Con cò có những đặc điểm nào nổi bật sinh trưởng ra sao

289

Views

5/5 – (1 bình chọn)

Hình ảnh xuất hiện nhiều, rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống cũng như thơ văn đó là con cò. Từ thuở bé trong nôi đã được nghe bà, nghe mẹ hát ru câu hát về loài vật này. Lớn lên một chút biết đọc, biết viết lại gặp chúng trong những bài thơ, bài văn.

Có thể nói nó đã in sâu, gắn bó với mỗi con người từ bé đến khi về già. Đối với văn hóa Việt Nam nó có ý nghĩa tượng trưng vô cùng sâu sắc.

con co gioi thieu

Giới thiệu chung

Tên tiếng Anh của cò là Stork, họ hàng với chim nhiệt đới, cỏ thìa, diệc,… Ngày nay phân bố số lượng lớn ở 2 châu lục là Á và Phi.

Thống kê lại có 8 loài và 6 giống, trong đó sống ở châu Mỹ có 3 loài, châu Âu có 2 loài. Số còn lại thuộc phía Đông và tây Á thuộc nền nhiệt ôn đới.

Phân biệt chúng chủ yếu qua hình dáng, cân nặng, đặc biệt là bộ lông. Trong số đó có một loài nằm trong sách đỏ là cò nhạn, sống ở Tây Nam Bộ, Việt Nam.

Ở các vùng quê quen nhất chắc chắn là đàn cò trắng bay rợp cánh đồng. Hay đậu, làm tổ ở ngọn tre, rặng tre ở đầu làng, biểu tượng của vùng quê Việt.

con co trong vuon

Đặc điểm của con cò

Chúng sở hữu bộ lông màu trắng, đôi chân siêu nhỏ với cẳng chân bé xíu. Cũng nhờ vậy mà nó trở nên cao hơn, thoạt nhìn qua trông rất mảnh khảnh.

Một số cá thể có lông trắng pha đen, đặc điểm chung là mỏ dài & nhọn. Đây chính là lợi thế giúp chúng có thể bắt được mồi dưới bùn sâu.

Cặp mắt nhỏ, đen, chiếc cổ dài thường hơi rụt lại cong cong. Khi có động tĩnh gì cần nghe ngóng chúng lại vươn dài cổ lên cao.

Khi thấy một đàn xuất hiện trắng xóa cánh đồng vào mùa mưa đó là khi chúng sinh sản.

con co dac diem

Mỗi con chỉ nặng tối đa 1,3kg, lông thay đổi theo mùa về độ dày. Còn màu sắc lông hoặc các đặc điểm mỏ, da chân cũng đổi màu một chút.

Trong các đầm lầy hoặc ruộng lúa có nhiều ếch nhái, tôm cá con giun, côn trùng. Chính là nơi chúng kiếm ăn và phải là nơi hơi cạn nước một chút.

Sải cánh xòe rộng, bay lượn trên trời gần những ngọn tre hay cánh đồng. Mang đến một hình ảnh rất thôn quê, thu hút du khách mọi miền cùng các nhà thi ca.

Đặc điểm sinh trưởng và tập tính

Loài này sống ở vùng nước ngọt là chủ yếu, ví dụ như vùng đất ven sông, ruộng lúa cạn. Hoặc là các bãi bùn, nơi gần đầm lầy và có cây cối nhiều sẽ được chọn để sinh sản.

Tháng 7-9 là mùa sinh sản, chúng làm tổ trên cao (ngọn cây) để không bị loài khác nhòm ngó. Và cũng tìm được nhiều thức ăn cho cò con, sinh sản cũng tập trung thành bầy.

con co bat tep

Vì thế vào mùa các ngọn cây khá nhộn nhịp, ồn ào. Giống chim nói chung thường ghép đôi để sinh sản nhưng riêng cò lại là hình thức đa thê.

Nắm được tập tính này mà nhiều người đã bẫy, săn bắt trái phép số lượng lớn. Một số loài quý hiếm bị đe dọa về số lượng, dễ bị tuyệt chủng, mất cân bằng sinh thái.

Giới thiệu cò nhạn (ốc) trong sách đỏ

Chúng cùng họ hạc, danh pháp khoa học Anastomus oscitans. Môi trường sống thích hợp nhất là rừng ngập mặn, nên chỉ ở Tây Nam nước ta mới có.

Có nhiều ở Tây Ninh, tập tính sống di cư với cân nặng mỗi con khoảng 1-1,2kg. Chiều cao chừng 0,5m sải cánh rộng 1m, thường di cư đến nơi có nhiều thức ăn.

Thân mình có bộ lông màu trắng, riêng cánh và mỏ có màu đen bóng đặc biệt. Lông đuôi thoạt nhìn tưởng màu đen nhưng nhìn kỹ thì có thêm ánh tía/ lục. Đôi chân hồng có móng vuốt màu đen, một số con có chân nâu/ vàng nhạt.

Ngoài Việt Nam thì Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka cũng xuất hiện một số cá thể. Thức ăn hàng ngày là ốc, cua, ếch, côn trùng hoặc nhái có trong tự nhiên.

Làm tổ để sinh sản trên ngọn cây, thường theo bầy, đàn từ 6-8 con. Nếu hạn hán quá mức chúng có thể ngừng sinh sản. Đảo Chi Lăng Nam – vương quốc loài cò

con co do

Hòn đảo này được tìm ra cách đây 26 năm sau 3 trận đại hồng thủy. Nó như hòn ngọc giữa hồ nước bao la thu hút 9 loài cò khác nhau đến “tụ tập”.

Đảo cò ở đâu

Gồm cò lửa/ ruồi/ diệc/ nghênh/ trắng/ đen/ bợ/ ngang và cò hương. Ngoài ra còn có thêm vạc số lượng lớn nhất cả nước.

Người dân quanh đó luôn bảo tồn, không săn bắt, đánh bẫy hay ăn thịt. Sự kết hợp giữa hàng cây xanh, nước mênh mông với những cánh cò trắng tạo nên cảnh nên thơ.

Bên cạnh đó còn có đền, chùa, miếu với hàng ngàn làng nghề duy trì lâu đời. Như ươm cây cảnh, làm bánh đa, bánh tráng,… giúp nơi đây thành khu sinh thái tuyệt đẹp.

Người ta còn gọi là Đảo Cò, nhộn nhịp nhất vào 2 thời điểm trong ngày. Sáng sớm và chiều tà hoàng hôn, sáng chúng đi kiếm ăn, chiều trở về tổ giao ca.

Vùng quê yên bình bỗng huyên náo bởi tiếng cò, tiếng vạc rợp trời. Du khách hay nhiếp ảnh gia đến đây đều rất thích thú, đôi khi còn phủ trắng kín đảo.

Ý nghĩa biểu tượng

Nhắc đến cò mọi người ắt hẳn ai cũng nhớ đến những người nông dân lam lũ. Các đức tính như cần cù, siêng năng, hiền lành của họ có lẽ đều được bộc lộ qua đây.

Trong thơ ca có vô vàn bài hát, câu thơ về loài vật này, đi cả vào ca dao. Những câu hát ru cũng không thể thiếu hình ảnh này, các bé từ nhỏ đã được biết đến.

Thân hình mảnh khảnh, gầy guộc của nó cũng không khác gì nông dân vất vả. Hàng ngày bì bõm lội dưới bùn, cánh cò nhỏ bé như người phụ nữ cả đời lặng thầm.

con co o dau

Nó rất ít khi cất tiếng kêu tựa như sự cam chịu của người phụ nữ xưa. Khó khăn luôn trực chờ, không lúc nào hết vất vả nhưng đều vượt qua, không than trách số phận.

Đó chính là người mẹ/ người vợ trong gia đình không ngại thân mình vì chồng con. Cặm cụi dậy sớm, thức đến khuya mong cho gia đình đề huề, sung túc.

Có bài ca dao nói về một con cò bị sa xuống ao trong lúc đi ăn đêm. Người ta đem làm thịt chúng vẫn xin được nấu bằng nước trong, chết vẫn muốn trong sạch. Nó nói về triết lý sống thanh cao, liêm khiết và cao đẹp của người Việt.

Xem thêm :

Hotline : 0983 678 355

Rate this post

Viết một bình luận