Có nên nặn mụn không? Nặn mụn chuẩn y khoa

Mụn sinh ra nhưng không thể tự mất đi. Nhất là đối với các nhân mụn đã trở thành cồi đen, cồi mụn già, bao xơ. Nếu để lâu, còn có nguy cơ tạo nên những khoảng trống dưới da, hình thành sẹo rỗ và giảm tính thẩm mỹ của làn da. Nặn mụn là biện pháp tác động cơ học giúp loại bỏ nhân mụn ra khỏi nền da ngay lập tức. Một lưu ý vô cùng quan trọng trước khi quyết định có nên nặn mụn hay không chính là phải xác định chính xác loại mụn có thể tự nặn. Bao gồm: cồi mụn đầu đen, mụn đầu trắng đã đẩy cồi, một vài trường hợp thuộc chỉ định của bác sĩ có thể nặn cả những loại mụn ung, không nằm quá sâu bên dưới da. 

Tuy nhiên, với các tình trạng mụn đang viêm, sưng, có mủ, nhất định không nên đụng vào. Nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô khuẩn hiệu quả, hoặc thao tác khi lấy nhân mụn quá thô bạo, dễ có khả năng gây sang chấn tổn thương trên da. Làm tăng nguy cơ để lại thâm, sẹo nhiều và lâu hơn.

 

>>> Xem thêm: Bị mụn ở má: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị dứt điểm

Rate this post

Viết một bình luận