Cập nhật vào 20/12
Cây vạn tuế nằm trong nhóm 5 loài cây quyền lực nhất Việt Nam. Cây thường đặt ở những nơi có không gian rộng lớn, trang nghiêm như đại sảnh, sân vườn,… Vậy cây vạn tuế có nên trồng ở trong nhà hay không?
Đặc tính của cây vạn tuế
Cây vạn tuế là một loài cây có nguồn gốc từ miền nam Nhật Bản, thuộc chi Cycas, họ Cycadaceae (Chi Tuế).
Cây vạn tuế thường xanh quanh năm. Điểm độc đáo của cây là có dáng lạ, thân hình trụ tròn và không có gai. Thực chất đây là loại thân giả sinh trưởng theo sự thoái hóa của cành lá.
Chiều cao trung bình cây khoảng từ 1-3m. Lá cây vạn tuế có dáng tròn tỏa đều thành vòng dày đặc nhất là ở các đỉnh ở phần thân. Cuống lá thuôn dài hình lông chim công khá đẹp. Lá non có màu xanh nhạt sau sẽ đậm dần. So với người họ hàng của chúng là cây thiên tuế thì loại cây vạn tuế có lá mỏng và mềm mại hơn.
Vạn tuế có hoa đơn tính khác gốc mọc ở ngọn thân. Những bông hoa đực thường hẹp và dài hơn hoa cái nhìn giống như những trái ngô lớn. Hoa cái thường lớn hơn có phủ lông màu trắng hơi vàng nhìn giống như hình bán cầu.
Nhiều người nói loại cây này không có quả nhưng thực chất là có. Quả của chúng có hình dáng như những trái cau màu da bò. Bên trong là những hạt hình trái doan dẹt có màu cam khá lạ mắt.
Với hình dáng uy nghi và trang trọng nên loại cây này được ưu ái đặt tại những vị trí trung tâm và trang nghiêm như lăng bác, các sở ban thành phố và những khu công trình tưởng niệm, khu di tích văn hóa.
Cây vạn tuế rất dễ trồng và chăm sóc vì cây sống khỏe. Tuy nhiên, cây có tốc độ sinh trưởng chậm.
Ý nghĩa của cây vạn tuế
Công dụng khoa học
Trong đông y cây vạn tuế được coi như là một bài thuốc có thể điều trị được một số bệnh. Lá của cây sao khô có thể giải độc, hoa có tác dụng bổ tinh ích thận. Trong khi đó hạt vạn tuế có tác dụng bình can và giảm huyết áp. Có thể nói toàn bộ bộ phận của cây vạn tuế đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra cây còn có công dụng trang trí. Cây vạn tuế được sử dụng nhiều để trang trí trong các lễ hội hoa hoặc đám cưới với giá trung bình từ 2 – 5 nghìn đồng/lá.
Ý nghĩa phong thủy
Được xếp vào bộ tam đa cây phong thủy phúc (cây sanh), lộc (lộc vừng), thọ (vạn tuế) với ý nghĩa rất tốt đẹp mang lại sức khỏe và sự bình an cho gia chủ nên vạn tuế được trồng nhiều tại các ngôi nhà. Cây vạn tuế càng to lớn thì càng may mắn. Cây vạn tuế mang vóc dáng uy nghi, đẹp cổ kính với ý nghĩa mang lại sự bền vững trong sự nghiệp.
Theo phong thủy: cây vạn tuế có tác dụng cân bằng khí âm dương, cây được ví như các tráng sĩ đứng canh có nhiều công trình cổ kính hay công trình tâm linh thường dùng cây vạn tuế để làm đẹp và mang tính phong thủy cao.
Có nên trồng cây vạn tuế trong nhà hay không?
Cây vạn tuế là loài cây nên trồng trong nhà, nhất là với những gia đình có quyền lực, giàu có, làm kinh doanh hay chỉ đơn giản là mong muốn có sự nghiệp tốt, ổn định, có đà thăng tiến.
Với đặc điểm là cây sống khỏe, sinh trưởng tốt ở mọi điều kiện ánh sáng và dễ chăm sóc, gia chủ có thể trồng cây trong nhà mà không quá lo lắng về vấn đề chăm sóc cây.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trồng vạn tuế ở những nơi thoáng mát, rộng rãi, tuyệt đối không trồng trong phòng kín và tránh xa tầm tay trẻ em. Bạn cũng nên nhắc nhở người thân trong nhà không tự ý ngắt, bẻ, tác động vào các bộ phận của cây vì chúng đều có độc.
Tìm hiểu thêm: Có nên trồng cây Sala trước nhà không
Cây vạn tuế hợp với người tuổi gì?
Cây vạn tuế hợp nhất với những gia chủ thuộc mệnh Mộc và mệnh Thủy, cụ thể là những gia chủ sinh năm:
- 1942 – Nhâm Ngọ
- 1943 – Quý Mùi
- 1950 – Canh Dần
- 1954 – Tân Mão
- 1956 – Bính Thân
- 1957 – Đinh Dậu
- 1958 – Mậu Tuất
- 1972 – Nhâm Tý
- 1973 – Quý Sửu
- 1974 – Giáp Dần
- 1980 – Canh Thân
- 1981 – Tân Dậu
- 1982 – Nhâm Tuất
- 1989 – Kỷ Tỵ
- 1996 – Bính Tý
- 1997 – Đinh Sửu
Trồng cây vạn tuế ở vị trí nào trong nhà?
Vị trí
Cây vạn tuế nên trồng nhất là ở trong phòng khách hoặc hành lang, sảnh, cầu thang, trước sân nhà,… những nơi thoáng mát, rộng rãi, ít ánh sáng. Cây cũng thích hợp trồng trong phòng làm việc, văn phòng để loại bỏ khí độc, cân bằng âm dương, đem lại tài vận. Cây cần được đặt tránh xa tầm tay trẻ em bởi độc tính của nó.
Đặc biệt, không nên đặt cây trong phòng ngủ và phòng kín. Về mặt phong thủy, không nên đặt cây trước cửa ra vào, chắn lối đi lại.
Bạn có thể đặt cây ở những nơi như đại sảnh hoặc chắn giữa 2 cửa thông nhau để làm vật phong thủy, chắn luồng khí lớn di chuyển giữa 2 cửa.
Hướng đặt cây
Cây vạn tuế vốn là cây ưa sáng, thích hợp trồng ở nơi nhiều nắng, gió. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đặt dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vì như thế sẽ trực tiếp làm cháy lá cây. Hơn nữa, khả năng chịu lạnh của cây kém. Vì vậy, cây vạn tuế nên được đặt ở các hướng như Bắc, Tây.
Với những căn nhà nhỏ, có diện tích vừa phải và không có những công trình phụ (sảnh, cầu thang, sân vườn,…) như căn hộ chung cư, cây vạn tuế thích hợp nhất đặt trong phòng khách. Tuy nhiên, để hòa hợp với loài cây có vóc dáng cao to, uy nghi như vạn tuế thì nội thất và cách bài trí đồ đạc phòng khách là vô cùng quan trọng. Không gian phòng khách phải đủ to, thoáng đãng, đủ ánh sáng và thiết kế phải theo phong cách hiện đại, sang trọng. Bạn có thể tham khảo một số mẫu thiết kế phòng khách chung cư đẹp để áp dụng cho căn nhà của mình.
Với ý nghĩa tài lộc và quyền lực, vạn tuế là lựa chọn thích hợp để trồng trong nhà, vừa đem lại không gian xanh mát, dễ chịu, vừa giúp gia chủ có được nhiều tài lộc, khí vận tốt.
5/5 – (1 bình chọn)