Đánh giá
Review ngành Kiểm toán trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL): Không lo thất nghiệp trong tương lai
Ngành Kiểm toán chắc chắn không còn xa lạ với chúng ta. Mặc dù là một ngành nghề không hề mới lạ nhưng Kiểm toán lại có một sức hút bền bỉ bất chấp sự thay đổi liên tục của xu hướng nghề nghiệp trong xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và chính xác về ngành học này. Do đó, bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành Kế toán tại UEL để các bạn tham khảo nhé!
1. Ngành Kiểm toán là gì?
Mã ngành: 7340302
Để hiểu được Kiểm toán là gì, trước hết bạn cần hiểu về kế toán vì đây là hai lĩnh vực có liên quan trực tiếp với nhau và không thể tách rời. Về cơ bản, kế toán sẽ đưa ra những thông tin liên quan về tình hình tài chính trong suốt quá trình hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Và kiểm toán chính là việc kiểm tra và xác minh tính trung thực và pháp lý của các báo cáo tài chính này. Nói theo cách khác, Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng liên quan về các thông tin trong báo cáo tài chính nhằm xác minh mức độ chính xác của các thông tin đó so với các tiêu chuẩn đã thiết lập từ trước. Có thể nói, kiểm toán chính là ngành “sửa lưng” cho kế toán.
Phạm vi của kiểm toán rất rộng, gồm nhiều lĩnh vực như: kiểm toán hiệu quả, kiểm toán hiệu năng, kiểm toán về thông tin, kiểm toán tính quy tắc.
Hiện nay, kiểm toán có 3 loại sau (phân loại theo chủ thể): kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập.
2. Học ngành Kiểm toán tại UEL như thế nào?
Thời gian đào tạo ngành Kiểm toán tại UEL kéo dài trong 4 năm, được chia làm 8 học kỳ.
Khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành Kiểm toán là 130 tín chỉ (chưa kể phần kiến thức ngoại ngữ, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng): trong đó khối kiến thức giáo dục cơ bản là 46 tín chỉ, khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành là 84 tín chỉ (gồm 21 tín chỉ kiến thức cơ sở ngành, 53 tín chỉ kiến thức ngành và 10 tín chỉ thực tập cuối khóa và khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần chuyên môn).
Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Kiểm toán tại UEL trong bảng dưới đây:
Chương trình đào tạo ngành Kiểm toán của UEL
Bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn, tại UEL còn có chương trình đào tạo ngành Kiểm toán chất lượng cao với nhiều lợi thế dành cho sinh viên khi theo học, cụ thể như:
- – Sinh viên được tiếp cận chương trình học tiên tiến với nội dung chuyên sâu và nâng cao theo định hướng nghiên cứu gắn liền với thực tiễn;
- – Sinh viên được nâng cao khả năng tiếng Anh thông qua môi trường học tập và giảng dạy sử dụng bằng tiếng Anh;
- – Sinh viên được tiếp cận với phương pháp giảng dạy và học tập hiện đại, lấy người học làm trung tâm, giúp người học hoàn thiện các kỹ năng phát triển bản thân;
- – Sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo được thiết kế rất linh hoạt, tạo sự chủ động cho sinh viên trong việc học vượt, học ngành chính, ngành phụ và học song ngành;
- – Sinh viên được củng cố các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các chương trình kiến tập, thực tập, tham quan tại các công ty, doanh nghiệp hàng đầu cả ở trong nước và quốc tế;
- – Sinh viên được thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với các nhà quản trị xuất sắc, các doanh nhân tiêu biểu, các nhà tuyển dụng hàng đầu và các cựu sinh viên thành đạt;
- – Sinh viên được học tập và sinh hoạt trong khu đô thị Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô đầu tư hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và trong khu vực;
- – Sinh viên được cung cấp nguồn học bổng đa dạng, được trao đổi với sinh viên quốc tế và có cơ hội được đi du học tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới.
- – Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các chương trình liên kết quốc tế, chuyển tiếp sang học tại các trường Đại học đối tác của UEL ởMỹ, Pháp, Anh, Úc…
3. Điểm chuẩn ngành Kiểm toán của UEL
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kiểm toán sau khi tốt nghiệp UEL
Kiểm toán là một trong các ngành “không lo thất nghiệp” không chỉ ở nước ta mà còn cả trên thế giới. Cơ hội nghề nghiệp của ngành học này cực kỳ rộng mở và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Sau khi ra trường, sinh viên vừa có thể đảm nhận công việc của một kiểm toán viên vừa có thể làm một chuyên viên kế toán tại tất cả các loại hình công ty, doanh nghiệp, tổ chức cả trong nước và quốc tế. Cụ thể bạn có thể làm các vị trí công việc sau:
- – Làm kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên tại cơ quan kiểm toán của nhà nước, hoặc kiểm toán viên độc lập cho các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán
- – Làm chuyên viên kế toán, chuyên viên thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, giao dịch viên ngân hàng, tư vấn viên tài chính.
- – Làm kế toán bán hàng, kế toán kho, kế toán thuế, kế toán công nợ, kế toán tổng hợp, kế toán xây dựng.
- – Làm công việc về lập kế hoạch kiểm toán, xây dựng chương trình kiểm toán.
- – Làm giảng viên giảng dạy về kế toán, kiểm toán.
Với các vị trí công việc trên, bạn có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sau:
- – Làm việc tại các các cơ quan quản lý của nhà nước;
- – Làm tại các định chế tài chính trung gian như các trung tâm giao dịch chứng khoán, các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư thuộc các khu vực, thành phần kinh tế ở trong nước và quốc tế;
- – Các công ty kiểm toán ở cả trong và ngoài nước;
- – Các đơn vị tư vấn tài chính, kế toán, tư vấn dịch vụ kế toán và kiểm toán trong nước và quốc tế;
Ngoài ra, sinh viên cũng có thể lựa chọn con đường tiếp tục học tập, nâng cao trình độ sau đại học như học bằng hai, học lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ, học để lấy chứng chỉ nghề nghiệp được tổ chức bởi các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp là thành viên của các hiệp hội kế toán Việt Nam và quốc tế như chứng chỉ ACCA (Anh), CMA (Mỹ), CPA (Úc), CPA (Việt Nam).
Hy vọng qua bài viết “Review ngành Kiểm toán trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL): Không lo thất nghiệp trong tương lai”, các bạn đã trả lời được các thắc mắc của bản thân về ngành Kiểm toán, và có thêm cơ sở để quyết định lựa chọn ngành học tương lai phù hợp với bản thân mình.