Có thể hỏng mắt khi bị rắn phun nọc

Nhân viên y tế Trung tâm Mắt sơ cứu cho bệnh nhi bị tổn thương mắt.

Trên đường đi tập thể dục buổi sáng về, anh H. tò mò ghé vào xem rắn được bày bán ngay bên lề đường và dùng cây để chọc phá. Anh H. bất ngờ bị rắn phun nọc gây tổn thương nặng cả 2 mắt. Phải điều trị dài ngày, nhưng mắt phải anh H. thị lực chỉ còn 3/10 và có một vết sẹo lớn ngay giữa mắt. Trường hợp như anh H. không phải là hiếm, khi tại Trung tâm Mắt đã ghi nhận hơn 10 trường hợp bị rắn phun nọc vào mắt gây tổn thương, trong đó có cả trẻ em.

Trên đường đi tập thể dục buổi sáng về, anh H. tò mò ghé vào xem rắn được bày bán ngay bên lề đường và dùng cây để chọc phá. Anh H. bất ngờ bị rắn phun nọc gây tổn thương nặng cả 2 mắt. Phải điều trị dài ngày, nhưng mắt phải anh H. thị lực chỉ còn 3/10 và có một vết sẹo lớn ngay giữa mắt. Trường hợp như anh H. không phải là hiếm, khi tại Trung tâm Mắt đã ghi nhận hơn 10 trường hợp bị rắn phun nọc vào mắt gây tổn thương, trong đó có cả trẻ em.

Bác sĩ Nguyễn Viết Giáp, Giám đốc Trung tâm Mắt cho biết, đối tượng dễ có nguy cơ bị nọc rắn gây tổn thương vào mắt là những người phục vụ tại các nhà hàng có món ăn từ rắn. Có cả những trường hợp là trẻ em, do tò mò, chọc phá rắn khi theo người lớn tới các nhà hàng có bày bán rắn còn sống. Hay gặp nhất là những trường hợp người dân xem rắn bán dọc vỉa hè và bị rắn phun nọc bất ngờ. Rắn có thể phun nọc ở cự ly xa 1,5m và bán kính phun khá rộng nên người bị rắn phun nọc rất dễ bị tổn thương cả 2 mắt.

Người bị rắn phun nọc vào mắt, ngay lập tức phải được sơ cứu bằng cách rửa mắt bằng nước suối hoặc nguồn nước sạch sẵn có gần nhất, hoặc các loại thuốc thông thường như nước muối sinh lý, nước mắt nhân tạo và phải nhỏ liên tục vào mắt để làm trôi nọc rắn. Ngay sau đó phải đưa bệnh nhân nhập viện cấp cứu, tại đây bệnh nhân sẽ được rửa mắt liên tục bằng một lượng nước khá lớn (1 đến 2 lít). Nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách, nọc rắn có thể ngấm vào giác mạc gây tổn thương mắt, thậm chí ngộ độc toàn thân. Nếu chỉ bị nọc rắn ngấm nhẹ, bệnh nhân có thể được điều trị khỏi và không để lại di chứng. Nếu bị nọc rắn ngấm sâu hơn, bệnh nhân có thể bị phù toàn bộ giác mạc, phản ứng viêm bồ đào, viêm nội nhãn, gây sẹo giác mạc và có thể dẫn đến mù lòa.

Theo bác sĩ Giáp, nên tránh xa rắn ở khoảng cách từ 2m trở lên. Trong trường hợp phải tiếp xúc với rắn cần thận trọng, vì khi bị rắn phun nọc, không chỉ gây tổn thương mắt mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng do độc tố từ nọc rắn ngấm vào toàn thân.

Bài, ảnh: MINH THƯ

DÙNG THUỐC NHỎ MẮT CÓ CHỨA CORTICOID CÓ THỂ GÂY MÙ LÒA
Theo cảnh báo từ Trung tâm Mắt tỉnh, tình trạng bệnh nhân tự ý mua thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid đang khá phổ biến, gây nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt. Nếu sử dụng corticoid không đúng chỉ định và kéo dài có thể gây biến chứng nghiêm trọng như đục thủy tinh thể (cườm khô), tăng nhãn áp (cườm nước hay bệnh glocom) dẫn đến giảm thị lực, thậm chí mù vĩnh viễn. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm loét giác mạc do nấm, nếu nhỏ thuốc có chứa corticoid sẽ làm bệnh nặng thêm, gây biến chứng thủng giác mạc. Để tránh hậu quả đáng tiếc, khi có vấn đề về mắt, cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tái khám theo đúng chỉ định. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt, nhất là những loại có chứa corticoid với tên biệt dược như: Polydexa, Neodex, Dexacol, Maxitrol, Polydecaron…

Rate this post

Viết một bình luận