Chứng chỉ fsc certificate là gì? Chứng nhận tiêu chuẩn rừng

Chứng chỉ fsc certificate là gì? Chứng nhận tiêu chuẩn rừng

Chủ đề FAQs

7626

5/5 – (11 bình chọn)

FSC là gì?

FSC viết tắt của Forest Stewardship Council. Là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 1993. Tổ chức này là Tổ chức duy nhất được công nhận toàn cầu về phát triển các tiêu chuẩn chứng nhận về rừng. FSC phát triển dựa trên nền tảng 1 giải pháp sau:

  1. Chứng nhận quản lý rừng dành cho các công ty đang quản lý rừng tự nhiên, rừng trồng hoặc các công ty trong chuỗi cung ứng
  2. Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm, dành cho các công ty sử dụng các sản phẩm từ rừng để chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của gỗ.

FSC là gì

FSC đã ủy quyền cho 10 cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ rừng gồm:

  1. SGS – Chương trình QUALIOR – nước Anh
  2. Hiệp hội đất – Chương trình Woodmark – nước Anh
  3. BM TRADA Certification – nước Anh
  4. Hệ thống chứng chỉ khoa học – Chương trình bảo tồn rừng – Hoa Kỳ
  5. Liên minh về rừng nhiệt đới – Chương trình Smartwood – Hoa Kỳ
  6. SKAL – Hà Lan
  7. Silva Forest Foundation – Canada
  8. GFA Terra System – Đức
  9. South African Bureau for Standards (SABS) – Nam Phi
  10. Institute for Martokologic (LMO) – Thụy Sĩ

Lợi ích của chứng nhận FSC

  • Về mặt môi trường: Chứng nhận FSC góp phần bảo vệ môi trường và nguồn sinh thái tự nhiên
  • Về mặt xã hội: Chứng chỉ FSC thể hiện trách nhiệm của tổ chức này đối với xã hội và cuộc sống của con người
  • Về mặt kinh tế: FSC certificate giúp giảm thiểu lãng phí từ các nguồn tài nguyên rừng. Các sản phẩm từ rừng được gắn nhãn FSC có giá trị kinh tế cao. Theo thống kê của tổ chức này, các sản phẩm có chứng chỉ FSC có giá trị kinh tế cao hơn từ 20 – 30% so với các sản phẩm cùng loại
  • Về mặt thương hiệu: Thương hiệu của bạn sẽ được nâng tầm nếu như bạn nhận được chứng nhận này. Công ty của bạn có thể sử dụng FSC để truyền thông cho các sản phẩm của mình.

10 nguyên tắc chính mà FSC áp dụng

  • Nguyên tắc 1: Tuân thủ theo pháp luật và các nguyên tắc nội bộ của FSC.
  • Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiệm đối với với việc sử dụng và sở hữu.
  • Nguyên tắc 3: Quyền của người bản xứ.
  • Nguyên tắc 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động.
  • Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng.
  • Nguyên tắc 6: Tác động về môi trường.
  • Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý.
  • Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá.
  • Nguyên tắc 9: Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.
  • Nguyên tắc 10: Các khu rừng trồng.

Chứng chỉ FSC – chứng nhận tiêu chuẩn rừng

Chứng nhận FSC được cấp cho tổ chức sau khi được FSC công nhận và đánh giá. Hiện nay, đang  có 3 loại chứng chỉ FSC được các Tổ chức chứng nhận cấp. Đó là:

  1. FSC-FM (FSC Forest Management) Certificate: Chứng nhận Quản lý rừng. Được cấp cho một khu rừng hoặc các khu rừng xác định. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế theo yêu cầu của FSC.
  2. FSC-CoC (FSC-Chain of Custody) Certificate: Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm. Cấp cho các tổ chức đã chứng minh được các sản phẩm gỗ có nguồn gốc được chứng nhận.
  3. FSC-CoC/CW (FSC-Chain of Custody/Control Wood) Certificate: Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm/Đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát.

chứng chỉ rừng

Chứng chỉ FSC certificate có giá trị trong vòng 5 năm. Trong thời gian 5 năm đó,  sẽ có 4 lần đánh giá giám sát tổ chức của bạn để đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu mà FSC đưa ra.

Hiện nay có tới 187.580.025 ha rừng trên toàn thế giới được cấp chứng chỉ  FSC-FM. Ở Việt Nam hiện nay, mới chỉ có khoảng 169.704 ha rừng nhận được chứng chỉ này. Với 13 chứng chỉ được cấp.

Xem thêm: Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng fsc việt nam v3.0[PDF]


Rate this post

Viết một bình luận