Có Gì Đẹp Trên Đời Hơn Thế Người Với Người Sống Để Yêu Nhau, Người Yêu Người, Sống Để Yêu Nhau

(ĐTTA) – “Từ ấy”, trái tim Tố Hữu tìm ra chân lý và dấn thân vào con đường cách mạng do Đảng Cộng Sản lãnh đạo cho đến khi “Tạm biệt đời ta yêu quý nhất” nhà thơ trăng trối lại “sống là cho, chết cũng là cho”. Ông là một nhà cách mạng, một thi sĩ cách mạng yêu đời, yêu người, yêu Đảng, Bác cho đến hơi thở cuối cùng. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tố Hữu, nhà thơ Hữu Thỉnh viết: Tố Hữu như một ngọn núi lớn, thời gian càng lùi xa càng thấy cao…. Tố Hữu đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam, đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một tinh hoa văn hóa, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của dân tộc và thời đại”.

Chân dung Nhà thơ Tố Hữu

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Tố Hữu viết: Có gì đẹp trên đời hơn thế/ Người yêu người sống để yêu nhau

Chưa có nhà thơ nào có lời hay, ý đẹp như câu thơ ông viết. Đây là tuyên ngôn chính trị và tuyên ngôn nghệ thuật. Chỉ có người có tâm hồn cao đẹp yêu đời, yêu người như ông mới có những vần thơ mang tính chất tuyên ngôn đó. Suốt đời ông đi theo cách mạng, suốt đời ông lấy thơ làm vũ khí tuyên truyền cách mạng. Từ khi Tố Hữu gặp Phan Đăng Lưu – lúc đó đang làm chủ bút báo Dân của Đảng, được ông khuyên: “Cậu biết làm thơ, hãy làm thơ về những lao động nghèo khổ, những cảnh ăn mày, đầy tớ, trẻ mồ côi… có rất nhiều điều cần viết để thức tỉnh nhân dân… Nhưng phải chú ý: thơ phải chân thật, xúc động lòng người, dễ hiểu, dễ nhớ”. Từ ấy Tố Hữu đi theo cách mạng, lấy ngòi bút góp phần “làm đòn xoay chế độ”,rồi trở thành người lãnh đạo trên lĩnh vực Văn hóa – Tư tưởng. Năm 1948, ông là Thư ký tòa soạn đầu tiên của báo Văn nghệ, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, phụ trách văn nghệ của Đảng. Năm 1950 là Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, tham gia xây dựng Trường Văn nghệ nhân dân. Năm 1953, Bác Hồ bổ nhiệm là Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ (Phủ Thủ tướng); Năm 1955, Bác Hồ bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền; Năm 1958 ông được Bác Hồ giao cho làm Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo (Phủ Thủ tướng); năm 1960, ông được Đảng, Bác Hồ tin cậy giao cho làm Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương. Thế là từ đóTố Hữu là người đứng đầu công tác Tư tưởng – Văn hóa của Đảng cho tới khi ông làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng là người giữ các cương vị cao trong Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị.

Bạn đang xem: Có gì đẹp trên đời hơn thế người với người sống để yêu nhau

Với Tố Hữu, thơ là vũ khí. Thơ của ông đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đã lay động tâm hồn triệu triệu người Việt Nam tham gia cuộc chiến đấu giải phóngdân tộcvà thống nhất đất nước. Thơ của Tố Hữu sở dĩ làm được thiên chức ấy vì ông đã có tuyên ngôn “người yêu người sống để yêu nhau”, “Đảng cho ta trái tim”.

Ta bên người, người tỏa sang trong ta

Thơ Tố Hữu không chỉ giầu tình người nặng lòng yêu thương mà cònmang lý tưởng cách mạng cao đẹp. Không có nhà thơ nào thể hiện tình cảm với Đảng chính trị mà mình theo đuổi, tình yêu lãnh tụ của mình một cách chân thành như thế.Đối với Đảng,Tố Hữu viết: “Mà nói vậy, trái tim anh đó/ Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ/ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều/ Phần cho thơ và phần để em yêu”. Đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ông viết: “Bàn tay con nắm tay cha/ Bàn tay bác ấm vào da vào lòng….”, “cho con được ôm hôn má Bác/Cho con được hôn mái đầu tóc bạc….”. Tố Hữu kính yêu và tôn kính Bác Hồ như người cha. Tình yêu của ông đối với Bác Hồ thấm đẫm tình phụ tử.

Bảo tàng Tố Hữu

Bảo tàng Tố Hữu

Tôi nhớ khi Bác về cõi người hiền, các nhà thơ viết về Bác rất nhiều.Hàng trăm bài thơ của các nhà thơ trên cả nước viết khóc Bác. Nhưng có lẽ không bài nào sánh được với bài thơ «Bác ơi!» của Tố Hữu. Khi Bác mất, tôi đang học lớp 7, được dự lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Thầy giáo dạy lớp bồi dưỡng cho phép học sinh tự chọn một bài thơ viết về Bácđểviết bài bình luận. Tôi chọn bài”Bác ơi!”. Thầy và trò chấm tay đôi, không chấm điểm nhưng tôi được thầy khen bài viết tốt, giàu cảm xúc. Tôi cảm ơn nhà thơ đã cho tôi nguồn cảm xúc thăng hoa đó. Kỳ thi vòng loại học sinh giỏi văn, đề ra phân tích đoạn thơ: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta/ Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa/ Chỉ biết quên mình cho hết thẩy/ Như dòng sông chảy nặng phù sa/ Như đỉnh non cao tự giấu mình/ Trong rừng xanh lá ghét hư vinh/Chỉ mong con cháu mau khôn lớn/ Nối gót cha ông bước kịp mình….” Chúng tôi viết say xưa và hầu như đều vượt qua vòng loại đi tiếp vào vòng sau.Thế hệ chúng tôi cảm ơn nhà thơ Tố Hữu. Chính nhờ ông, chính nhờ đọc và học thơ của ông mà chúng tôi hiểu về Đảng, về Bác càng thêm yêu Đảng, yêu Bác và yêu đất nước hơn. Hôm tôi đến thăm bảo tàng Tố Hữu để lấy tư liệu viết bài, đến gần khu vực có báo Đảng, tôi hỏi thăm. Hỏi mấy thanh niên trẻ họ không biết. Tôi hỏi họ có viết Nhà thơ Tố Hữu không? Họ đều trả lời là không biết. Chỉ có một thanh niên dùng Google map chỉ cho tôi vị trí Bảo tàng, nhưng anh cũng không biết nhà thơ Tố Hữu.

Tình yêu của nhà thơ với Bác Hồ là vô bờ bến không chỉ thể hiện trong thơ ca mà cả trong đời sống thường ngày.

Nâng cao đạo dức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân

Trước khi mất một thời gian, nhà thơ cho xuất bản tập “Thơ Tố Hữu” khổ nhỏ bằng bàn tay. Nhà thơ tặng ông Cù Văn Chước một tập. Trang đầu ông viết “Tặng chú Chước thân yêu, người bạn đường chí tình, một người con tinh thần của Bác Hồ”.Bài thơ”Đêm cuối năm” đăng trên báoNhân dân cuối năm 1981;nhà thơ Tố Hữu viết: Đêm cuối năm riêng một ngọn đèn/ Dở hay, khôn dại, những chê khen/ Làm ăn hai chữ quen mà lạ/ Thế cuộc nhân tình rõ trắng đen/ Gỡ lối “bao” xưa người mọc cánh/ Được mùa “khoán” mới đất lên men”. Có người nói với ông Cù Văn Chước, Tố Hữu có bài thơ thể hiện tâm tư cá nhân. Ông Cù Văn Chước liền phản đối về chuyện tâm tư cá nhân, nhưng ông lại gật gù tâm đắcvề việc nhà thơ ông trăn trở trước bình minh đổi mới, đặc biệt là câu kết của bài thơ.

Xem thêm: Mua Bán Nhà Đất Đường Võ Thị Sáu Biên Hòa Đồng Nai, Bot Protection

Tìm hiểu ra thì mới biết hai ông có quan hệ mật thiết trong công tác và phục vụ Bác Hồ. Ông Cù Văn Chước là người mà ông Đỗ Phượng – Cố Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam gọi là “thư đồng” của Bác Hồ. Ông phục vụ Bác từ năm 1956 đến khi Bác mất, tham gia xây dựng Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Làm Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh từ khi khánh thành (1990) đến khi về hưu (73 tuổi). Ông là người giúp Bác Hồ toàn bộ các hoạt động hành chính, phục vụ mọi sinh hoạt hàng ngày. Khi mắt Bác kém, ông là người đọc tin và sách báo cho Bác. Ông xếp lịch làm việc, tổ chức các buổi tiếp khách trong nước và quốc tế, Bác Hồ thấy vắng ông là hỏi: Hôm nay chú Chước đi đâu… Chính vì thế nhiều người biết ông, với nhà thơ Tố Hữu, ông có quan hệ đặc biệt. Ngoài công việc thường xuyên khi nhà thơ Tố Hữu làm việc với Bác, ông còn được Bác Hồ giao cho nhiệm vụ nhắc Tố Hữu làm thơ xuân mỗi khi Tết đến Xuân về. Nhà thơ đã làm nhiều bài thơ xuân nhưng nhà thơ tâm đắc nhất là “Bài ca mùa Xuân 61”. Bài thơ không chỉ ngợi ca không khí vui tươi, thành tựu xây dựng xã hội, từ khi hòa bình lập lại mà còn tiên đoán sự phát triển của đất nước trong tương lai.

Năm 1969 sinh nhật của Bác,Văn phòng Bác Hồ tổ chức đơn giản bình dị. Tổng Bí thư Lê Duẩn thay mặt Bộ chính trị chúc mừng thọ Bác, nhà thơ Tố Hữu thay mặt mọi người tặng hoa Bác.

Bài báo cuối cùng Bác viết là bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Bài báo này, Bác giao cho nhà thơ Tố Hữu chấp bút, ông Cù Văn Chước là thư ký giúpBác Hồ và nhà thơ Tố Hữu hoàn thiện bản thảo. Bài báo được Bác và nhà thơ thảo luận nhiều lần, ông Cù Văn Chước sửa theo nội dung thay đổi theo từng buổi thảo luận.

Trên nội dung dự thảo của nhà thơ Tố Hữu, Bác sửa cho gọn, súc tích hơn, rồi mời đồng chí Tố Hữu thảo luận thêm về bài viết, đồng thời yêu cầu ông Cù Văn Chước ngồi cạnh đồng chí Tố Hữu viết những câu Bác sửa trong quá trình thảo luận. Lúc đó đang là mùa xuân, thời tiết còn lạnh, Bác mặc chiếc áo len màu be bên ngoài là chiếc áo gụ nhạt màu. Bác ngồi đúng vị trí vẫn ngồi chủ tọa khi họp với Bộ Chính trị. Nhà thơ Tố Hữu ngồi bên trái Bác, ông Cù Văn Chước ngồi bên cạnh nhà thơ. Bác nêu từng vấn đề trong bài viết và trao đổi với đồng chí Tố Hữu. Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu trao đổi về đầu đề bài viết. Trong dự thảo, lúc đầu đồng chí Tố Hữu lấy đầu đề là “Nâng cao đạo đức cách mạng”, sau bổ sung thêm mệnh đề “Phải chống chủ nghĩa cá nhân”. Bác viết dòng trên bằng bút bi đỏ, gạch dưới chữ “Phải”. Bác cẩn thận cân nhắc, gợi ý nên dùng từ nào “Đập nát” hay “chống” hay “rửa sạch” hay “quét sạch” chủ nghĩa cá nhân. Cuối cùng Bác chọn đầu đề cho bài viết là “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”.

Buổi làm việc sau cùng, Bác và đồng chí Tố Hữu trao đổi từng câu, từng chữ. Đồng chí Tố Hữu đề nghị sửa tên bài từ “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng” thành “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá chân” với lý do lấy xây để chống. Bác cũng tranh luận phản biện nhưng Bác cũng đồng ý sửa tên bài báo như đề nghị của đồng chí Tố Hữu. Sau khi ông Cù Văn Chước chỉnh sửa lại, Bác cho xin ý kiến của các đồng chí trong Bộ Chính trị. Bài báo được đăng trên Báo Nhân Dân nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng (3.2.1969).

Xem thêm: Sự Khác Biệt Về Cấu Trúc Giữa Adn Và Arn Về Cấu Tạo, Cấu Trúc

Mùa xuân nhớ về hai người đã từng phục vụ Bác Hồ, được Bác quý mến mà xao xuyến xúc động. Ông Cù Văn Chước luôn dặn con cháu “cứ làm tốt công việc, gái có công, chồng chả phụ” còn nhà thơ Tố Hữu câu di huấn để lại cho đời là “sống là cho và chết cũng là cho”. Hai người tuy chức vụ, vị trí xã hội khác nhau nhưng đều học được Bác Hồ đức hy sinh. Đối với tình cảm giữa hai người Nhà thơ Tố Hữu đã nâng người đồng chí có vị trí thấp hơn lên ngang tầm của mình. Chính vì thế ông trở nên long lanh hơn.Cũng như nhà thơ đã viết về Bác Hồ: “Ta bên người, Người tỏa sáng trong ta/ Ta bỗng lớn ở bên người một chút.”

Tầm vóc của nhà thơ Tố Hữu như ông Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – Hữu Thỉnh đã đánh giá: Tố Hữu là người hướng dẫn tinh thần, người tổ chức, người tiên phong của nền thơ ca cách mạng. Trong sự phát triển của nền thơ ca ấy, mỗi tài năng mỗi nhà thơ có phong cách, giọng điệu riêng của mình. Nhưng vai trò và ảnh hưởng của Tố Hữu không ai có thể phủ nhận được./.

Rate this post

Viết một bình luận