Chuẩn bị gì cho học sinh lớp 1 vào đầu năm học

Khi bước vào lớp 1, các em được bước sang một giai đoạn mới. Ở cấp tiểu học, các em phải học nhiều hơn ở lứa tuổi mầm non, các em phải thức dậy sớm hơn khi còn đi học ở trường mầm non. Rất nhiều sự thay đổi sẽ diễn ra khi học sinh bước vào giai đoạn này. Phụ huynh cần chuẩn bị những gì khi con bắt đầu học lớp 1?

– Dụng cụ học tập:

Nếu như ở cấp bậc mầm non, các em đến trường chỉ với chiếc balo vài bộ quần áo và những món đồ chơi yêu thích thì bây giờ khi các em vào học lớp 1, tất cả dụng cụ trong balo đều phải thay đổi.

Sách giáo khoa, đây là một trong những đồ dùng quan trong mà phụ huynh cần chuẩn bị cho con mình. Gia sư dạy lớp 1 là người hướng dẫn học trò nhưng Sách lại là nơi cung cấp kiến thức, tri thức mới cho học sinh học tập trong suốt quá trình đi học của các em.

Vở, đối với học sinh tiểu học, phụ huynh cần chọn vở ô li, vở có gam giấy tương đối dày, ô li được in rõ nét. Đây là giai đoạn đầu của việc học viết chữ, các em cần có vở ô li để viết đúng được độ cao, chiều rộng và khoảng cách giữa các chữ theo sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Ngoài ra,khi các em chưa sử dụng quen bút mực, việc đè mạnh tay hoặc vẩy mực sẽ dễ làm tập bị rách chính vì thế phụ huynh nên chọn những loại giấy dày khi mua tập cho các em.

Các dụng cụ học tập khác

:

bút chì, gôm, thước kẻ, hộp bút, bút chì màu,… là những dụng cụ học tập cần có để phục vụ cho việc học của các em.

Phụ huynh nên chọn những loại bút chì tốt hoặc mua theo sự yêu cầu của các thầy cô giáo viên chủ nhiệm của các em. Thước kẻ, gôm hay hộp bút phụ huynh nên chọn mua những hình đơn giản không cầu kỳ. Tuyệt đối không nên mua những dạng hộp bút, thước kẻ có kèm những đồ chơi trong đó.

Điều này sẽ dễ dàn làm các em bị phân tâm, trong giờ học sẽ nghịch chơi không chú ý đến bài học. Các dụng cụ học tập của học sinh phụ huynh nên dán các nhãn tên các em tránh trường hợp lạc mất hay có sự tranh giành giữa các bạn khi hai đồ vật vô tình giống nhau.

– Cặp sách:

Khác với lứa tuổi mầm non, cặp sách của học sinh tiểu học nên có kích thước to hơn để các em có thể mang đủ đồ đến lớp. Bên cạnh những đồ dùng kể trên, các em có thể mang theo bình nước, đồ ngủ để thay khi học sinh tham gia các lớp học bán trú.

– Chuẩn bị tâm lí:

Đây có thể là sự chuẩn bị quan trong nhất khi con trẻ bắt đầu bước vào lớp 1. Các em gặp thầy cô mới, bạn bè mới, môi trường mới thì việc các em hoảng sợ cũng rất dễ hiểu.

 Phụ huynh cần tâm sự trước với con, tạo cho các em tâm trạng thoải mái khi đến trường. Việc học ở trường tiểu học gò bó hơn, các em phải nghiêm túc chấp hành nội quy kỉ luật nhà trường, tham gia hợp tác cùng các thầy cô.

Phụ huynh có thể đưa con đi mua sắm những dụng cụ học tập, thử những bộ đồng phục mới, từ đó kích thích sự hăng hái, háo hức khi được đi học ở một môi trường mới.

– Tạo thói quen hợp tác cùng thầy cô

:

 Đây là thói quen, kĩ năng rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Việc các em hợp tác cùng thầy cô sẽ giúp các em ghi nhớ bài nhanh hơn, tiết học trở nên sôi nổi hứng thú hơn. Phát triển kĩ năng hợp tác cũng phát triển kĩ năng giao tiếp ở học sinh.

Khi các em hợp tác, có sự tương tác với giáo viên dạy thì thầy cô có thể biết được các em đã hiểu bài hay chưa, chưa hiểu ở nội dung nào, từ đó có thẻ hướng dẫn lại cho các em.

– Xây dựng thói quen học tập:

Không còn được chơi nhiều như khi còn ở trường mầm non là sự thay đổi khiến trẻ mệt mỏi, nhàm chán. Ở trường tiểu học, trẻ phải tham gia học tập mỗi ngày bên cạnh đó là hoàn thành các bài tập do đó điều này sẽ làm trẻ cảm thấy khó khăn khi học ở trường tiểu học.

Phụ huynh cần khuyến khích, động viên tinh thần học tập ở con trẻ. Có những sự khen ngợi, tuyên dương khi trẻ hoàn thành tốt việc học. Điều này sẽ làm trẻ hứng thú và tiếp tục cố gắng phát triển bản thân mình.
Xem thêm: 6 cách tìm gia sư tại nhà chuẩn nhất giai đoạn 2021 – 2025

– Rèn luyện tính tự lập:

Ở nhà, khi trẻ bày biện đồ chơi các bậc phụ huynh thường dọn dẹp giúp con trẻ hoặc các công việc vệ sinh cá nhân phụ huynh thường tự làm giúp trẻ. Điều này tạo ra tính ỷ lại, trông cậy vào người khác ở các em.

 Khi lên tiểu học, các em phải tự dọn dẹp đồ dùng học tập của mình khi học xong, tự dọn dẹp chén muỗng khi ăn cơm xong hoặc tự đánh răng khi dùng xong bữa trưa.

Những điều này đòi hỏi học sinh phải có tính tự lập, tự hoàn thành công việc của bản thân mình để theo kịp với các bạn bè khác trong lớp. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà phụ huynh cần lưu ý trang bị cho con em mình.

Bài viết được chia sẻ bởi Gia sư Thành Tài

 

Rate this post

Viết một bình luận