Là một kế toán viên, chứng từ kế toán là thuật ngữ vô cùng quen thuộc. Đây là các loại dữ liệu mang thông tin để phản ánh nghiệp vụ kế toán và tài chính cho doanh nghiệp. Vậy thực tế chứng từ kế toán là gì? Chứng từ kế toán tiếng Anh là gì vậy? Cùng đón đọc bài viết này để hiểu và cập nhật các thông tin cũng như thuật ngữ kế toán tiếng Anh hot nhất hiện nay nhé!
1. Hiểu về chứng từ kế toán
1.1. Định nghĩa chứng từ kế toán
Đây là những loại tài liệu kế toán viên thường tiếp nhận và xử lý thông tin. Chúng có thể là những giấy tờ được ghi nhận thông tin về nghiệp vụ kế toán. Các dữ liệu này nhằm phản ánh vấn đề về tài chính hoặc kinh tế phát sinh của tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh.
1.2. Đặc trưng của chứng từ kế toán là gì?
Thứ nhất, dữ liệu trong chứng từ kế toán được xem là cơ sở pháp lý quan trọng cho mọi số liệu và tài liệu được sử dụng trong kế toán. Điều này có nghĩa là, các hoạt động phân tích, tính toán của kế toán viên được dựa trên cơ sở số liệu từ chứng từ kế toán. Điều này nhằm đảm bảo tính hợp lý và hợp pháp.
Thứ hai, thông qua chứng từ kế toán, việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách và thể lệ kinh tế được theo dõi dễ dàng hơn.
Và cuối cùng, khi doanh nghiệp kinh doanh phát sinh các tranh chấp về kinh tế – tài chính có thể sử dụng chứng từ kế toán làm cơ sở. Lúc này, việc giải quyết mâu thuẫn và các vấn đề kiện tụng được thực hiện dễ dàng hơn.
1.3. Phân loại chứng từ kế toán
Hiện nay có nhiều cách phân chia dữ liệu chứng từ kế toán. Hoạt động này nhằm giúp kiểm toán hoặc kế toán viên quản lý hồ sơ, tài liệu dễ dàng hơn. Dưới đây là một số căn cứ để phân loại phổ biến nhất:
Dựa trên nội dung kinh tế phản ánh
-
Chứng từ kế toán phản ánh tiền tệ như phiếu thu, các biên lai thu tiền…
-
Chứng từ kế toán phản ánh hàng tồn kho như phiếu nhập kho, xuất kho…
-
Tài liệu chứng từ tài sản cố định
-
Chứng từ hoạt động bán hàng
Dựa trên thời gian lập chứng từ
-
Chứng từ kế toán gốc
-
Chứng từ kế toán tổng hợp
Dựa trên địa điểm lập chứng từ
-
Chứng từ kế toán tiếng Anh nội bộ
-
Chứng từ kế toán tiếng Anh bên ngoài
2. Khái niệm chứng từ kế toán tiếng anh là gì?
Một trong những thắc mắc hiện nay là chứng từ kế toán tiếng Anh là gì? Trong quá trình đọc hiểu tài liệu chuyên ngành tiếng Anh, kế toán viên sẽ gặp phải cụm từ Accounting Vouchers. Đây chính là thuật ngữ mô tả “Chứng từ kế toán” trong tiếng Anh.
Khi tiếp nhận tài liệu, anh chị có thể gặp phải cụm từ Financial Paper. Vậy thực tế Financial Paper là gì, liệu có gì khác so với Accounting Vouchers?
Trong khi Accounting Vouchers đề cập đến chứng từ kế toán đồng thời người thực hiện xử lý các loại chứng từ đó (kế toán viên) thì Financial Paper chỉ phản ánh tài liệu, hồ sơ kế toán – tài chính.
Một số ví dụ về chứng từ kế toán trong tiếng Anh như:
-
Vouchers for book entry (Chứng từ để ghi sổ)
-
Tax declaration (Kê khai thuế)
-
Archival Voucher (Chứng từ lưu trữ)
-
Tax Finalization (Chứng từ dùng quyết toán thuế)
3. Những thuật ngữ liên quan đến chứng từ kế toán bằng tiếng anh
Hiện nay, kế toán viên hoạt động trong các tập đoàn kế kiểm đa quốc gia hoặc có sự hợp tác với công ty nước ngoài sẽ cần thường xuyên sử dụng tiếng Anh. Để giúp anh chị làm chủ “Chứng từ kế toán tiếng Anh”, phần này sẽ cung cấp một số thuật ngữ liên quan.
3.1. Sổ sách kế toán( Bookkeeping)
Trong tiếng Anh, sổ sách kế toán được gọi là Bookkeeping. Đây chính là các hạng mục tài khoản đề cập đến tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu cùng các khía cạnh tài chính khác. Một tên gọi khác thường sử dụng là bài đăng. Đây là một phần của sổ sách kế toán hoặc sổ cái.
Ngoài ra sổ sách kế toán Bookkeeping cũng bao gồm biểu đồ tài khoản cung cấp danh sách các hạng mục tài chính. Đối tượng sử dụng thường là doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ nhà nước…
3.2. Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity)
Một thuật ngữ liên quan đến chứng từ kế toán tiếng Anh là Owner’s Equity. Cụm từ này hiểu một cách thuần Việt chính là vốn chủ sở hữu. Đây cũng là một khía cạnh cần được ghi chép và phân tích trong bảng cân đối kế toán.
Hiện nay, vốn chủ sở hữu Owner’s Equity được xác định bằng hiệu số giữa tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp.
Để hiểu hơn về khái niệm này, Misa.Asp sẽ phân tích ví dụ đơn giản sau đây: Nếu tổ chức A sở hữu thiết bị B có giá trị là 15.000$ và khoản nợ khi mua B là 5.000$. Khi đó, vốn chủ sở hữu chính là phần chênh lệch và có giá trị là 10.000$.
3.3. Bảng cân đối kế toán – CĐKT (Balance Sheet)
Balance Sheet hiện là một trong bốn bảng báo cáo cần lập tại mỗi kỳ báo cáo tài chính. Chúng là tài sản kế toán quan trọng phản ánh tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp cụ thể.
Kế cấu của bảng cân đối kế toán Balance Sheet thường gồm 2 cột là cột tài sản và nguồn vốn. Trong đó tài sản sẽ gồm các hạng mục như tài sản ngắn hạn (tiền; chứng khoán; các khoản phải thu ngắn hạn….) và tài sản dài hạn (máy móc; các khoản phải thu dài hạn…). Và nguồn vốn bao gồm nợ phải trả ngắn hạn; nợ phải trả dài hơn và vốn chủ sở hữu.
Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán là có sự cân bằng giá trị giữa hai cột tài sản và nguồn vốn. Hiện nay, kế toán viên cần căn cứ vào các số liệu và dữ liệu thu thập được từ các chứng từ kế toán để có thể lập thành công bảng Balance Sheet.
4. Tổng hợp từ vựng tiếng Anh có liên quan đến chứng từ kế toán
Hệ thống từ vựng tiếng Anh có liên quan đến chứng từ kế toán là gì? Đây là các thuật ngữ, khái niệm kế toán bằng tiếng Anh mà kế toán viên sẽ thường xuyên gặp phải. Do đó, anh chị nên trang bị cho mình để dễ dàng tiếp nhận các loại tài liệu khác nhau.
Tóm lại, chứng từ kế toán tiếng Anh là gì đã được MISA ASP cung cấp ở trên. Chắn chắn sau khi đọc xong bài viết, kế toán viên sẽ không còn bỡ ngỡ đến thuật ngữ này.
Hiện tại, các anh/chị kế toán đang muốn tăng thêm thu nhập bằng cách trở thành kế toán dịch vụ, hợp tác cùng một lúc với nhiều khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng muốn thuê được kế toán chất lượng, uy tín với giá cả phải chăng.
Thấu hiểu nhu cầu này, MISA ASP đã ra đời, kết nối anh chị kế toán dịch vụ, tổ chức cung ứng dịch vụ với các doanh nghiệp trên toàn quốc. Dựa vào nền tảng, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm được kế toán chất lượng, uy tín với giá cả phải chăng. Đồng thời, kế toán dịch vụ cũng có thể tìm thêm khách hàng doanh nghiệp , gia tăng thu nhập.