Chúng ta thường nhầm lẫn giữa hổ và sư tử, kẻ nào là chúa sơn lâm. Đi tìm câu trả lời chúa sơn lâm là con gì trong bài viết của GiaiNgo nhé!
Khi được hỏi trong thế giới động vật loài nào là chúa sơn lâm, mọi người vẫn thường nghĩ ngay đến hổ. Tuy nhiên, trong truyện hay qua các bộ phim, người ta cũng cho rằng sư tử là chúa sơn lâm. Vậy thực sự chúa sơn lâm là con gì? Bài viết dưới đây của GiaiNgo sẽ bật mí cho bạn đáp án nhé!
Chúa sơn lâm là con gì?
Sư tử và hổ là hai loài động vật ăn thịt to lớn với sức mạnh khủng khiếp. Đó là lý do mà nhiều người nhầm lẫn hổ hay sư tử, kẻ nào mới thực sự có sức mạnh oai hùng xứng danh chúa sơn lâm?
Được tài trợ
Sơn lâm là gì?
Sơn Lâm mang ý nghĩa chỉ rừng núi bạt ngàn. Sơn nghĩa là núi, lâm nghĩa là rừng.
Chúa sơn lâm là gì?
Chúa sơn lâm là một thuật ngữ có tính ước lệ trong biểu tượng văn hóa. Nó dùng để chỉ một loài động vật có thật, được tôn xưng lên vị trí cao nhất trong vương quốc các loài động vật (trừ con người).
Được tài trợ
Chúa sơn lâm là con gì?
Chúa sơn lâm là loài dã thú mạnh mẽ, hung hãn và to lớn. Nhìn chung, các loài động vật tự xưng là chúa sơn lâm thường là các loài động vật ăn thịt, luôn chiếm vị trí đầu bảng trong khu vực chúng sinh sống.
Những loài động vật có thật thường được tôn xưng ở vị trí này có thể kể đến là sư tử và hổ. Ngoài ra, các giống loài ít được nhắc đến hơn là đại bàng, gấu, voi, cá voi,… cũng nhận được nhiều sự ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, chúng chỉ được coi là thủ lĩnh trong tộc loài của chúng mà hiếm khi được xem ngự trị trên muôn loài.
Câu hỏi thường gặp về chúa sơn lâm
Những ai từng xem bộ phim hoạt hình Tarzan đều biết hổ là chúa tể rừng xanh trong khi đó, sư tử là vua hoang mạc xa-van qua bộ phim hoạt hình Lion King.
Đó là lí do mà nhiều bạn từ nhỏ đến giờ vẫn mang trong người câu hỏi chưa tìm được đáp án.
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về câu hỏi thú vị này, hãy cùng tham khảo phần tiếp theo của bài viết nhé!
Hổ – Sư tử, kẻ nào thực sự là chúa sơn lâm?
Hổ và sư tử tồn tại ở hai môi trường sống khác nhau trong tự nhiên. Với sức mạnh gây khiếp sợ, mỗi loài đều là vua một phương, chúa một cứ.
Tuy nhiên, lịch sử từng ghi nhận chúng đã từng cùng tồn tại ở vùng Trung Ấn cho đến cuối thế kỉ 19.
Cùng GiaiNgo khám phá những điểm khác biệt giữa hổ và sư tử để tìm ra chúa sơn lâm là con gì.
Về mặt lý tính
Một con sư tử đực châu Phi có thể dài đến 2,5m và nặng 272 kg. Trong khi đó, chiều dài một con cọp Xi-bia có thể lên đến 3,38 m và nặng khoảng 389 kg trong tự nhiên. Vậy có thể thấy, trọng lượng con hổ to hơn nhiều so với sư tử.
Về mặt săn mồi
Sư tử thường đi săn theo đàn và nhiệm vụ săn mồi thường do con cái đảm trách. Con đực có nhiệm vụ trong trẻ và chúng thường ra tay với loài động vật có kích cỡ lớn hơn chúng rất nhiều.
Tuyệt chiêu của chúng là dùng hàm răng sắc nhọn để cắn gãy cổ con mồi.
Ngược lại, bản năng của hổ là loài sát thủ đơn độc. Chúng thường nằm phục kích chờ con mồi đến gần sẽ ra tay thủ tiêu. Một cú tát trời giáng của cọp có thể dễ dàng cướp đi sinh mạng của một người bình thường. Chính vì thế, tiếng ác chúa tể rừng xanh có phần lẫy lừng hơn vua hoang mạc.
Về mặt kỹ thuật chiến đấu
Khi nhảy, sư tử có thể sử dụng cả hai chân trước của mình để chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong những trận xáp lá cà, chúng chỉ có thể sử dụng một chân trước để chiến đấu và chân còn lại làm cho nhiệm vụ giữ thăng bằng.
Vì vậy, sư tử gặp hạn chế trong việc chiếm thế thượng phong về chiều cao.
Trong khi đó, cọp có phần thượng thừa hơn trong chiến đấu. Chúng có thể nhảy xa đến 6m, giữ thăng bằng tốt hơn, ra đòn với tốc độ trời giáng và tuyệt chiêu cuối cùng của chúng là vồ bằng hai chân trước.
Hơn nữa, chân của chúng còn khỏe đến nỗi có thể chết trong tư thế đứng hiên ngang.
Trong cuộc chiến giữa hổ và sư tử thì cơ may hổ nằm ở kèo trên nhiều hơn. Vì chỉ cần trúng một cú tát vào động mạch, thì sư tử sẽ biết vì sao biển xanh lại mặn, củ sắn lại trắng liền.
Các bạn đã đoán ra chúa sơn lâm là con gì rồi phải không?
Tại sao sư tử lại được gọi là chúa sơn lâm?
Sư tử được ví như biểu tượng sức mạnh. Sư tử được tôn vinh là chúa sơn lâm có lẽ chẳng phải vì không có con vật nào đánh bại sư tử mà vì những kinh hãi sư tử gây ra cho loài người và loài vật.
Người Ai Cập cổ cho rằng sư tử là linh vật. Nhiều quốc gia trên thế giới đã vẽ hình sư tử lên quốc huy, quốc kỳ để biểu dương quyền lực của mình.
Hổ được mệnh danh là gì?
Trong văn hóa phương Đông, hổ được mệnh danh là chúa tể sơn lâm. Ngoài danh xưng chúa tể sơn lâm, hổ còn được gọi với tên cọp, hùm hay Ông mười ba.
Hổ là một trong những loài động vật có biểu tượng lôi cuốn và dễ nhận biết với các sọc vằn sẫm màu trên bộ lông màu đỏ cam với phần bụng trắng.
Người Trung Quốc cho rằng những sọc vằn trên trán hổ là biểu tượng của chữ Vương.
Người Việt Nam còn gọi hổ bằng những danh xưng tôn kính như “Ông”, “ngài”, “sơn quân”, “sơn thần” và được thờ phụng ở nhiều nơi. Chúng cũng là biểu tượng quốc gia của nhiều nước như Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia và Hàn Quốc.
Chúa tể rừng xanh là gì?
Sư tử nổi tiếng với danh xưng được trao cho là “Chúa tể rừng xanh”. Tuy nhiên, danh hiệu này hoàn toàn gây nhầm lẫn, bởi sư tử thực ra không sống trong rừng.
Lãnh địa sinh sống của sư tử là những miền đất có các bụi cây, trảng cỏ, thảo nguyên savannah và các ngọn đồi đá.
Xem thêm:
Cuối cùng, chắc các bạn cũng đoán được chúa sơn lâm là con gì rồi phải không nào? Tiếp tục theo dõi những bài viết mới nhất của GiaiNgo để có nhiều thông tin thú vị nhé!