Con cà cuống: Kỹ thuật nuôi, công dụng và món ăn ngon – KCM Đà Nẵng

Cà cuống là một trong những nhóm công trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, cà cuống có hình dáng cơ thể dẹp, hình lá, có màu vàng xỉn hoặc màu nâu đất, chiều dài trung bình của loài này khoảng từ 7–8cm, có con có thể lên đến 10–12cm. Con cà cuống là loại côn trùng được xếp vào hạng “Sơn hào hải vị “ từ thời xưa. Ngày nay những món ăn từ cà cuống cũng được coi là một trong những loại thức ăn đắt tiền và còn rất nhiều những công dụng khác. Hôm nay bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về cách nuôi cũng như những công dụng và món ăn từ loại côn trùng này.

Con cà cuống và cách nuôi

Tìm hiểu con cá cuống là con gì?

Con cà cuống là một loại thuộc họ côn trùng có kích thước lớn, khi còn non thì cà cuống có thân hình gần giống con dán, mình có thể dài 7 –  8cm, rộng 3cm, màu nâu xán, có nhiều vạch đen trên lưng, đầu nhỏ với 2 mắt trong và to, miệng là có một cái vòi nhọn dùng để hút thức ăn. Ngực có chiều dài khoảng 1/3 thân, có 6 chân dài và khỏe. Bụng màu vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên lưng có một bộ cánh mỏng nửa mềm, nửa cứng.

Cà cuống có một bộ máy tiêu hóa dài chừng khoảng 4 – 5 cm, gồm có một ống đầu trên nhỏ là cuống họng, đầu dưới phình to chứa nước có mùi hôi. Ở dưới ngực ngay gần phía lưng có 2 ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2 – 3mm, rộng cũng ước trừng 2 – 3mm, màu trắng, có chứa 1 chất thơm và đó gọi là tinh dầu cà cuống. Ở con đực thì tuyến này thường phát triển mạnh hơn con cái.

Kỹ thuật nuôi cà cuống bạn cần biết

Cách nuôi con cà cuống này cũng rất đơn giản, để có thể nuôi thành công loài côn trùng này bạn cần phải tạo một bể thủy sinh. Một bể thủy sinh có kích thước 100*50*50cm sẽ có thể nuôi được khoảng 300 con cà cuống bố mẹ. Phía bên trên bể bạn có thể làm một lớp lưới bịp nắp bể để cho cà cuống nuôi bên trong bể không thể bay ra ngoài.

  • Trải lớp nền: Bạn cần trải 1 lớp phân bón, cát sỏi làm nền ở dưới đáy bể, nền là nơi chứa những dưỡng chất cần thiết cho cây và giúp cây phát triển và có thể bám rễ không gây đục nước, ngoài ra còn giúp lọc nước rất tốt. Người ta thường dùng bèo tây ( bèo lục bình ) cho những bể nuôi cà cuống. Nền cũng là nơi ở của những vi sinh.

  •  Cho nước vào bể: Khi đưa nước vào bể cần dùng 1 túi nylon để ngăn vòi nước chảy mạnh, dòng chảy sẽ không làm hỏng lớp sỏi nền và làm lớp phân ở dưới bị khuấy lên.

  • Đặt bộ lọc: Cần có ít nhất 1 bộ lọc để lọc nước và cung cấp oxi trong quá trình nuôi cà cuống.

  • Thả cà cuống: Không nên thả cà cuống vào bể, mà nên trồng cây trước khoảng từ 5 – 7 ngày. Khi mà hệ vi sinh trong bể ổn định an toàn với cà cuống thì mới thả.

Cách chọn giống cà cuống

Cà cuống là loại côn trùng có kích thước lơn. Khi nuôi cà cuống thì nên chọn những con giống có 6 chân dài và khỏe, phần bụng có màu vàng nhạt và có lông mịn, phía bên lưng có một bộ cánh 1 nửa mền và một nửa cứng.

Nếu là cà cuống đực thì ở dưới ngực ngay gần phía lưng của nó sẽ có 2 ống nhỏ gọi là bọng cà cuống và có màu trắng chứa tinh dầu bên trong. Nếu là cà cuống cái thì sẽ không có đặc điểm này.

Cách chăm sóc và cho cà cuống ăn

Con cà cuống là một trong những loại côn trùng rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu các con vật khác như tôm, tép, cá con, dế,… Vì vậy ở trong hồ nuôi của bạn nên thể thêm các con để làm thức ăn cho cà cuống.

Mùa sinh sản của cà cuống thường là vào tháng 5 – 8 dương lịch nghĩa là khoảng sau mùa gặt. Chúng thường đẻ trứng quanh thân cây thành những ổ hình trụ có kích thước 2,5-3cm* 1cm. Trứng của cà cuống có hình bầu dục 3,5mm, màu trắng mờ, mỗi ổ trứng thường có khoảng tầm 80 – 150 trứng.

Thời gian để trứng có thể phát triển là khoảng 10 ngày. Từ khi ấu trùng nở khỏi trứng, rồi hình thành và phát triển qua 5 lần lột xác. Con cà cuống từ khi nở đến lúc trưởng thành thì giai đoạn đó kéo dài khoảng 40 ngày. Sau khi đẻ xong thì con cà cuống bám vào một số cây thủy sinh hoặc bay lên trên phía mặt nước thì lúc này con đực đến quạt khí để ấp giúp cho trứng nở. Con cà cuống cái khác sẽ tìm đến để ghép đôi và đẻ trứng với con đực. Lúc này thì con cái sẽ luôn tìm mọi cách để phá trứng để có thể thay thế trứng mới của mình. Nên ở thời điểm này chúng ta nên tách con cái sang một bể khác.

Cách lấy và công dụng của tinh dầu cà cuống

Ngoài ra thì phải nhắc đến tinh dầu cà cuống. Mùi thơm rất ngào ngạt, cách lấy tinh dầu cà cuống, chúng ta chỉ cần dùng một đầu nhọn của que tre hoặc mũi dao rạch một đường ngang ở vị trí giữa của đôi chân thứ 3. Sau đó gập bụng cà cuống xuống sẽ thấy 2 bọc tinh dầu, đây được coi là phần đặc biệt và tinh túy nhất của con cà cuống. Dùng một cái kẹp, kẹp nhẹ gắp bọc tinh dầu ra, tránh để rách túi. Khi đã lấy được bọc tinh dầu ra thì ta chích ra cho tinh dầu chảy vào lọ khô, sạch và đậy kín, tránh bay hơi. Đựng ở trong nọ có nút mài thì tinh dầu sẽ được bảo quản lâu hơn.

Tinh dầu cà cuống là một chất lỏng trong vắt và được xác định là chất Hexanol Acetat, có chứa mùi thơm rất đặc trưng. Theo một số những  nghiên cứu cho biết tinh dầu cà cuống dùng với liều lượng thấp theo giọt có tác dụng kích thích thần kinh, gây hưng phấn và tăng cường nhẹ khả năng tình dục. Giá của một giọt tinh dầu cà cuống hiện nay trên thị trường có giá từ 80.000 VNĐ -–120.000 VNĐ tùy thuộc vào thời điểm cũng như giá thị trường dao động. Giá của một con cà cuống khoảng 40.000 VNĐ – 50.000 VNĐ tùy thuộc vào kích cỡ.

Những món ăn ngon của con cà cuống

Cà cuống đã đi vào ẩm thực từ bao giờ thì không ai biết nhưng khi nhắc đến món ăn này thì người ta lại nhớ đến món bún thang, chả cá, bánh cuốn, bún nem, bún chả, bánh dày. Bí quyết tạo nên những hương vị ngon của những món ăn này chính là có thêm trong đó một miếng cà cuống tự nhiên, cắt nhỏ lập tức thì món ăn này sẽ  tạo lên một hương vị khó tả, khó quên và rất đặc trưng cho món ăn đó.

Nước mắm cà cuống –Thơm ngon đến giọt cuối cùng

Nước mắm cà cuống này có thể dùng để chấm các món ăn như: bánh cuốn, bánh bèo, bánh xèo, những món gỏi,.. đều mang lại hương vị vô cùng thơm ngon. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách làm món nước mắm cà cuống ngon tuyệt này:

Nước mắm cà cuống - Thơm ngon tới giọt cuối cùng

  • Nguyên liệu cho món này cần có: 2 con cà cuống, 150gram nước mắm ngon, 250ml nước lọc, 50gram đường, 10gram bột ngọt, 1 củ tỏi, 1 quả tranh, 1 quả ớt, 1 khúc cà rốt.

  • Cách làm như sau: Cà cuống cắt bỏ phần đầu và đuôi loại bỏ phần ruột, sau đó đem đi nướng chín, đem đi băm nhuyễn, thêm 1 chút nước lọc, vắt lấy phần nước bỏ phần xác đi. Nước mắm + nước lọc + đường + bột ngọt cho vào nồi đun sôi vớt bọt để nguội, tỏi và ớt băm nhuyễn, chanh bỏ vỏ lấy phần bên trong tán nhuyễn. Cà rốt thái sợi, bóp với muối sau đó rửa sạch lại với nước, vắt khô. Hòa chung nước cà cuống với nước mắm vừa nấu + tỏi + ớt + chanh + cà rốt là ta đã có thành phẩm tuyệt ngon rồi.

  • Sử dụng: Mỗi lần sử dụng ta chỉ lấy ra một vài giọt để làm gia vị cho một số những món ăn, pha cùng với nước mắm để dùng cho bún chả và bánh cuốn,… Chế vào nồi nước dùng của món bún thang,…

Mọi người cần chú ý: Tinh dầu có trong con cà cuống là tinh dầu tự nhiên nên rất dễ bị bay hơi. Vì thế khi pha chế với nước mắm cà cuống để giữ cho mùi thơm của tinh dầu có trong nước mắm không bị bay hơi bạn cần phải bảo quản thật kĩ. Khi sử dụng chỉ cần 1 đến 2 giọt nước mắm này vào chén nước mắm đã pha sẽ có mùi cà cuống thơm nhậy. Với cách bảo quản này thì hương vị của cà cuống có thể giữ được quanh năm. Tinh dầu cà cuống có hương vị rất thơm ngon, có mùi thơm đặc trưng mà bất kì loại gia vị nào cũng không thể sánh bằng.

Trứng và thịt cà cuống – Ai cũng muốn 1 lần được thử

Thịt và trứng của cà cuống có chứa rất nhiều những dưỡng chất, protein với hàm lượng cao, lipt và các loại vitamin. Đây được coi là một loại dươc liệu có vị ngọt, hơi cây, tính bình, không độc, có tác dụng giúp bổ thận tráng dương, rất có lợi cho đường tiêu hóa.

Món trứng cà cuống ngon không thể cưỡng lại, có thoang thoảng mùi hương thơm của quế, mà lại không cay nồng như quế. Bầu trứng cà cuống bé, chỉ chừng hơn hạt thóc nếp. Trứng con cà cuống không mềm như trứng tôm, cũng chẳng khô bằng trứng cá mà nó có độ chắc, dai dai rất bổ dượng. Từ xa xưa cà cuống đã được coi là cực phẩm  chỉ có tầng lớp vua chúa, quý tộc mới được thưởng thức. Từ đời xưa lưu truyền rằng con cà cuống được gọi bằng một cái tên là Long Sắt nghĩa là Rận Rồng. Trong dân gian người ta dùng thịt và trứng cà cuống để ăn dưới dạng luộc và rán sau khi đã lấy túi tinh dầu. Đây được coi là một vị thuốc, một món ăn độc đáo là được rất nhiều địa phương ưa chuộng.

Với bài viết này bạn đã có thể hiểu hơn về con cà cuống, cũng như kỹ thuật nuôi, cách thức làm bể và môi trường sống cho cà cuống. Những món ăn từ cách chế biến cho đến cách sử dụng, đến hương vị cũng đã đủ nói lên những giá trị dinh dưỡng, những thứ quý giá có trong loại côn trùng này. Khi đọc xong bài viết này nếu bạn có ý định nuôi cà cuống thì chúng tôi chúc bạn thành công với với con cà cuống này.

 

Rate this post

Viết một bình luận