Collagen là một hoạt chất được sử dụng rộng rãi trên thị trường từ mỹ phẩm cho đến thực phẩm bổ sung. Vậy collagen là gì? Tại sao lại ví collagen là “thần dược” của sức khỏe và sắc đẹp? Cách bổ sung collagen như thế nào là hiệu quả? Cùng VinID tìm hiểu nhé!
1. Collagen là gì?
1.1. Khái niệm
Collagen là một loại protein chiếm 25% tổng lượng protein của cơ thể và khoảng 70% cấu trúc da. Collagen phân bố chủ yếu ở lớp hạ bì giúp kết nối các mô trong cơ thể. Nếu không có collagen, cơ thể con người sẽ là những phần rời rạc. Hợp chất này cũng rất quan trọng và cần thiết cho quá trình trao đổi chất, tạo ra các axit amin cho da, móng, tóc, xương khớp,…
1.2. Cập nhật giá collagen trên thị trường
Bên cạnh dùng các loại thực phẩm như rau quả và thịt cá để bổ sung collagen cho cơ thể, bạn vẫn có thể sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung collagen mua ở tại các nhà thuốc, siêu thị hay các trang thương mại điện tử. Giá collagen tuỳ thuộc vào từng loại chế phẩm. Cụ thể:
-
Collagen dạng viên có giá từ 570.000 – 700.000 đồng/hộp 390 viên
-
Collagen dạng nước từ 500.000 – 850.000 đồng/ hộp
-
Collagen dạng bột dao động từ 400.000 – 500.000 đồng/ 200g
-
Collagen dạng gel bôi có giá 350.000 – 380.000/tuýp 50ml, thậm chí cũng có loại hơn 1 triệu/lọ.
2. Phân loại collagen
2.1. Collagen trong cơ thể
Trong cơ thể collagen có tới 16 loại khác nhau nhưng nhìn chung được chia thành 4 nhóm chính:
-
Collagen loại I: Là thành phần quan trọng cấu tạo nên da, xương, gân, sợi sụn và răng. Chúng chiếm đến 90% lượng collagen trong cơ thể và được cấu tạo từ các sợi dày đặc.
-
Collagen loại II: Loại này có cấu trúc lỏng lẻo và không chắc chắn như collagen loại I. Chúng được tìm thấy trong các sụn đàn hồi, các khớp đệm.
-
Collagen loại III: Đóng vai trò hỗ trợ cấu trúc nên các khối cơ bắp, các cơ quan và động mạch.
-
Collagen loại IV: Được tìm thấy trong các lớp da.
2.2. Collagen theo chế phẩm
Collagen cũng có nhiều dạng chế phẩm khác nhau mà bạn có thể tìm thấy trên thị trường:
-
Viên nang collagen: Dùng để uống với hàm lượng collagen được tính toán kỹ trong mỗi viên nang.
-
Thuốc bôi collagen dạng gel: Thoa trực tiếp lên da.
-
Nước uống collagen: Uống trực tiếp để bổ sung collagen.
-
Bột collagen: Hòa tan với nước lọc hoặc nước ép trái cây rồi uống.
3. Các thực phẩm chứa nhiều collagen
3.1. Vitamin C
Phần lớn collagen ở dạng procollagen nên bạn có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C. Ví dụ như: Ớt chuông, dâu tây, trái cây họ cam quýt, cải xanh, cải xoăn, đu đủ, xoài,… Vì vitamin C có chứa 2 loại axit amin là glycine và proline. Khi kết hợp chúng với nhau sẽ tạo ra procollagen.
3.2. Proline
Proline là một trong những axit amin có liên quan đến collagen và bạn có thể bổ sung mầm lúa mì, bắp cải, nấm, măng tây, lòng trắng trứng, các sản phẩm từ sữa,… để cung cấp dưỡng chất này cho cơ thể.
3.3. Glycine
Glycine là yếu tố tạo nên collagen. Trong khẩu phần ăn hàng ngày hãy cân đối sử dụng hợp lý những thực phẩm có chứa loại axit amin này. Chẳng hạn như da gà, da lợn, rau bina, trứng chim cút, gelatin và những thực phẩm chứa protein khác.
3.4. Đồng
Việc bổ sung khoáng chất đồng cũng góp phần củng cố lượng collagen trong cơ thể. Do đó, hãy chọn dùng những thực phẩm giàu đồng như: bột ca cao, đậu lăng, hạt điều, hạt vừng, hải sản thịt nội tạng,…
4. Tác dụng của collagen đối với phụ nữ
4.1. Giúp xương khớp chắc khỏe
Càng lớn tuổi, nguy cơ xuất hiện các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp càng cao do collagen bị suy giảm. Lý do là bởi collagen đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc xương, sụn. Nó có khả năng duy trì tính toàn vẹn của sụn, được ví như lớp cao su bảo vệ các khớp xương, giúp xương dẻo dai và chắc khỏe. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng collagen giúp giảm đau và triệu chứng viêm khớp hiệu quả.
4.2. Làm đẹp da
Đối với làn da, collagen được coi như 1 chất keo kết nối các tế bào dưới da. Không có gì ngạc nhiên khi hợp chất này góp phần quyết định tới độ săn chắc, đàn hồi, khiến da không bị chảy xệ. Ngoài ra, collagen còn giúp da mịn màng, ngăn cản sự hình thành các nếp nhăn, giúp da không bị lão hóa và luôn tràn đầy sức sống.
4.3. Làm lành vết thương
Collagen có khả năng hỗ trợ cho da sản sinh ra các tế bào mới. Cho nên sẽ nhanh chóng làm lành sẹo và mờ thâm một cách hiệu quả.
4.4. Tốt cho tóc và móng
Collagen cung cấp dưỡng chất hỗ trợ hoạt động của chất sừng. Việc bổ sung collagen giúp cho tóc và móng chân, móng tay chắc khỏe, giúp tóc bóng mượt, bớt rụng.
4.5. Tốt cho thị giác
Collagen dạng kết tinh tồn tại nhiều trong thủy tinh thể, giác mạc. Khi càng lớn tuổi, lượng collagen sụt giảm làm giác mạc hoạt động kém, ảnh hưởng thủy lực và làm cho thủy tinh thể mờ đi do chất amino bị lão hóa.
4.6. Giúp nội tạng khỏe mạnh
Collagen có thể tồn tại trong cơ thể người trong thời gian dài giúp duy trì các bộ phận nội tạng luôn được tái tạo. Vì vậy, sức đề kháng tốt hơn, hạn chế tối thiểu các bệnh về gan, phổi, tim mạch,…
4.7. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Bổ sung đầy đủ collagen cho cơ thể giúp sản sinh các mạch máu. Đồng thời tăng cường chức năng cho các mạch máu, đề phòng những chứng bệnh như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim.
5. Lưu ý khi sử dụng collagen
Collagen có thể tự sản xuất trong cơ thể hoặc bổ sung từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Tuy nhiên, để duy trì và bảo vệ collagen một cách tối ưu thì bạn cần lưu ý:
-
Bạn nên uống collagen vào buổi sáng khi vừa thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Đây là thời điểm chu trình trao đổi chất và sản sinh tế bào diễn ra mạnh mẽ.
-
Uống khi đói thay cho nước lọc vì collagen sẽ đi qua hệ thống tiêu hóa trước khi thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng tế bào da. Nếu dạ dày đang tiêu hóa thức ăn thì acid có trong dạ dày sẽ hòa tan collagen. Lượng collagen bị giảm, cơ thể khó hấp thụ hết lượng collagen nạp vào.
-
Nên uống kết hợp với nước trái cây để lấn át bớt mùi của collagen.
-
Hạn chế ăn đường và tinh bột trắng. Đây là nhân tố làm cản trở khả năng tự phục hồi của collagen.
-
Đừng phơi nắng quá nhiều, nhất là vào giờ cao điểm trong ngày. Bức xạ của tia cực tím sẽ làm giảm quá trình sản xuất collagen trong cơ thể.
-
Hút thuốc sẽ cản trở quá trình sản xuất collagen tự nhiên. Từ đó khó chữa lành được vết thương trên da (nếu có) và sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn trên mặt.
-
Những người bị viêm loét dạ dày nặng, bị thận mãn tính, đang sử dụng thuốc tránh thai, thuốc đặc trị, phụ nữ mang thai và cho con bú, người dưới 20 tuổi, cơ địa dị ứng với thành phần collagen thì không nên sử dụng.
-
Liều dùng của collagen khác nhau tùy từng người và dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề khác. Bạn hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa để tìm ra liều dùng thích hợp và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Với những thông tin mà VinID vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã biết collagen là gì. Chúc bạn sở hữu sức khỏe tốt và làn da đẹp với việc sử dụng collagen đúng cách! Nhớ thường xuyên truy cập VinID để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích chăm sóc bản thân và gia đình nhé!