Chương trình dịch là chương trình Chuyển đổi chương trình viết bằng hợp ngữ hoặc ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy
Trắc nghiệm: Chương trình dịch là chương trình:
A. Chuyển đổi ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình bậc cao
B. Chuyển đổi chương trình viết bằng hợp ngữ hoặc ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy
C. Chuyển đổi hợp ngữ sang ngôn ngữ lập trình bậc cao
D. Chuyển đổi ngôn ngữ máy sang hợp ngữ
Đáp án đúng: B. Chuyển đổi chương trình viết bằng hợp ngữ hoặc ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy
Kiến thức mở rộng
1. Tìm hiểu chương trình máy tính là gì?
– Chương trình máy tính được hiểu là một chuỗi những câu lệnh của máy tính, đó là tập hợp những thông tin hướng dẫn để người thực hiện có thể tiến hành thực hiện được những nhiệm vụ của một máy tính.
– Đối với các máy tính, đòi hỏi phải có những chương trình để hoạt động được theo ý muốn của con người, dựa vào chương trình máy tính mà con người có thể thực hiện được các lệnh máy tính, các lệnh này sẽ nằm ở phần trung tâm xử lý.
– Đối với mỗi chương trình máy tính thì sẽ được viết bởi một ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Ví dụ:
– Trình duyệt web Mozilla, Safari của hệ điều hành IOS. Những chương trình này sẽ giúp cho người dùng có thể truy cập vào internet.
– Chương trình máy tính quản lý hệ văn phòng
2. Chương trình dịch
a. Khái niệm
– Chương trình dịch (compiler) còn được gọi là trình biên dịch. Nhiệm vụ của chương trình dịch là dịch một chuỗi các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình cụ thể (hay còn được gọi là ngôn ngữ nguồn hoặc mã nguồn) thành một chương trình mới nhưng dưới dạng một ngôn ngữ máy tính (hay còn gọi là ngôn ngữ đích. Thông thường, ngôn ngữ đích là ngôn ngữ ở cấp thấp hơn được dùng để cho máy tính hiểu được các câu lệnh. Chương trình mới được được chương trình dịch tạo ra này còn được gọi là mã đối tượng.
b. Đặc trưng của chương trình dịch
– Một chương trình dịch tốt cần có các đặc trưng sau:
+ Tính toàn vẹn: kết quả ở ngôn ngữ đích phải hoàn toàn tương đương với đầu vào viết ở ngôn ngữ nguồn
+ Tính hiệu quả: chương trình dịch sử dụng không quá nhiều bộ nhớ và công suất tính toán, kết quả ở ngôn ngữ đích là đủ tốt
+ Tính trong suốt: chương trình dịch phải rõ ràng về kết quả sau từ bước thực hiện, giúp người dùng có thể hiệu chỉnh và sửa lỗi nếu có sau từng bước thực hiện
+ Tính chịu lỗi: chương trình có thể chấp nhận một số lỗi của đầu vào và đưa ra các gợi ý xử lý phù hợp. Chương trình dừng ở ngay lỗi đầu tiên không thể coi là tốt
c. Phân loại chương trình dịch
Có hai loại chương trình dịch là biên dịch và thông dịch:
– Trình biên dịch (compiler): nhận toàn bộ nguồn rồi dịch sang đích một lượt
+ Tĩnh (statically): mã sinh ra chạy trực tiếp ngay
+ Động (dynamically): mã sinh ra cần thao tác tái định vị rồi mới có thể chạy được
– Trình thông dịch (interpreter): nhận mã nguồn từng phần, nhận được phần nào dịch (và thực thi) phần đó
Nhận xét:
– Compiler hoạt động giống như dịch giả.
– Interpreter hoạt động giống như người phiên dịch (các cuộc giao tiếp).
– Hiện nay: ranh giới giữa compiler và interpreter ngày càng mờ dần.
– Một số ngôn ngữ lập trình kết hợp cả compiler và interpreter, chẳng hạn như java. Mã java được biên dịch thành mã bytecode. Máy ảo chạy mã bytecode ở dạng thông dịch.
– Một số sử dụng compiler và just-in-time compiler.
– Mã C# được biên dịch thành mã IL. Mã IL được biên dịch thành mã máy trong lần chạy đầu.
d. Các giai đoạn của chương trình dịch
– Ngoài ra, chương trình dịch trải qua hai giai đoạn: phân tích và tổng hợp. Giai đoạn phân tích nhầm phân tích chương trình nguồn về từ vựng và cú pháp. Giai đoạn tổng hợp nhằm tạo ra chương trình đích gồm ba bước, đó là:
+ Sinh mã trung gian (chuyển chương trình nguồn về chương trình trung gian);
+ Tối ưu mã (chỉnh sửa, tối ưu chương trình trung gian);
+ Sinh mã (tạo chương trình đích từ chương trinh trung gian đã tối ưu).