Chuyện hát live luôn là đề tài muôn thuở để fan Kpop “choảng” nhau: Hát đè thì bảo là nhép, thu âm sẵn thì bảo hát live, phân biệt thế nào?

Hàn Quốc được biết đến là nền công nghiệp giải trí đình đám hàng đầu châu Á. Đây chính là cái lò đào tạo thần tượng bậc nhất khi số lượng nhóm nhạc, ca sĩ solo mọc lên như nấm sau mưa mỗi năm. Ở Kpop, người ta không chỉ chú trọng riêng chỉ giọng hát. Vũ đạo, thần thái và phong cách trình diễn là những yếu tố quan trọng không kém. 

Làm idol Kpop không chỉ đơn giản là bước lên sân khấu, đứng một chỗ hát, khua tay múa chân nhẹ nhàng vài cái cho có lệ.

Đa số các idol không chỉ đơn thuần là ngồi hoặc đứng hát, vũ đạo luôn là thứ song hành, không thể thiếu trong mỗi tiết mục biểu diễn. Việc tốn nhiều sức để thể hiện vũ đạo khiến các thần tượng không thể nào thể hiện trọn vẹn giai điệu ca khúc. Bên cạnh đó, idol không chỉ diễn ở phòng kín mà còn không ít lần phải biểu diễn ở ngoài trời, những sân khấu lớn nên việc hát live cũng không còn hoàn toàn 100%. Từ đó, phát sinh ra muôn vàn kiểu hát đè, hát nhép. Trông thì hát live đấy nhưng lại không phải là live lắm. Bạn đã từng thắc mắc rằng có bao nhiêu thể loại live trên sân khấu chưa? Nếu có, hãy cùng tìm hiểu những loại nhạc nền cơ bản mà các idol Kpop thường sử dụng để biểu diễn. 

1. MR (Music Recorded)

Đây là thể loại nhạc nền được sử dụng phổ biến và ít gây tranh cãi nhất. Như tên gọi của nó, đây là bản thu âm thanh của các nhạc cụ, tương tự như những đoạn nhạc beat chúng ta thường thấy khi đi hát karaoke. Bản thu này cũng sẽ bao gồm những đoạn backing vocal – phần hát được làm nhỏ. Đây là những phần có hiệu ứng âm thanh đặc biệt nhằm tăng thêm phần lôi cuốn cho ca khúc hoặc phần mà ca sĩ không thể thực hiện cùng lúc khi lên nốt cao.

Chuyện hát live luôn là đề tài muôn thuở để fan Kpop choảng nhau: Hát đè thì bảo là nhép, thu âm sẵn thì bảo hát live, phân biệt thế nào? - Ảnh 2.

Lấy ví dụ như ở ca khúc “Tempo” của EXO, có một số part của Xiumin và Baekhyun là hiệu ứng giọng hát của robot ca sĩ không thể thực hiện được, buộc phần MR sẽ phải có những đoạn hát này.

“Tempo” – EXO

Bản MR sẽ không ảnh hưởng nhiều quá đến giọng live của ca sĩ. Qua đó, họ có thể khoe được chất giọng live của mình, giúp âm thanh trên sân khấu trở nên sống động và chân thực hơn. Thử nghe giọng hát thật của một số nhóm nhạc Kpop khi đã tách phần nhạc nền ra:

“Boy With Luv” – BTS (đã tách nhạc nền).

“FANCY” – TWICE (đã tách nhạc nền).

2. Live MR (Live Music Recorded)

Live MR là phiên bản nâng cấp từ MR. Tuy nhiên, phần backing vocal sẽ lớn hơn một chút, thậm chí to tương đương tiếng hát thật. Đối với những bài hát có những câu dài, nhiều động tác vũ đạo tốn sức thì việc sử dụng Live MR sẽ phần nào “đỡ đần” cho nghệ sĩ. Điều này giúp họ không bị hụt hơi khi nhảy hay cần tạm dừng giữa các câu hát dài để lấy hơi.

Chuyện hát live luôn là đề tài muôn thuở để fan Kpop choảng nhau: Hát đè thì bảo là nhép, thu âm sẵn thì bảo hát live, phân biệt thế nào? - Ảnh 6.

Tại Coachella, BLACKPINK đã phải trình diễn live liên tục hơn 10 ca khúc tại một sân khấu lớn và rộng. Nhóm nữ cũng sở hữu những bước nhảy mạnh mẽ nên việc hụt hơi, chênh phô đôi chỗ là điều không thể tránh khỏi. Live MR là một sự hỗ trợ đắc lực giúp BLACKPINK có thể mang đến một trải nghiệm nghe nhạc tốt nhất có thể cho người hâm mộ.

“Kill This Love” – BLACKPINK (đã tách nhạc nền).

“Kill This Love” – BLACKPINK (chưa tách nhạc nền).

SEVENTEEN là một nhóm nhạc nam nổi tiếng bậc nhất Kpop với vũ đạo cực khó và đòi hỏi tốn nhiều sức. Các ca khúc của boygroup này thường cũng có một số phần autotune, là điểm nhấn quan trọng cho toàn bộ tiết mục. Nếu không sử dụng MR hay Live MR thì nhóm khó mà có thể hoàn thành tiết mục một cách xuất sắc nhất được. 

“HIT” – SEVENTEEN (đã tách nhạc nền).

“HIT” – SEVENTEEN (chưa tách nhạc nền).

Thậm chí, nhiều ca sĩ sở hữu giọng hát nội lực, không cần thực hiện vũ đạo nhưng bài hát có nhiều câu hát quá dài cũng sẽ sử dụng Live MR. Đa số những đoạn lên highnote hay brigde sẽ được thu vào bài để hỗ trợ cho các ca sĩ khi phải hát liên tục nhiều bài trong concert solo để đảm bảo sức khoẻ. Sử dụng Live MR vẫn giữ được sự chân thực cũng như phô khoe được những điểm mạnh trong giọng hát của idol.

“Four Seasons” – Taeyeon

3. AR (All Recorded)

Trái ngược với MR, AR là bản nhạc nền khiến fan không hài lòng nhất mỗi khi idol sử dụng. AR là bản thu có đầy đủ âm thanh nhạc cụ và giọng hát của ca sĩ. Nói thẳng ra, đây chính là bản audio mà chúng ta dễ dàng tìm nghe trên các trang nhạc số. Việc sử dụng AR đã đánh mất đi hoàn toàn bản chất của việc hát live. Idol chỉ việc thể hiện vũ đạo và lipsync (hát nhép), mấp máy môi theo đúng với lời hát. 

Chuyện hát live luôn là đề tài muôn thuở để fan Kpop choảng nhau: Hát đè thì bảo là nhép, thu âm sẵn thì bảo hát live, phân biệt thế nào? - Ảnh 12.

Nhiều chương trình âm nhạc ngoài trời, BTC sẽ yêu cầu các nhóm nhạc sử dụng bản AR để đem đến hiệu ứng âm thanh và chất lượng tiết mục tốt nhất đến với người hâm mộ. Với mục đích như thế nhưng sử dụng AR lại bị cho là thiếu tôn trọng đối với fan. Họ hoàn toàn có thể nghe audio ở nhà chứ không phải lặn lội đến những sân khấu, sự kiện. Việc sử dụng AR là bất đắc dĩ và đa phần bắt nguồn từ yêu cầu từ phía biên tập chương trình. Trên thực tế, idol Kpop đã nhiều lần để lộ việc hát nhép của mình.

Nayeon quên mất mình đang hát nhép, buông mic và thực hiện động tác vũ đạo (để ý từ 0:15).

Mải mê với phụ kiện trang phục, Jungkook lộ việc hát nhép trên sân khấu (để ý từ 1:21)

4. Live AR (Live All Recorded)

Về cơ bản, đây là hình thức tương tự với AR nhưng tinh vi hơn. Khi mà fan ngày càng tinh ý và dễ nhận ra idol hát nhép thì Live AR được sinh ra. Không lipsync những bản audio hoàn hảo nữa, idol sử dụng bản Live AR. Live AR không chỉ đơn thuần là âm thanh nhạc cụ và giọng hát của ca sĩ. Bản thu này còn bao gồm tiếng thở, lấy hơi, chỉnh một vài nhịp bị chênh phô để chứng tỏ rằng idol đang thực sự hát live. Cũng như AR, idol chỉ cần nhép miệng theo nhạc một cách hoàn hảo là được. 

Chuyện hát live luôn là đề tài muôn thuở để fan Kpop choảng nhau: Hát đè thì bảo là nhép, thu âm sẵn thì bảo hát live, phân biệt thế nào? - Ảnh 15.

Tóm lại, bên cạnh việc hát live 100% thì khi diễn trên sân khấu, idol còn hát đè và hát nhép. Hát đè sẽ sử dụng MR và Live MR. Hát nhép sẽ sử dụng Live MR và Live AR. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng và chi phối đến việc idol sẽ lựa chọn bản nhạc nền nào: vũ đạo, địa điểm tổ chức, tầm quan trọng của sự kiện, sức khoẻ của nghệ sĩ… Khả năng live của giới thần tượng không thể đánh giá hoàn toàn qua điều này được. Tuy nhiên, ngoài những sự kiện quan trọng cần bảo đảm chất lượng của tiết mục thì nghệ sĩ vẫn nên chọn hát live hoặc ít nhất là hát đè trên nền MR và Live MR để thể hiện được sự tôn trọng đối với người nghe.

Rate this post

Viết một bình luận