Qua nhiều năm tiến hóa và phát triển, trong hàng tỉ dạng sống có mặt trên Trái Đất thì loài sinh vật nổi trội nhất lại là con người. Với trí thông minh của mình, xã hội loài người càng phát triển và luôn tìm kiếm định nghĩa rõ ràng về con người là gì?
Con người là gì?
Con người là một dạng sinh vật sống trên Trái Đất. Nhưng định nghĩa về con người cho đến nay vẫn chưa được thống nhất cụ thể. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận mà họ lý giải con người theo cách phù hợp với suy nghĩ đó. Ví dụ:
Theo học thuyết duy vật, con người cũng chỉ là một loài vật nhỏ bé trong hệ thống tự nhiên to lớn đang vận hành theo một cách vô thức và phi nhân cách. Hoạt động sống, phát triển của xã hội loài người được lý giải bằng sự biến hóa, thay đổi của vật chất xung quanh. Mà hành động của con người là do sự thúc đẩy của xã hội, môi trường, bị điều kiện hóa và trí tuệ con người cũng chỉ là sản phẩm của bộ não.
Ví dụ, con người trong học thuyết Darwin là một loài sinh vật xuất hiện và phát triển nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên. Trong quá trình này, chúng dần phát sinh những biến dị nhỏ nhặt, làm tăng khả năng cạnh tranh, sinh tồn, sinh sản của các thể đó với nội dung là: giữ lại, củng cố và tăng cường – trở thành đặc điểm thích nghi. Mà con người, từ loại vượn cổ, môi trường chủ yếu là trên cây, đã dần dần chuyển sang hoạt động sinh sống trê mặt đất và các bộ phận cơ thể cũng dần bị thoái hóa hoặc phát triển cho phù hợp với môi trường.
Đối với học thuyết duy tâm, họ cho rằng con người là sản phẩm của những thế lực siêu nhiên, là Chúa, là Nữ Oa, là những vị thần,…. Chúng được hình thành từ thời xa xưa, khi con người còn đang bị phụ thuộc và không có sức mạnh chống lại thiên nhiên, họ cần có một “chiếc neo” làm điểm tựa tin thần, và được duy trì đến ngày nay qua các hoạt động tín ngưỡng.
Ngược lại học thuyết duy tâm, các giáo sĩ thuộc học thuyết nhân bản vô thần thì không tin vào Thiên Chúa hay sự hiện hữu của một sức mạnh siêu nhiên. Họ lạc quan và tôn vinh con người như là hình thái hiện hữu cao nhất, hoàn chỉnh và tuyệt vời nhất mà tự nhiên có thể tạo nên.
Như vậy con người là gì được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, theo mỗi học thuyết, tư tưởng sẽ có những cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau. Vậy theo góc độ pháp lý thì con người được hiểu như thế nào?
Con người dưới góc nhìn của khoa học pháp lý
Con người tạo ra pháp luật để quản lý, điều chỉnh quan hệ của chính con người trong xã hội. Bởi khi xã hội ngày càng phát triển, con người cần một sự ràng buộc họ tuân theo những quy tắc, luật lệ để đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội. Trước đây là những quy tắc trong một vài nhóm nhỏ, rồi dần dần mở rộng ra và hoàn thiện hơn thành lẽ công bằng, tập quán,… và cao nhất là pháp luật, khi mà những quy tắc đó có một chế tài xử phạt thích đáng và phạm vi áp dụng mở rộng trong phạm vi một hoặc một số quốc gia.
Theo đó, pháp luật thiết lập trật tự thông qua việc điều chỉnh, uốn nắn hành vi của con người, tức là tác động lên các quan hệ xã hội mà con người tham gia trong các hoàn cảnh cụ thể. Và đương nhiên, chúng đều chung mục đích bảo vệ tối đa quyền con người của mỗi các nhân nhưng vẫn đảm bảo lợi ích tổng thể của xã hội. Khi một điều luật không còn phù hợp, con người sẽ xem xét để điều chỉnh chúng cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Như vậy, có thể nói, giữa con người và pháp luật tồn tại một mối quan hệ biện chứng và có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Con người là gì? Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.