Luật Kinh tế hiện đang là một trong những ngành học có nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến. Nếu bạn còn phân vân hay có nên học luật kinh tế không, hay liệu học luật kinh tế có khó không, thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Blog TopCV nhé!
Ngành Luật Kinh tế là gì?
Luật Kinh tế (Economic Law) là ngành luật nghiên cứu về nền tảng pháp luật trong các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế. Luật Kinh tế bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ, tranh chấp trong quá trình tổ chức các hoạt động kinh tế, thương mại, tài chính – ngân hàng, đầu tư,…
Luật Kinh tế điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội. Một là quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp) và hai là quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó, Luật Kinh tế còn điều chỉnh các quan hệ kinh tế nội bộ giữa các bộ phận cấu thành của một doanh nghiệp.
Có nên học luật không? Nên học luật hay luật kinh tế?
Có nên học Luật Kinh tế không? 3 lý do nên học Luật Kinh tế
- Ngành nghề khan hiếm nhân lực giỏi: Ngành Luật Kinh tế mới chỉ thực sự phát triển gần đây, do đó đây vẫn đang là một ngành khan hiếm nhân sự, đặc biệt là nhân sự giỏi, có trình độ.
- Cơ hội việc làm rộng mở: Sinh viên tốt nghiệp Luật Kinh tế có nhiều cơ hội công việc như luật sư, pháp chế, tư vấn pháp luật doanh nghiệp,… Bạn có thể công tác tại nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, bất động sản, công nghệ, dịch vụ,…
- Lương và phúc lợi tốt: Mức lương trung bình cho sinh viên Luật Kinh tế sau ra khi ra trường dao động từ 7.000.000 đồng cho tới 12.000.000 đồng/ tháng, và sau 3-5 năm kinh nghiệm, mức lương có thể lên tới hàng chục triệu đồng/ tháng.
>>> Tham khảo: Học Luật ra làm gì ngoài luật sư? TOP 7 công việc ngành Luật lương cao và có cơ hội thăng tiến tốt
Học Luật Kinh tế có khó không? Nên học Luật hay Luật Kinh tế?
Nếu bạn còn phân vân khi đứng trước những câu hỏi như có nên học luật không, nên học luật hay luật kinh tế,… thì hãy cùng tìm hiểu về ngành luật nhé!
Sinh viên học ngành Luật Kinh tế vẫn sẽ được học về các lĩnh vực luật khác tuy nhiên sẽ dành phần lớn thời lượng vào các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, thương mại quốc tế,… Trong khi đó với ngành Luật, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức tổng quát về tất cả các lĩnh vực. Ngành Luật phù hợp với những bạn có mong muốn theo đuổi các lĩnh vực luật như hình sự, dân sự,… hoặc nếu bạn chưa có định hướng cụ thể và muốn tiếp cận tới nhiều ngành luật khác nhau. Dù học Luật hay Luật Kinh tế, bạn sẽ vẫn có đủ kiến thức để theo đuổi chuyên ngành luật mà mình mong muốn, vẫn có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Luật học công tác tại các bộ phận luật kinh tế
Con gái có nên học luật kinh tế không? Học luật kinh tế có khó không?
>>> Tham khảo: Muốn làm luật sư thì phải học giỏi môn gì? Tìm hiểu về ngành luật sư
Cơ hội việc làm ngành Luật Kinh tế ra sao?
Luật sư tại các văn phòng Luật
Khi tốt nghiệp cử nhân Luật, bạn chưa thể trở thành luật sư mà bạn phải học một khóa luật sư tại Học viện Tư pháp. Sau đó thực tập tại văn phòng luật 1 năm và thi chứng chỉ luật sư. Sau khi có chứng chỉ luật sư, bạn có thể bắt đầu sự nghiệp của mình. Nếu bạn muốn tập trung vào lĩnh vực kinh tế bạn có thể chọn những văn phòng Luật chuyên phụ trách các vụ án tranh chấp kinh tế, luật bản quyền, các thương vụ mua bán – sáp nhập hoặc chọn ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu tư.
>>> Tham khảo: Học luật sư có khó không? Nên học luật sư hay công chứng viên?
Pháp chế tại các doanh nghiệp
Đây cũng là lựa chọn của nhiều cử nhân Luật sau khi tốt nghiệp bởi để trở thành pháp chế, bạn không bắt buộc phải học tại Học viện Tư pháp mà có thể apply ngay vào các công ty, doanh nghiệp.
Hiện nay, không chỉ các tập đoàn lớn mà ngay cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã bắt đầu thành lập phòng pháp chế, nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách chuyên nghiệp, đúng pháp luật, đồng thời kiểm soát và hạn chế các rủi ro về phương diện pháp lý. Ví dụ như thành lập hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán, trao đổi, tranh chấp quyền sở hữu tài sản trí tuệ, các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A),…
Bạn có thể ứng tuyển vào vị trí pháp chế tại các ngân hàng, tập đoàn bất động sản, công ty công nghệ, công ty dịch vụ kế toán – kiểm toán – thuế, quỹ đầu tư,… Nhân viên thuộc bộ phận pháp chế có nhiệm vụ biên soạn, hoàn thiện văn bản, hồ sơ, hợp đồng, giấy tờ pháp lý, xây dựng quy trình và hoàn thiện khung pháp lý của tổ chức, tư vấn, chuẩn bị tài liệu khi doanh nghiệp có tranh chấp pháp luật với các bên khác.
>>> Tham khảo: TOP 5 kĩ năng cơ bản của ngành Luật
Con gái có nên học Luật Kinh tế không?
Ngành Luật Kinh tế là một lựa chọn phù hợp với tất cả những bạn trẻ có yêu thích pháp luật, kinh tế và có mong muốn làm việc trong hai lĩnh vực này. Nếu bạn còn phân vân liệu con gái có nên học Luật Kinh tế không thì hãy yên tâm bởi đây là một ngành học tương đối phù hợp với các bạn nữ. Bởi ngoài tư duy logic thì ngành Luật cũng là ngành học đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn.
Hy vọng những chia sẻ của Blog TopCV về Có nên học luật kinh tế không? Học luật kinh tế có khó không? đã giúp bạn chọn lựa được hướng đi đúng đắn. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Hãy truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí công việc hấp dẫn nhất nhé!