Chuyên ngành Công nghệ sinh học – Đại Học Tôn Đức Thắng

Đánh giá

Review ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) – Ngành học vô cùng “đắt giá” trong thời đại 4.0 hiện nay

Theo thống kê những năm gần đây số lượng các bạn học sinh đăng ký vào chuyên ngành công nghệ sinh học chiếm tỉ lệ khá nhiều. Ngành học này có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, nông nghiệp, thực phẩm, môi trường,… nên có cơ hội việc làm rất đa dạng và rất có triển vọng nghề nghiệp. Hôm nay hãy tìm hiểu kỹ hơn về ngành công nghệ sinh học tại 1 ngôi trường cực uy tín chất lượng: Đại học Tôn Đức Thắng, cùng khám phá ngay!

1. Ngành Công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học (CNSH) là sự ứng dụng các nguyên lý, quá trình sinh học, thông qua hệ thống sống và những quá trình công nghệ để tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ lợi ích của con người.

Như vậy có thể thấy CNSH là một lĩnh vực rất rộng: sử dụng vi sinh vật để sản xuất rượu, kháng sinh, phụ gia thực phẩm v.v… từ đường hay nhiều nguồn nguyên liệu ban đầu rẻ tiền khác, nuôi cấy các tế bào, mô và từ đó tạo ra các cây, con… đều được xem là Công nghệ sinh học..

Ngành Công nghệ sinh học được chia thành nhiều phân ngành, tùy theo lĩnh vực ứng dụng: Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, ứng dụng trong thực phẩm, ứng dụng trong môi trường. Sinh viên ngành công nghệ sinh học được trang bị kiến thức nền tảng về lĩnh vực sinh học, kỹ thuật và công nghệ và kiến thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ sản xuất sinh dược

2. Học ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?

Hiện ngành Công nghệ sinh học của trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo gồm 2 chương trình: tiêu chuẩn và chất lượng cao, chưa có chương trình sau đại học cho ngành Công nghệ sinh học.

Với chương trình tiêu chuẩn: Đây là chương trình đào tạo được xây dựng theo chương trình của đại học New South Wales (Úc) và đại học Queensland (Úc) – thuộc Top 100 thế giới theo QS Ranking. Ngành Công nghệ sinh học gồm 3 chuyên ngành:

  • – Nông nghiệp: Sinh viên sẽ được học tập và thực hành về các khía cạnh của nền sản xuất Nông nghiệp hiện đại (Nông nghiệp công nghệ cao và thông minh); các quy trình về lai tạo giống mới; nuôi cấy mô tế bào thực vật; kiểm nghiệm vi sinh nông nghiệp; chế phẩm sinh học.
  • – Thực phẩm: Sinh viên sẽ được học tập và thực hành về Công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm, Công nghệ lên men ứng dụng trong sản xuất thực phẩm, thực phẩm chức năng, kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm,…
  • – Khoa học Y sinh: Sinh viên sẽ được học và thực hành về ngành CNSH y học, vật liệu sinh học, vi sinh vật gây bệnh, nuôi cấy mô tế bào động vật, miễn dịch học, xét nghiệm, chẩn đoán phân tử,…

Với chương trình chất lượng cao: Chương trình này cũng bao gồm 3 chuyên ngành trên nhưng với quy mô đào tạo không quá 30SV/lớp lý thuyết, không quá 15 SV/lớp thực hành, với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao, được đào tạo tại nước ngoài, có các công bố quốc tế có giá trị, 50% chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, ngoài ra còn có chương trình 100% đào tạo bằng tiếng Anh, được tham quan thực tế, thực hành, kiến tập tại doanh nghiệp ngay từ năm nhất. Sinh viên sẽ được tham gia học tại nước ngoài ít nhất 1 tháng trong suốt 4 năm học. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được bổ sung các chứng nhận/chứng chỉ nghề như HACCP/ISO 22000/Kỹ thuật xét nghiệm,… trong quá trình học.

Khi học tại ĐH Tôn Đức Thắng sinh viên được thực hành trong các trung tâm thí nghiệm với thiết bị hiện đại, tiên tiến; thực tập tại các nhà máy sản xuất thực phẩm, viện nghiên cứu, bệnh viện… Bộ môn Công nghệ sinh học có các phòng thí nghiệm vi sinh, sinh học phân tử, nuôi cấy mô, vườn ươm, nhà kính thủy canh, nhà nấm, vườn dược liệu,… Phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên.

Sinh viên được tham gia các buổi sinh hoạt học thuật và Journal Club tổ chức định kỳ hằng tháng với sự tham gia báo cáo của các giáo sư và chuyên gia đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu trong nước và quốc tế.

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học

TrườngChuyên ngànhNgành2021
Đại Học Tôn Đức Thắng
Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học
33.752729.6Ghi chú

Đánh giá

Sinh nhân đôi
Học bạ

Đánh giá

Chương trình chất lượng cao
Sinh nhân đôi
Học bạ

Đánh giá

Điểm TN THPT
A00: Hóa nhân hệ số 2
B00, D08: Sinh nhân hệ số 2

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Công nghệ sinh học

Cơ hội việc làm ngành công nghệ sinh học là vô cùng phong phú và đa dạng. Kỹ sư Công nghệ Sinh học chương trình Chất lượng cao tại Đại học Tôn Đức Thắng có thể công tác tại các vị trí: Y sinh (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vaccine, chẩn đoán bệnh bằng công nghệ di truyền, thụ tinh trong ống nghiệm, liệu pháp gen, công nghệ tế bào gốc…); Môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải, bảo vệ môi sinh…); Nông nghiệp (lai tạo, chuyển gen để sản xuất giống cây trồng mới, tạo các chế phẩm vi sinh làm thuốc thú y, thủy sản và phân bón); Tin – sinh học (genomics, proteomics, công nghệ protein…); Công nghệ thực phẩm (công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, công nghệ lên men sản xuất thực phẩm, các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm)…

Cùng với chứng chỉ nghề như HACCP/ ISO 22000/ Kỹ thuật viên xét nghiệm,.. các kỹ sư chương trình Chất Lượng Cao còn có khả năng làm việc trong các phòng xét nghiệm bệnh phẩm ở bệnh viện, trung tâm xét nghiệm, đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm, phòng KCS, tại các vị trí QA, QC tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, nhà máy quốc gia và đa quốc gia mà không cần tham gia đào tạo lại.

Công nghệ sinh học là một ngành học thú vị vì nó luôn thay đổi và mở rộng theo môi trường và đời sống con người. Ngoài việc được đào tạo những kiến thức cơ bản, chuyên môn, bạn sẽ được trang bị những kỹ năng thực hành trong việc xét nghiệm, thu thập và phân tích số liệu và mẫu phẩm sinh học. Chắc hẳn, lĩnh vực này sẽ không làm bạn thất vọng.

Rate this post

Viết một bình luận