Có nên uống thuốc chống nôn khi có thai?

Gừng cũng là một liệu pháp chống nôn có hiệu quả ở phụ nữ có thai, tuy nhiên tính an toàn của nó đối với thai nghén khi dùng liều cao còn chưa được kiểm chứng. Day bấm các huyệt nội quan hoặc hợp cốc có thể giảm buồn nôn ở khoảng 50% các trường hợp và đây là một biện pháp điều trị khá an toàn.

Hiện nay, các nhóm thuốc chống nôn như thuốc kháng histamin H1 (dyphenhydramin, hydroxyzin), nhóm phenothiazin (prochloperazin, chlopromazin, haloperidol), nhóm benzamid (metoclopropamid, cisaprid…), nhóm kháng serotonin (ondansetron, granisetron…), vitamin B6 và glucocorticoid (prednisolon, methylprednisolon) đều được chứng minh là có tác dụng giảm buồn nôn và nôn do thai nghén. Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về tính an toàn của các thuốc chống nôn kể trên đối với thai nghén, song những nghiên cứu đã được tiến hành đều không thấy nguy cơ gây dị dạng thai của các thuốc này. Thuốc chống nôn được sử dụng phổ biến và an toàn nhất ở phụ nữ có thai trong nhiều năm qua là các viên phối hợp giữa một loại kháng histamin và vitamin B6.Gừng cũng là một liệu pháp chống nôn có hiệu quả ở phụ nữ có thai, tuy nhiên tính an toàn của nó đối với thai nghén khi dùng liều cao còn chưa được kiểm chứng. Day bấm các huyệt nội quan hoặc hợp cốc có thể giảm buồn nôn ở khoảng 50% các trường hợp và đây là một biện pháp điều trị khá an toàn.

Những sản phụ bị buồn nôn và nôn nên được khuyên tránh dùng các thức uống có cồn, hạn chế các thức uống có chứa cafein, tốt nhất là nên uống nước trắng. Nếu buồn nôn và nôn diễn ra kéo dài, sản phụ nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Rate this post

Viết một bình luận