Cỏ mần trầu có tác dụng gì?

Cỏ mần trầu có khả năng kháng Glyphosate, một hoạt chất trừ cỏ phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, cỏ mần trầu lại là vị thuốc trong Y Học Cổ Truyền với nhiều công dụng bất ngờ. Để biết cỏ mần trầu có công dụng gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Cỏ mần trầu còn được gọi với một số tên gọi khác như là ngưu cân thảo, cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, cỏ chì tía, cỏ bắc… Tên khoa học của mần trầu là Eleusine indica (L.) Gaertn, thuộc họ Lúa (Poaceae).

Cỏ mần trầu là cây thảo nhỏ, sống hàng năm, mọc thành cụm sum suê. Thân cây phân nhánh, mọc bò dài sau đứng thẳng, cao 30 – 50cm. Lá mần trầu mọc so le, có hình dải nhọn, xếp thành 2 dãy cách nhau, bẹ lá mỏng có lông, phiến lá nhẵn, mềm.

Cụm hoa mần trầu mọc thành bông, gồm 5 – 7 bông mọc ở ngọn và có 2 bông khác mọc thấp hơn trên một cán hoa, trông như những ngón tay. Quả mần trầu thuôn dài 3 – 4 mm. Mần trầu ra hoa quả vào tháng 5-7 hàng năm.

Cỏ mần trầu thường dễ bị nhầm lẫn với cỏ chân vịt có tên khoa học là Dactyloctenium aegyptium (L.) Richt, cùng họ lúa, nhưng không có bông tách rời, mọc thấp hơn.

Ở nước ta, mần trầu mọc ở khắp nơi, thường mọc thành đám trong các bãi đất, ở vùng đồng bằng, trung du cho đến vùng núi cao.

Cây mần trầu con mọc từ hạt, xuất hiện vào cuối mùa xuân. Sau khi ra hoa quả, cây bị tàn lụi ngay trong mùa hè. Ở những vùng núi cao có điều kiện mưa ẩm khác nhau, có thể thấy cây mần trầu mọc từ hạt gần như quanh năm.

Rate this post

Viết một bình luận