“Có nên học quản trị nhân sự không và học ngành này ra sẽ làm gì?” là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất cho các bậc phụ huynh và các bạn sĩ tử khi bước vào kì thi đại học quan trọng. Để trả lời được câu hỏi này cần phải làm rõ nhiều vấn đề.
Quản trị nhân sự là gì hay quản trị nguồn nhân lực là gì, là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả.
Đầu tiên khuyên các bạn: chỉ cần thích học quản trị nhân sự là được còn lại thái độ và tính cách đều có thể học hỏi được. Trước hết khi chọn một ngành học, chúng ta phải xác định được người thi ngành đó có tố chất để theo đuổi ngành hay không? Để xác định được việc này thì hiện nay trên internet có rất nhiều phương pháp trắc nghiệm nghề nghiệp. Tuy nhiên trong một cuộc họp tại trường Đại học Nhân Văn khi đưa ra ý kiến :”Có nên đưa trắc nghiệm DISC vào cho sinh viên không?”. Có nhiều ý kiến được đưa ra trong đó có một thầy thuộc chuyên ngành tâm lý học đã phát biểu: Việc đưa một trắc nghiệm nào đó vào ứng dụng thì phải hết sức cẩn trọng vì nó có thể tác động tâm lý, “đóng đinh” người trắc nghiệm về tương lai của họ. Điều này đồng nghĩa với việc nếu ai đó bị phán mai sau sẽ làm việc A thì có thể họ bị ám ảnh và theo luật hấp dẫn có thể họ sẽ làm việc A thật.
Cũng có rất nhiều trường hợp các em sinh viên sau khi đã vào học ngành quản trị nhân sự được hỏi thì trả lời như thế này: “Em thi vào ngành quản trị nhân sự là do khi đọc tên các ngành thì em thấy thích cái tên này, cho đến bây giờ em nhân ra là em không biết gì cũng không thích nó, giá mà quay trở lại em không chọn nó nhỉ?”.
Việc thích hay không thích một ngành học nào có khi là do giảng viên chứ không phải do ngành học. Người ta đã chọn một ngành nào đó vì người ta thích chứ không phải vì cái gì khác thì khó mà tự nhiên lại bảo là không thích lắm (đây là ấn tượng ban đầu rất khó phai).
Một ví dụ minh chứng cho quan điểm trên: Tại trường đại học Ngoại thương không hề có ngành Quản trị nhân lực trong chương trình đào tạo nhưng rất nhiều bạn đã đến EduViet để theo đuổi con đường làm nhân sự. Theo như các bạn chia sẻ thì tại trường có một bộ môn do thầy Ngô Quý Nhâm dạy, thầy truyền được cho các bạn “lửa”, niềm đam mê nghề nhân sự.
Nếu bạn đã thích cái tên “Quản trị nhân lực” thì hãy cùng tìm hiểu xem các bạn có thực sự yêu thích ngành đó không?
Khi học ngành quản trị nhân sự ra, công việc của các bạn có thể làm bao gồm:
– Hành chính nhân sự (lễ tân…)
– Chuyên viên quản lý đào tạo: là giảng viên nội bộ hoặc nhân viên quản lý đào tạo.
– Chuyên viên tuyển dụng
– Chuyên viên chính sách-đãi ngộ
– Chuyên viên lương- chính sách (C&B)
– Chuyên viên bảo hiểm
– Hoạch địnhnhân sự, lên kế hoạch đào tạo nhân sự
– Chuyên viên truyền thông hay xử lý quan hệ nội bộ
– Chuyên chạy các dự án nhân sự, các dự án nguồn cán bộ
– Tư vấn nhân sự
– Headhunter
– Quản lý đào tạo cho các công ty chuyên về đào tạo
– Tư vấn các khóa học nhân sự
– Chuyên viên quản lý nội dung các trang tin tuyển dụng…
CHÚ Ý: CHỈ CÓ HỌC THẬT MỚI ĐƯA BẠN ĐẾN TƯƠNG LAI THẬT
ĐỪNG CHẦN CHỪ VỚI CHÍNH CUỘC ĐỜI CỦA BẠN – ĐĂNG KÝ HỌC KHÓA NGHỀ NHÂN SỰ CHUYÊN NGHIỆP TẠI EDUVIET: HỌC THẬT – LÀM THẬT – ỨNG DỤNG THẬT
Liệu có phải sinh viên ngành quản trị nhân lực ra trường đều có thể đạt mức lương tối thiểu 5 triệu/tháng không? Thực tế rất phũ phàng khi có nhiều sinh viên học ngành quản trị nhân lực ra trường chưa chắc đã có cơ hội làm việc về nhân sự, họ phải chuyển sang làm sale hay các công việc trái ngành khác. Theo khảo sát của các đơn vị chuyên về tuyển dụng như : vietnamwork, talentnet, careerbuilder thì có thống kê về nhu cầu tuyển dụng về vị trí nhân sự không lọt vào top 10 nhưng nguồn cung thì lại nằm trong top 5, như vậy trung bình 1 người học nhân sự phải cạnh tranh về việc làm với khoảng 2,09 người nữa.
Chắc đọc đến đây các bậc phụ huynh cũng như các sĩ tử cũng đã đưa ra được quyết định cho riêng mình, nếu thật sự có niềm yêu thích công việc này thì hãy theo đuổi nó với một đam mê đầy nhiệt huyết.
Các bạn có thể tham khảo môt số trường học có mảng đào tạo chuyên sâu về Nhân sự:
– Khoa quản trị nguồn nhân lực đại học Kinh tế quốc dân.
– Khoa quản lý lao động trường đại học Lao động và Xã hội.
– Khoa quản trị nhân lực trường đại học Thương mại.
– Đại học Khoa học xã hội và nhân văn của đại học quốc gia Hà Nội.
Những anh chị học các chuyên ngành khác nhưng lại có niềm yêu thích nhân sự thì nên theo học tại các trung tâm đào tạo uy tín. EduViet tự hào là đào tạo nhân sự chuyên sâu nhất về nhân sự. Với kinh nghiệm trên 9 năm đào tạo hơn 3000 học viên cho khóa nghề nhân sự chuyên nghiệp và trên 40 khóa CPO. Hi vọng bài viết này đã mang lại những thông tin bổ ích giúp các bạn sinh viên định hướng được con đường sự nghiệp.
ĐĂNG KÝ HỌC KHÓA NGHỀ NHÂN SỰ CHUYÊN NGHIỆP TẠI EDUVIET: HỌC THẬT – LÀM THẬT – ỨNG DỤNG THẬT
Chúc các bạn sớm tìm được niềm đam mê và câu trả lời cho riêng mình!