Tất niên – một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam
Tất niên là một khái niệm dùng để chỉ một bữa tiệc liên hoan trước thềm năm mới. Đây là bữa tiệc mà các thành viên trong gia đình cùng nhau ngồi lại, quây quần sum họp để dâng mâm cơm cúng tất niên tưởng nhớ ông bà tổ tiên và người đã khuất.
Đây cũng là dịp để trò chuyện, chia sẻ, tâm sự,… về một năm vừa qua, xem chuyện công việc học hành có thuận lợi hay không, mục tiêu năm mới như thế nào,…
Theo phong tục này, sau khi dâng mâm cơm cúng tất niên, gia chủ có thể mời thêm bạn bè, người thân đến tham gia cùng gia đình hoặc không. Thông thường, buổi tất niên sẽ diễn ra vào chiều hoặc tối đêm 30 Tết âm lịch.
Bên cạnh việc dâng cơm tất niên, vào ngày 30 Tết các gia đình còn có một số truyền thống như trồng cây nêu xua tan ma quỷ, dùng vôi trắng vẽ một bộ cung tên hướng ra cổng, bên cạnh còn vẽ ba hình vuông và bảy hình tròn với quan niệm: “Ba vuông sánh với bảy tròn/ Đời cha liền với đời con sang giàu”.
Mâm cơm cúng tất niên gồm những gì?
Tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà các món ăn trong mâm cơm cúng tất niên sẽ có sự thay đổi khác nhau. Thông thường, mâm cỗ cúng sẽ có: Hoa tươi, trái cây, nhang rồng phụng, gạo muối, trà rượu, nước lọc, đèn cầy, giấy tiền vàng mã, bánh kẹo, trầu cau, cháo trắng, chè, xôi, heo sữa quay, bánh bao, chả lụa, bình hoa, lư nhang, tam sên, gà ta,…
Một số gia đình sẽ chuẩn bị cơm cúng tất niên với các món ăn chay với quan điểm món ăn dâng lên tổ tiên, người đã khuất nên là món ăn tinh khiết, trang nghiêm.
Bí quyết chuẩn bị cơm cúng tất niên theo từng vùng miền
1. Miền Bắc
Tại miền Bắc, mâm cơm dành cho ngày tất niên thường cần chuẩn bị:
-
Bánh chưng/bánh tét
-
Gà luộc
-
Giò lụa
-
Thịt đông
-
Nem rán
-
Miến xào lòng gà
-
Canh măng
-
Xôi
Ngoài ra, mâm cơm tất niên tại các gia đình miền Bắc cũng có thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, nem rán,…