Là loại cây có màu sắc bắt mắt, khóm hoa đẹp nên cây lá bỏng cảnh thường được sử dụng để làm cây cảnh trang trí trong nhà. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng không nên trồng cây lá bỏng tại không gian sống.
Vậy thực tế, có nên trồng cây hoa lá bỏng trong nhà không? Để biết rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Chơi Cây Cảnh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
I. Khái lược tổng quan về cây bỏng cảnh
1. Cây bỏng cảnh là cây gì?
Cây bỏng cảnh còn có tên gọi khác là cây sống đời, cây ổ bỏng, cây hoa bỏng, cây bỏng nổ, cây lá bỏng… Tên khoa học của loại cây này là Kalanchoe Pinnata.
Cây bỏng cảnh còn có tên gọi khác là cây sống đời, cây ổ bỏng, cây hoa bỏng, cây bỏng nổ, cây lá bỏng…
Cây bỏng là cây bản địa của Madagascar, hay mọc tự nhiên ở các vùng khí hậu ôn hòa thuộc châu Á như: Tây Ấn, New Zealand, Úc,…
2. Đặc điểm của cây bỏng
Đặc trưng của cây bỏng cảnh là có cây con được mọc lên từ lá. Thân cây mọng nước, chiều cao khoảng từ 20 đến 150cm, lá cây mọc đối, màu xanh đậm giống hình vỏ sò có viền đỏ.
Đặc trưng của cây bỏng cảnh là có cây con được mọc lên từ lá
Hoa của cây bỏng rất phong phú như màu đỏ, màu vàng, màu tím,… tùy vào giống cây. Cành của những cây mang hoa cao hơn so với lá và cho hoa đơn 4 cánh. Mỗi cành sẽ mang một chùm hoa riêng biệt. Hoa thường ra vào tháng 2 đến tháng 5 âm lịch.
3. Tác dụng của cây lá bỏng
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra cây lá bỏng có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống.
a. Trang trí nhà ở
Có màu sắc thu hút nên cây bỏng cảnh được nhiều gia chủ lựa chọn để làm cây trang trí trong nhà. Bên cạnh đó, cây có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, giúp không gian nhà thêm xanh mát.
b. Y học
Tất cả các bộ của cây đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vì vậy có không ít người còn gọi đây là cây thuốc bỏng. Bộ phận hay được dùng nhất của cây là lá. Vậy cây lá bỏng chữa bệnh gì?
Lá cây bỏng có tác dụng giảm đau, giải độc, cầm máu, tiêu thũng, tiêu viêm,… Lá cây cũng trị bỏng do nước, do lửa, trị chứng đau nhức xương khớp, viêm loét dạ dày, giải rượu,…
Tại hai quốc gia là Indonesia và Malaysia, cây thường được dùng để chữa nhức đầu, đau mắt, viêm họng,… Trong khi Ấn Độ sử dụng cây để chữa côn trùng cắn, sởi, bầm da,…
Lá cây bỏng có tác dụng giảm đau, giải độc, cầm máu, tiêu thũng, tiêu viêm,…
Với y học hiện đại, nghiên cứu cho thấy cây lá bỏng chứa nhiều hoạt chất có lợi, trong đó Bryophylin có khả năng kháng khuẩn cực mạnh nên thường được ứng dụng trong điều trị bệnh đường ruột, chữa các vết thương hở, …
Cũng bởi nhiều tác dụng tốt mà không ít người đặt ra câu hỏi cây thuốc bỏng sinh sản bằng gì. Thực tế, cây thuốc bỏng rất dễ sinh sống và nhân giống, chỉ cần ngắt một lá già và đặt xuống đất ẩm, các cây con sẽ mọc lên từ mép lá. Ngoài ra, từ gốc lá, cây cũng có thể cho ra một cây con phát triển tốt.
4. Ý nghĩa của cây hoa bỏng
Với cái tên Sống đời, cây hoa bỏng là loài cây mang ý nghĩa khá đặc biệt. Tùy vào hoàn cảnh tặng mà ý nghĩa của cây lá bỏng phong thủy sẽ thay đổi theo:
- Gia đình: Cầu chúc cho gia đình hạnh phúc, sức khỏe dồi dào, đồng thời thể hiện sự sinh sôi, nảy nở tình đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình
- Bạn bè: Cây tượng trưng cho tình bạn trong sáng và mãi mãi
- Tình yêu: Ý nghĩa của cây trong tình yêu là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, tình yêu nồng nàn không phai tàn
- Sự nghiệp: Lá bỏng thể hiện cho ý chí vươn lên, vượt qua khó khăn, cổ vũ tinh thần để gặt hái thành công
Cây bỏng cảnh có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt
Hai màu đặc trưng của cây bỏng cảnh là đỏ và tím, vì thế rất thích hợp cho người mệnh Hỏa trồng để đem lại sức khỏe và hạnh phúc. Người mệnh Thổ có thể lựa chọn cây bỏng vàng để trồng.
5. Các loại cây lá bỏng
Cây lá bỏng cũng tương tự như các loại cây trồng khác, có rất nhiều loại. Ở Việt Nam hiện nay đang có các loại như:
- Cây sống đời ta,
- Cây sống đời Đà Lạt,
- Cây sống đời đỏ,
- Cây sống đời 5 màu,
- Cây sống đời Thái.
Trong đó cây sống đời thái rất được ưa chuộng.
6. Giá cây bỏng nổ
Giá của cây bỏng nổ không quá cao, chỉ vài trăm nghìn đồng là bạn đã có thể sử dụng cây bỏng nổ bonsai đẹp tại nhà.
Giá cây bỏng cảnh không quá cao
II. Có nên trồng cây hoa bỏng trong nhà không?
Như đã chia sẻ ở trên, có rất nhiều người ưa thích cây hoa bỏng song lại nhận được những ý kiến trái chiều về việc trồng loại cây này trong nhà. Tuy nhiên, với những ai yêu thích loại cây này có thể yên tâm vì đây là loại cây có thể trồng trong nhà.
Có thể trồng cây bỏng trong nhà
Nhưng cần lưu ý là không trồng cây phía sau nhà mà chỉ trồng ở trước sân hoặc dọc lối đi để cây có thể đón tài lộc, may mắn. Nếu trồng phía sau cây sẽ bị che lấp ánh sáng, không phát triển tốt.
III. Cách trồng và chăm sóc cây hoa bỏng
1. Cách trồng cây hoa bỏng
Có hai cách trồng cây hoa bỏng được mà từ xưa tới nay vẫn áp dụng là trồng bằng cách gieo hạt hoặc trồng bằng lá.
Có hai phương pháp trồng cây bỏng
Cách trồng bằng gieo hạt
Gieo hạt trực tiếp lên đất. Hạt khi gặp đất ẩm và điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm, từ đó phát triển thành cây. Tuy nhiên, cách này thường mất rất nhiều thời gian.
Cách trồng cây bỏng bằng lá
Để lá trực tiếp xuống đất ẩm có tro trấu, xơ dừa. Cây con sẽ từ mép lá mà hình thành.
2. Cách chăm sóc cây hoa bỏng
Tưới nước
Cây hoa bỏng là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được ướt. Vì thế chỉ nên tưới vừa đủ, không tưới cây quá nhiều. Trung bình 3-4 ngày tưới/lần.
Bón phân
Cây hoa bỏng phải tiến hành bón phân nhiều lần. Bón phân lần đầu sau 5 ngày kể từ khi trồng với nửa hoặc 1 chén phân chuồng hoai mục kết hợp 1 hoặc 2 muỗng cà phê bánh dầu/giỏ. 15 ngày tiếp theo ngâm bánh dầu và NPK vào nước sau đó tưới lên cây nhưng không tưới lên hoa.
Cây hoa bỏng là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được ướt
Bấm ngọn
Cây phát triển, ra nhiều cành, hoa nếu bấm ngọn đúng thời điểm. Bấm ngọn bằng cách ngắt bỏ 2 – 3cm trên ngọn của thân chính. Số lần bấm ngọn trên cây tùy thuộc giống.
Phòng trừ sâu bệnh
Nếu thấy cây có biểu hiện của sâu bệnh như rầy mềm, sâu ăn lá, bọ trĩ,… thì dùng Sherzol, Cyper; Ofunack hoặc Confidor để phun.
Như vậy, Chơi Cây Cảnh đã giải đáp cho bạn việc có nên trồng cây bỏng cảnh trong nhà hay không và những thông tin liên quan về loại cây này. Hi vọng, các bạn sẽ được quyết định chính xác và cách chăm sóc cây để cây phát triển tốt nhất.
5/5 – (1 vote)