, ngoài việc chọn mua một chú cá Rồng đẹp và khỏe mạnh từ các trại cá và cửa hàng cá cảnh danh tiếng, thì việc chuẩn bị một hồ nuôi cá rồng mới toanh để đảm bảo điều kiện cho chú cá Rồng của mình cũng là một điều rất quan trọng. Thực sự thì cá Rồng là một loài cá rất khỏe tuy nhiên nếu sự thay đổi về đột ngột và quá khắc nghiệt về môi trường nước cũng có thể khiến chúng tử vong.

Do vậy, trước tiên bạn cần phải chuẩn bị hồ nuôi thật kỹ. Đầu tiên là mua một hồ mới hoàn toàn, dùng vải mềm thấm nước để vệ sinh sạch sẽ hồ. Tiếp theo cần mua sắm các thiết bị căn bản cho hồ như: bơm lọc và bơm sủi khí với công suất phù hợp với dung tích hồ. 

Các bước thả cá rồng vào hồ mới

Bước 1: Cho nước đã để qua đêm vào đầy hồ. Nước phải để qua đêm để khử hết các loại hóa chất như: chlorine/chloramines có trong nước máy, đây là những chất có thể gây hại cho cá nếu có nồng độ quá cao. Cẩn thận: Không được dùng xà bông hay bột giặt để vệ sinh hồ. Chỉ cần một ít cũng có thể làm chết cá. 

Bước 2: Giữ mực nước thấp đủ để chú cá Rồng của bạn có thể thoải mái bơi lội. Mực nước thấp giúp chú Rồng của bạn không phải dụng quá nhiều sức lực và có điều kiện nghỉ ngơi đôi chút khi mới về “nhà mới”. Ngoài ra, việc di chuyển chú cá một quãng đường xa cũng khiến chúng bị stress và rất dễ bị bệnh tật tấn công (do hệ miễn nhiễm bị suy giảm).

Bước 3: Để yên cho chú cá nằm nghỉ ngơi dưới đáy hồ. Luôn nhớ rằng, không nên dùng máy bơm lọc quá mạnh vì có thể tạo dòng nước chảy xiết quá khiến cho cá bị stress thêm. 

Bước 4: Cho cây sưởi vào hồ, đặt nhiệt độ từ 28 -30 độ C. Cây sưởi bể cá rồng giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong nước và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Thay đổi nhiệt độ quá đột ngột cũng có thể khiến cho cá bị stress nặng hơn hay thậm chí tệ hơn: tình trạng bị quăn mang thông thường cũng là hậu quả của việc này. 

Bước 5: Quan trọng nhất là đừng thả cá Rồng trực tiếp vào hồ nước. Đặt túi đựng cá vào trong hồ để cho nhiệt độ trong hồ và trong túi cân bằng nhau. Để khoảng chừng 20-30 phút rồi mới mở miệng túi và thả cá vào hồ. 

Đây là các bước thả cá bằng hình ảnh
 
Khi đem cá rồng về nhà, bạn nên thả bịch đựng cá vào hồ. Điều này giúp cân bằng nhiệt độ giữa bịch và nước hồ. Nếu chênh lệch nhiệt độ quá cao thì cá sẽ bị căng thẳng một cách không cần thiết. Bởi vậy hãy kiên nhẫn. Tôi thường để bịch trong hồ trong vòng 30 phút để cân bằng nhiệt độ.
 

Khi đem cá rồng về nhà, bạn nên thả bịch đựng cá vào hồ. Điều này giúp cân bằng nhiệt độ giữa bịch và nước hồ. Nếu chênh lệch nhiệt độ quá cao thì cá sẽ bị căng thẳng một cách không cần thiết. Bởi vậy hãy kiên nhẫn. Tôi thường để bịch trong hồ trong vòng 30 phút để cân bằng nhiệt độ.

tha ca rong dung cach

Sau đó, nhẹ nhàng mở bịch và châm đầy bằng nước hồ (mỗi lần đổ một hay hai chén vào bịch). Đổ nhiều đợt cho đến khi bịch gần đầy. Mỗi đợt đổ cách nhau khoảng 20 phút. Điều này giúp “cân bằng” chất nước.

huong dan tha ca rong khoi chet

cach tha ca rong khi moi mua ve

hướng dẫn thả cá rồng vào hồ mới

Cá rồng của bạn có thể hơi hoảng hốt trong một môi trường mới, vậy nên đừng quá lo lắng. Chúng cũng có thể bỏ ăn trong vòng vài ngày. NHƯ VẬY LÀ BÌNH THƯỜNG… Bạn không nên vò đầu bứt tóc về một điều bình thường…

luu y khi tha ca rong
quá bối vàng

ho ca rong nuoi cong dong
Bước 6: Sau khi thả cá vào hồ mới, đừng vội cho ăn. Chờ 2-3 ngày sau khi chú cá đã quen với môi trường sống mới thì mới bắt đầu cho ăn. Lý do là vì việc vận chuyển và thả vào một môi trường mới khiến chú cá rồng bị stress nên có thể không tiêu hóa được thức ăn và rất sợ hãi. Do vậy, nếu cho ăn ngay càng làm cho cá bị stress nặng thêm và làm suy yếu hệ miễn nhiễm. Ngoài ra, thức ăn thừa còn gây ô nhiễm nguồn nước và phát sinh nhiều vi khuẩn có hại. 
Lưu ý: Nếu được, bạn cũng nên cho thêm một ít vi sinh vật có ích vào hồ để tăng chất lượng nước. 

Bước 7: Không cho cá ăn quá nhiều, chỉ cần cho cá ăn mỗi ngày 1 lần là đủ. Khi cá đã khỏe và ổn định sau một vài tuần, nên tăng số lần cho ăn lên 2 lần/ngày. Thức ăn thừa phải được lấy ra ngay để tránh làm ô nhiễm nước. 

Bước 8: Mỗi tuần thay nước 10%-20% hồ. Thay nước hàng tuần sẽ giúp cá ăn khỏe hơn và ngăn ngừa bệnh tật. Lưu ý rằng việc thay nước với lượng nhiều hơn có thể sẽ khiến cá bị sốc, dẫn đến stress và nguy hại đến tính mạng. 
Lưu ý: Luôn giữ bộ kiểm tra độ PH và nồng độ ammonia để kiểm soát chất lượng nước thường xuyên.

Bước 9: Luôn nhớ đậy nắp hồ cá thật chặt vì cá Rồng là một “nhà vô địch nhảy cao”, đồng thời việc giảm bớt độ cao mực nước cũng giúp đảm bảo chú Rồng yêu dấu của bạn không bị chấn thương.

Đối với những người mới bước vào thế giới đam mê cá Rồng, ngoài việc chọn mua một chú cá Rồng đẹp và khỏe mạnh từ các trại cá và cửa hàng cá cảnh danh tiếng, thì việc chuẩn bị một hồ nuôi cá rồng mới toanh để đảm bảo điều kiện cho chú cá Rồng của mình cũng là một điều rất quan trọng. Thực sự thì cá Rồng là một loài cá rất khỏe tuy nhiên nếu sự thay đổi về đột ngột và quá khắc nghiệt về môi trường nước cũng có thể khiến chúng tử vong.Do vậy, trước tiên bạn cần phải chuẩn bị hồ nuôi thật kỹ. Đầu tiên là mua một hồ mới hoàn toàn, dùng vải mềm thấm nước để vệ sinh sạch sẽ hồ. Tiếp theo cần mua sắm các thiết bị căn bản cho hồ như: bơm lọc và bơm sủi khí với công suất phù hợp với dung tích hồ.Bước 1: Cho nước đã để qua đêm vào đầy hồ. Nước phải để qua đêm để khử hết các loại hóa chất như: chlorine/chloramines có trong nước máy, đây là những chất có thể gây hại cho cá nếu có nồng độ quá cao. Cẩn thận: Không được dùng xà bông hay bột giặt để vệ sinh hồ. Chỉ cần một ít cũng có thể làm chết cá.Bước 2: Giữ mực nước thấp đủ để chú cá Rồng của bạn có thể thoải mái bơi lội. Mực nước thấp giúp chú Rồng của bạn không phải dụng quá nhiều sức lực và có điều kiện nghỉ ngơi đôi chút khi mới về “nhà mới”. Ngoài ra, việc di chuyển chú cá một quãng đường xa cũng khiến chúng bị stress và rất dễ bị bệnh tật tấn công (do hệ miễn nhiễm bị suy giảm).Bước 3: Để yên cho chú cá nằm nghỉ ngơi dưới đáy hồ. Luôn nhớ rằng, không nên dùng máy bơm lọc quá mạnh vì có thể tạo dòng nước chảy xiết quá khiến cho cá bị stress thêm.Bước 4: Cho cây sưởi vào hồ, đặt nhiệt độ từ 28 -30 độ C. Cây sưởi bể cá rồng giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong nước và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Thay đổi nhiệt độ quá đột ngột cũng có thể khiến cho cá bị stress nặng hơn hay thậm chí tệ hơn: tình trạng bị quăn mang thông thường cũng là hậu quả của việc này.Bước 5: Quan trọng nhất là đừng thả cá Rồng trực tiếp vào hồ nước. Đặt túi đựng cá vào trong hồ để cho nhiệt độ trong hồ và trong túi cân bằng nhau. Để khoảng chừng 20-30 phút rồi mới mở miệng túi và thả cá vào hồ.Bước 6: Sau khi thả cá vào hồ mới, đừng vội cho ăn. Chờ 2-3 ngày sau khi chú cá đã quen với môi trường sống mới thì mới bắt đầu cho ăn. Lý do là vì việc vận chuyển và thả vào một môi trường mới khiến chú cá rồng bị stress nên có thể không tiêu hóa được thức ăn và rất sợ hãi. Do vậy, nếu cho ăn ngay càng làm cho cá bị stress nặng thêm và làm suy yếu hệ miễn nhiễm. Ngoài ra, thức ăn thừa còn gây ô nhiễm nguồn nước và phát sinh nhiều vi khuẩn có hại.Lưu ý: Nếu được, bạn cũng nên cho thêm một ít vi sinh vật có ích vào hồ để tăng chất lượng nước.Bước 7: Không cho cá ăn quá nhiều, chỉ cần cho cá ăn mỗi ngày 1 lần là đủ. Khi cá đã khỏe và ổn định sau một vài tuần, nên tăng số lần cho ăn lên 2 lần/ngày. Thức ăn thừa phải được lấy ra ngay để tránh làm ô nhiễm nước.Bước 8: Mỗi tuần thay nước 10%-20% hồ. Thay nước hàng tuần sẽ giúp cá ăn khỏe hơn và ngăn ngừa bệnh tật. Lưu ý rằng việc thay nước với lượng nhiều hơn có thể sẽ khiến cá bị sốc, dẫn đến stress và nguy hại đến tính mạng.Lưu ý: Luôn giữ bộ kiểm tra độ PH và nồng độ ammonia để kiểm soát chất lượng nước thường xuyên.Bước 9: Luôn nhớ đậy nắp hồ cá thật chặt vì cá Rồng là một “nhà vô địch nhảy cao”, đồng thời việc giảm bớt độ cao mực nước cũng giúp đảm bảo chú Rồng yêu dấu của bạn không bị chấn thương.

Rate this post

Viết một bình luận